1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Thị trường chứng khoán vẫn..."khó ở" pps

8 152 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 127,1 KB

Nội dung

Thị trường chứng khoán vẫn "khó ở" Tâm lý giới đầu tư lại trở nên lo lắng khi các thị trường chứng khoán lớn trên thế giới trải qua tuần mất điểm nặng nề. Như đã từng đề cập, việc chỉ số Dow Jones của phố Wall không giữ được ngưỡng tâm lý 10.000 điểm sẽ truyền đi những tín hiệu lo lắng cho thị trường chứng khoán Việt Nam. Điều khả quan nhất đó là chưa có dấu hiệu bán tháo ở nhiều cổ phiếu cơ bản tốt. Thanh khoản giảm khi lệnh mua đặt ở mức giá thấp trong khi bên bán còn chưa quá hoảng sợ để phải bán bằng mọi giá. Tháng 7 được mở ra với những thông tin tích cực không mới và những lo lắng chưa cũ về tình hình kinh tế của các quốc gia lớn. Mùa báo cáo, nghe ngóng lựa cổ phiếu Theo đánh giá của Công ty chứng khoán SME, thị trường chứng khoán tháng 7 chịu tác động của ba yếu tố chính: kết quả kinh doanh quý II của các doanh nghiệp niêm yết; môi trường kinh tế vĩ mô; ảnh hưởng của thị trường tài chính thế giới. Trong đó, kinh tế vĩ mô trong nước được dự đoán diễn biến tích cực với chính sách tiền tệ được nới lỏng tương đối. Còn thị trường tài chính thế giới tiếp tục tiềm ẩn nhiều rủi ro trong ngắn hạn.Kinh tế toàn cầu năm 2010 có thể tăng trưởng chậm hơn dự đoán, do ảnh hưởng từ nền kinh tế Mỹ và khu vực châu Âu. Thông tin về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có khả năng định hướng thị trường tháng 7. Tuy nhiên, nếu kinh tế vĩ mô chưa có bước đột phá thì khả năng hỗ trợ của tin tức doanh nghiệp cũng chỉ mang tính chất ngắn hạn. Sau thời gian dài chờ đợi diễn biến thị trường thế giới, tháng 7 là thời điểm thích hợp để nhà đầu tư ngắn hạn trở lại tìm kiếm các cơ hội đầu tư từ kết quả kinh doanh quý II, nhất là trong điều kiện kinh tế vĩ mô trong nước khá ổn định. Báo cáo tài chính quý II có vai trò quan trọng trong việc kiểm chứng tác động của cuộc khủng hoảng nợ châu Âu tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam. Đây là cơ sở để nhà đầu tư lựa chọn các doanh nghiệp có khả năng phát triển bền vững trong môi trường chính sách tiền tệ chưa thực sự được nới lỏng và lọc ra các doanh nghiệp có cơ hội tăng trưởng mạnh trong năm 2010. Bước vào mùa báo cáo, nếu như tâm lý của nhà đầu tư trong nước có thể tạm thời tách khỏi những ảnh hưởng từ bên ngoài thì các nhà đầu tư ngắn hạn lại có cơ hội “rong ruổi” với những con sóng của từng cổ phiếu, nhóm ngành. Nhóm ngành vật liệu xây dựng (trừ thép) và bất động sản được đánh giá có khả năng tăng trưởng mạnh nhất. Trong khi đó, ngành ngân hàng, công nghệ thông tin và thép không được đặt kỳ vọng. Hiện nhiều cổ phiếu đang bị đánh giá thấp với P/E dự kiến năm 2010 dưới sáu lần do ảnh hưởng của thị trường chung. Đây là lý do khiến nhiều nhà đầu tư kiên trì với chiến lược mua tích lũy cổ phiếu. Thị trường vẫn… “khó ở” “Thị trường thế nào anh (chị)?” là câu hỏi nhiều nhà đầu tư đã đặt ra với các chuyên viên của công ty chứng khoán. Tuy nhiên, kể từ khi có thông tin về “quả bom nổ chậm” Hy Lạp với những bất ổn còn tồn tại của châu Âu, những khó khăn chưa thể vượt qua của thị trường lao động và nhà ở Hoa Kỳ, những nhận định về thị trường chung được đưa ra một cách khá dè dặt. Có công ty chứng khoán đã ngừng hẳn việc dự đoán xu thế thị trường trong bản tin hằng ngày của mình kể từ hơn một tháng nay. Chiến lược được nhiều công ty chứng khoán đưa ra cho khách hàng đó là nên bằng lòng với mức lợi nhuận thấp và lướt sóng trên lượng cổ phiếu có sẵn. Những nhận định trước tuần giao dịch đầu tiên của tháng được đưa ra một cách khá dè dặt. Nhiều công ty chứng khoán nhận định rằng thị trường sẽ tiếp tục giao dịch trong biên độ hẹp. Thông tin từ bản tin của Công ty chứng khoán TP.HCM (HSC), trong cuộc họp của Ngân hàng Nhà nước mới đây, các ngân hàng đã thảo luận về việc thực hiện Nghị định 13, giảm tỷ lệ cho vay/vốn huy động trong ngành ngân hàng xuống còn 80% vào tháng 10. Theo HSC, Ngân hàng Nhà nước có vẻ muốn thắt chặt chính sách tiền tệ và đây là lý do để cho rằng tăng trưởng tín dụng nhiều khả năng sẽ không đạt cao trong sáu tháng cuối năm và cũng là lý do đặt ra câu hỏi liệu lãi suất có giảm được nhiều hay không và nếu giảm nhiều thì có giảm được trong thời gian dài hay không; cho dù là lạm phát ở mức thấp. Ngày 5/7, thị trường chứng khoán Hoa Kỳ nghỉ lễ, vì thế thị trường chứng khoán Việt Nam có hai ngày giao dịch mà không chịu ảnh hưởng từ diễn biến bên kia bán cầu. Phiên đầu tuần, thị trường giao dịch cầm chừng, VN-Index tăng nhẹ lên 506,5 điểm nhưng thanh khoản tiếp tục ở mức thấp với 35,6 triệu cổ phiếu. . Ngày 5/7, thị trường chứng khoán Hoa Kỳ nghỉ lễ, vì thế thị trường chứng khoán Việt Nam có hai ngày giao dịch mà không chịu ảnh hưởng từ diễn biến bên kia bán cầu. Phiên đầu tuần, thị trường. ty chứng khoán SME, thị trường chứng khoán tháng 7 chịu tác động của ba yếu tố chính: kết quả kinh doanh quý II của các doanh nghiệp niêm yết; môi trường kinh tế vĩ mô; ảnh hưởng của thị trường. Thị trường chứng khoán vẫn "khó ở" Tâm lý giới đầu tư lại trở nên lo lắng khi các thị trường chứng khoán lớn trên thế giới trải qua tuần mất

Ngày đăng: 07/07/2014, 15:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w