1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

KTHK 2 VĂN 6

5 214 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II. MÔN: NGỮ VĂN 6 Đề bài và điểm số: Ma trận: Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng Văn bản: Lòng yêu nước 1 1 1 1 Biện pháp tu từ: so sánh 1 2 1 2 Chữa lỗi về CN – VN 1 2 1 2 Văn miêu tả 1 5 1 5 Tổng 2 3 1 2 1 5 4 10 Đề Bài Câu 1 (1 đ): Bài văn: “Lòng yêu nước” của Êrenbua nêu lên một chân lý phổ biến và sâu sắc về lòng yêu nước. Em hãy chỉ ra chân lý ấy? Câu 2 (2 đ): a. Thế nào là so sánh? b. Tìm và phân tích cấu tạo của phép so sánh trong bài ca dao sau: “Cày đồng đang buổi ban trưa Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần” Câu 3 (2 đ): Chỉ ra lỗi sai rồi sửa lại và xác định CN – VN cho đúng trong các câu sau: a. Đứng trên cầu, nhìn dòng sông Hồng đỏ rực nước cuồn cuộn chảy. b. Giữa hồ, nơi có một tòa tháp cổ kính. Câu 4 (5 đ): Viết một đoạn văn miêu tả một trận mưa rào đầu mùa hè ở quê em. (khoảng 16 – 18 dòng) Đáp án và điểm số: Câu 1 (1 đ): Bài văn “Lòng yêu nước” của Êrenbua, nhà văn Nga đã nêu lên một chân lý phổ biến và sâu sắc về lòng yêu nước, đó là: lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầ thường nhất. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu tổ quốc. Câu 2 (2 đ): a. So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. (0,5 đ) b. Phép so sánh trong bài ca dao đó là: (0,5 đ) Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày - Cấu tạo của phép so sánh đó là: (1 đ) + Sự vật được so sánh: mồ hôi. + Phương diện so sánh: thánh thót. + Từ so sánh: như + Sự vật dùng để so sánh: mưa ruộng cày. Câu 3 (2 đ): * Lỗi sai trong các câu: (0,5 đ) a. Thiếu CN. (0,25 đ) b. Thiếu cả CN – VN. (0,25 đ) * Sửa lại và phân tích cấu tạo câu: (1,5 đ) a. (0,75 đ): Đứng trên cầu, tôi / nhìn dòng sông Hồng đỏ rực nước cuồn cuộn chảy. TN CN VN b. (0,75 đ): Giữa hồ, nơi có một tòa tháp cổ kính, một cụ rùa / nổi lên. TN CN VN Câu 4 (5 đ): * Mở bài: (1 đ) Giới thiệu chung về cơn mưa rào ở quê em. * Thân bài: (3 đ) - Cảnh trước khi mưa: (1 đ) + Bầu trời: tối tăm, mù mịt. + Gió thổi, bụi bay, cành cây xào xạc. - Cảnh trong khi mưa: (1 đ) + Hạt mưa to, dày, mưa xối xả… + Gió, sấm, chớp… - Cảnh sau khi mưa: (1 đ) + Bầu trời trong trẻo. + Cây cối thêm xanh mượt, chim hót véo von. * Thân bài: (1 đ) Ấn tượng của em về cơn mưa rào đầu mùa hè. . II. MÔN: NGỮ VĂN 6 Đề bài và điểm số: Ma trận: Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng Văn bản: Lòng yêu nước 1 1 1 1 Biện pháp tu từ: so sánh 1 2 1 2 Chữa lỗi về CN – VN 1 2 1 2 Văn miêu. 5 Tổng 2 3 1 2 1 5 4 10 Đề Bài Câu 1 (1 đ): Bài văn: “Lòng yêu nước” của Êrenbua nêu lên một chân lý phổ biến và sâu sắc về lòng yêu nước. Em hãy chỉ ra chân lý ấy? Câu 2 (2 đ): a 4 (5 đ): Viết một đoạn văn miêu tả một trận mưa rào đầu mùa hè ở quê em. (khoảng 16 – 18 dòng) Đáp án và điểm số: Câu 1 (1 đ): Bài văn “Lòng yêu nước” của Êrenbua, nhà văn Nga đã nêu lên một chân

Ngày đăng: 07/07/2014, 19:00

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w