Thiết kế quy trình công nghệ chế tạo nắp hầm hàng tàu vỏ thép, chương 9 doc

8 368 4
Thiết kế quy trình công nghệ chế tạo nắp hầm hàng tàu vỏ thép, chương 9 doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Chương 9: Mối hàn giáp mối hàn bán tự động (FCAW, GMAW ) Hình 3-20: Quy cách mối hàn giáp mối.  Góc vát:    5 0 30    Tư thế hàn: tất cả các tư thế.  Không dũi lưng.  Hàn bán tự động một mặt có miếng lót lưng.  Vật liệu lót lưng bằng sứ Ceramic. 3.3.2. Quy trình hàn của một số cụm chi tiết. 1. Quy trình hàn chế tạo dầm chữ “T”.  Áp dụng quy cách mối hàn chữ “T” đối với hàn tự động (SAW). Hình 3-21: Quy cách hàn chế tạo dầm chữ “T”.  Góc vát 0°.  Tư thế hàn: hàn ngang.  Khe hở tối đa: 2 mm.  Kích cỡ chân mối hàn: W = 7 mm.  Trình tự hàn từ tâm kết cấu ra ngoài. Hình 3-22: Trình tự hàn chế tạo dầm chữ “T”. 2. Quy trình hàn tấm nắp.  Áp dụng quy cách mối hàn giáp mối hàn bán tự động (FCAW, GMAW). Hình 3-23: Quy cách hàn chế tạo tấm nắp.  Góc vát:    5 0 30    Tư thế hàn: tất cả các tư thế.  Không dũi lưng.  Hàn bán tự động một mặt có miếng lót lưng.  Vật liệu lót lưng bằng sứ Ceramic.  Trình tự hàn từ tâm chi tiết ra ngoài. Hình 3-24: Trình tự hàn chế tạo tấm nắp. 3.3.3. Kiểm tra công tác hàn. Để đảm bảo chất lượng kết cấu hàn, phải tiến hành kiểm tra chặt chẽ và kỹ càng công tác hàn ngay từ khâu chuẩn bị, trong thời gian hàn và ngay sau khi hàn xong. Kiểm tra công tác chuẩn bị hàn bao g ồm những việc sau:  Kiểm tra công tác chuẩn bị của xưởng đối với công tác hàn, trong đó bao gồm: các khâu chuẩn bị tài liệu kỹ thuật, công nghệ, các điều kiện đảm bảo thông số hàn.  Kiểm tra cấp bậc thợ có phù hợp với công tác yêu cầu hay không.  Kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu hàn như dây hàn, que hàn, bột hàn.  Kiểm tra mác thép đưa đi hàn.  Kiểm tra trạng thái kỹ thuật của thiết bị dụng cụ hàn và các gá b ệ hàn.  Kiểm tra việc chuẩn bị các mép hàn, bao gồm việc lắp ráp các chi tiết với nhau, làm sạch mối nối cũng như hàn đính. Trong khi hàn cần lưu ý kiểm tra:  Việc đảm bảo theo đúng quy trình công nghệ đã soạn.  Sử dụng đúng các thông số hàn và vật liệu hàn.  Đảm bảo an toàn lao động tại vị trí hàn. 3.3.4. Biến dạng hàn và phương pháp giảm biến dạng. Khi chế tạo các kết cấu kim loại bằng phương pháp hàn, ta thường gặp hiện tượng biến dạng kết cấu do h àn gây ra. Nguyên nhân ch ủ yếu là do kết cấu bị đốt nóng không đồng đều và nơi bị đốt lại không được giản nở nhiệt tự do. Biến dạng h àn có thể phân ra: biến dạng chung và biến dạng cục bộ. Biến dạng chung là biến dạng gây thay đổi kích thước và hình dáng toàn bộ kết cấu, còn bi ến dạng cục bộ thì chỉ làm thay đổi kích thước của từng chi tiết riêng biệt trên toàn bộ kết cấu. Biến dạng chung thường biểu hiện ở dạng co ngang, co dọc v à uốn. Biến dạng cục bộ thường biểu hiện ở dạng gấp góc, mất ổn định tấm mỏng. Các biến dạng hàn gây nhi ều khó khăn cho việc chế tạo đồng thời giảm độ bền chung của cả kết cấu. Để giảm biến dạng h àn cần đảm bảo các chi tiết kết cấu hàn có hình dáng và kích th ước đúng theo yêu cầu thiết kế quy định. Công tác hàn cần thực hiện đúng theo yêu cầu quy trình hàn đã đặt ra. Quy trình hàn đặt ra đã áp dụng những biện pháp để giảm tối đa biến dạng của kết cấu: Những biện pháp kết cấu:  Để giảm biến dạng chung và biến dạng cục bộ, tại các mối hàn, thể tích kim loại nóng chảy đắp lên là nhỏ nhất.  Tại những vị trí với chiều dày cho phép, thay kiểu vát mép chữ “V” bằng kiểu vát mép chữ “X”.  Dùng mối hàn liên tục thay cho mối hàn gián đoạn.  Giảm tối thiểu số lượng mối hàn trong kết cấu.  Để giảm uốn chung, các mối hàn đã được bố trí đối xứng.  Để giảm độ cong vênh tại những vị trí biên, các đường hàn đều được thực hiện từ giữa kết cấu ra ngoài.  Khoảng cách giữa các đường hàn được bố trí theo yêu cầu quy phạm đảm bảo độ bền chung kết cấu. Những biện pháp công nghệ:  Để có thể giảm biến dạng chung trình tự lắp ráp và hàn đảm bảo các chi tiết co giãn tự do, không nên gia cố quá mức.  Những cụm chi tiết nếu được chế tạo riêng thì chế tạo riêng. + M ột số cụm chi tiết được chế tạo riêng trong quy trình công ngh ệ chế tạo nắp hầm hàng: Hình 3-25: Gối đỡ. Hình 3-26: Một bộ phận chốt cố định. Hình 3-27: Một bộ phận cơ cấu mắc xích.  Để giảm biến dạng góc khi hàn nhiều lớp ta dùng búa khí nén gõ vào m ối hàn trước khi hàn chồng mối sau. Sau khi hàn chồng lớp cuối thì không gõ nữa.  Cần chú ý đến khe hở chân mối hàn, phải đảm bảo khe hở đó nằm trong phạm vi cho phép. Tuy áp dụng nhiều biện pháp để phòng chống biến dạng nhưng trong thực tế không thể loại trừ ho àn toàn biến dạng vì thế khi chế tạo cần chú ý tới lượng dư để bù đắp lại những độ co dọc, co ngang tích tụ trong quá trình hàn. Đối với biến dạng góc thường được bù đắp lại bằng lượng phản biến dạng. . quá mức.  Những cụm chi tiết nếu được chế tạo riêng thì chế tạo riêng. + M ột số cụm chi tiết được chế tạo riêng trong quy trình công ngh ệ chế tạo nắp hầm hàng: Hình 3-25: Gối đỡ. Hình 3-26:. mm.  Trình tự hàn từ tâm kết cấu ra ngoài. Hình 3-22: Trình tự hàn chế tạo dầm chữ “T”. 2. Quy trình hàn tấm nắp.  Áp dụng quy cách mối hàn giáp mối hàn bán tự động (FCAW, GMAW). Hình 3-23: Quy. Ceramic. 3.3.2. Quy trình hàn của một số cụm chi tiết. 1. Quy trình hàn chế tạo dầm chữ “T”.  Áp dụng quy cách mối hàn chữ “T” đối với hàn tự động (SAW). Hình 3-21: Quy cách hàn chế tạo dầm chữ

Ngày đăng: 07/07/2014, 19:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan