CÁC HORMONE SINH DỤC (Kỳ 5) 2-Các rối loạn sắc tố (pigmentation disorders): Trong thai kỳ, xuất hiện các rối loạn sắc tố thường gặp là rám má ở người có thai (chloasma gravidarum) với tần suất cao ở phụ nữ kiểu da type III (50- 70%). Tăng sắc tố lan tỏa màu nâu định vị ở trán, má và cằm, tăng sắc tố cũng thấy ở các mụn ruồi và các tổn thương sắc tố khác. Điều trị bằng các thuốc như hydroquinone 5% + dexamethasone 0,1% + tretinoin 0,1% (công thức Kligman), azelaic acid, glycolic acid…kết hợp với thuốc chống nắng. 3-Các bệnh da toàn thân và chứng nứt da ở người có thai (general skin disease and striae gravidarum): -Có thai gây ảnh hưởng đến một số bệnh da có sẵn trên người phụ nữ như sau (Kumari, 2007): +Các bệnh da không thay đổi: chàm thể tạng, phát ban ánh sáng đa dạng, u mềm lây. +Các bệnh da nặng thêm: chàm, vẩy nến, mụn trứng cá, mụn cóc thông thường, mụn cơm có cuống (skin tags), nevi hắc tố, lupus ban đỏ hệ thống. +Các bệnh da khởi phát mới: nhiễm Candida âm đạo, lang ben, nấm thân, herpes môi-miệng, bạch biến. -Một số bệnh cảnh xuất hiện khi có thai và mất đi sau sanh: rậm lông ở mặt, chi dưới, lưng; rụng tóc; chứng da vẻ nổi; chứng da đốm màu tím (cutis marmorata)… -60-88% phụ nữ phát triển chứng nứt da trong thai kỳ, thường tiền sử gia đình có mẹ bị nứt da, tăng chỉ số khối cơ thể khi có thai, tăng cao vòng bụng, thai to. 4-Có thai và các bướu ở da (pregnancy and skin tumors): Một số các bướu ở da như u hạt sinh mủ, u sợi mềm, mụn cơm có cuống phát triển nhiều hơn. Các bướu ác tính thường gặp kết hợp với tình trạng mang thai như ung thư cổ tử cung, ung thư vú, u hắc tố, u lympho và bệnh bạch cầu. Trong đó, đa số tác giả cho rằng có thai làm gia tăng nguy cơ phát triển u hắc tố và như là một hiệu ứng ngược trên bệnh lý u hắc tố. 5-Viêm da do progesterone tự miễn (APD, autoimmune progesterone dermatitis): *Căn nguyên và sinh bệnh học: Hiếm gặp. Shyder và Krishnaswamy báo cáo 50 trường hợp năm 2003, bệnh nhân thường có tiền sử dùng progesterone bên ngoài cơ thể (viên ngừa thai uống hoặc progesterone phóng thích từ dụng cụ tử cung). Căn nguyên và sinh bệnh học chưa rõ. *Bệnh cảnh Da: Biểu hiện qua các bệnh cảnh như chàm, ban xuất huyết, hồng ban đa dạng và hội chứng Stevens-Johnson, hồng ban sắc tố cố định do thuốc, viêm nang lông, phát ban mụn nước-bóng nước, mề đay. Thông thường, các phát ban bắt đầu 7 ngày trước khi có kinh và mất hoàn toàn 1-3 ngày sau đó; trong một số trường hợp, tổn thương niêm mạc của miệng và trực tràng gây đau bụng kết hợp với tổn thương da. Diễn tiến tự nhiên của APD thay đổi, bệnh có thể mất đi hoàn toàn, và biến đổi trong giai đoạn mãn kinh. *Mô học: Viêm mạch ưa eosinophil không đặc hiệu, với hình ảnh tăng sừng nhẹ, á sừng khu trú, tiêu gai nhẹ, thâm nhiễm viêm mức độ nhẹ gồm các tế bào đơn nhân, tế bào khổng lồ. *Chẩn đoán: Bệnh cảnh lâm sàng tái phát quanh các kỳ kinh và test da với progesterone (+) [sẩn phù khi tiêm trong da progesterone]. Có chuẩn độ cao kháng thể IgE, IgG đặc hiệu với progesterone trong huyết thanh. Test phóng thích INF-γ (+). Test miễn dịch trung gian tế bào (+) với sự phóng thích cytokine type Th-1. *Điều trị: Khó khăn. Glucocorticoids và kháng histamine có thể dùng. Các phương pháp khác: ức chế tiết progesterone nội sinh bằng viên thuốc ngừa thai uống (có kết hợp estrogen); giảm tiết hormone buồng trứng bằng Danazol hoặc chất đối vận GnRH. Tamoxifen cũng có hiệu quả. Ức chế miễn dịch như DDS, cyclosporine, azathioprine có thể có hiệu lực. Cắt bỏ buồng trứng và tử cung có thể thực hiện, nhưng không áp dụng trên người phụ nữ trẻ. . CÁC HORMONE SINH DỤC (Kỳ 5) 2 -Các rối loạn sắc tố (pigmentation disorders): Trong thai kỳ, xuất hiện các rối loạn sắc tố thường gặp là rám má ở. bụng, thai to. 4-Có thai và các bướu ở da (pregnancy and skin tumors): Một số các bướu ở da như u hạt sinh mủ, u sợi mềm, mụn cơm có cuống phát triển nhiều hơn. Các bướu ác tính thường gặp. lan tỏa màu nâu định vị ở trán, má và cằm, tăng sắc tố cũng thấy ở các mụn ruồi và các tổn thương sắc tố khác. Điều trị bằng các thuốc như hydroquinone 5% + dexamethasone 0,1% + tretinoin 0,1%