Họ và tên: Ninh Thị Minh Giang Lớp : SP Hóa K08 KIỂM TRA MÔN: GIÁO DỤC HỌC PHỔ THÔNG Đề bài: Hãy trình bày động lực của quá trình dạy học. Thế nào là logic của quá trình dạy học. Phân biệt logic của quá trình dạy học với logic môn học, cho ví dụ. Bài làm 1. Động lực của quá trình dạy học 1.1. Khái niệm động lực Quá trình dạy học vận động và phát triển là do động lực thúc đẩy. Theo quan điểm của Chủ nghĩa duy vật biện chứng thì sự vật hiện tượng trong thế giới quan luôn vận động và phát triển là do có sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập, nghĩa là do các mâu thuẫn, mỗi sự vật hiện tượng đều tồn tại nhiều mâu thuẫn có thể phân thành 2 loại là mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài. Việc giải quyết mâu thuẫn bên trong là nguồn gốc của sự phát triển (động lực) và giải quyết mâu thuẫn bên ngoài là điều kiện cho sự phát triển. Quá trình dạy học cũng như các quá trình xã hội khác, cũng luôn tồn tại nhiều mâu thuẫn. 1.1.1. Mâu thuẫn bên trong Tồn tại dưới 2 dạng: • Mâu thuẫn giữa các thành tố của quá trình dạy học - Mâu thuẫn giữa nội dung đã đổi mới với phương pháp dạy học còn lạc hậu - Mâu thuẫn giữa phương pháp đã đổi mới với phương tiện chưa phù hợp - Mâu thuẫn giữa nội dung, phương pháp, phương tiện đã được hiện đại với trình độ giáo viên còn hạn chế • Mâu thuẫn giữa các yếu tố (các mặt, các phương diện) trong từng thành tố của quá trình dạy học. - Trong phương pháp dạy học: Mâu thuẫn giữa nhóm phương pháp dùng lời với nhóm phương pháp trực quan - Ở thành tố nội dung: Mâu thuẫn giữa yêu cầu cao về lí thuyết với yêu cầu thực hành - Ở thành tố giáo viên: Mâu thuẫn giữa năng lực sư phạm với trình độ chuyên môn. Điểm Lời phê của thầy giáo 1.1.2. Mâu thuẫn bên ngoài Mâu thuẫn bên ngoài là mâu thuẫn giữa quá trình dạy học với các quá trình xã hội khác. - Mâu thuẫn giữa sự tiến bộ khoa học và công nghệ, chính trị - xã hội, văn hóa - tư tưởng… với từng thành tố của quá trình dạy học. - Mâu thuẫn giữa toàn bộ quá trình dạy học với yêu cầu ngày càng cao của xã hội. 1.2. Mâu thuẫn cơ bản và những điều kiện để mâu thuẫn trở thành động lực của quá trình dạy học Theo lí luận của chủ nghĩa Mac thì việc giải quyết các mâu thuẫn bên trong sẽ tạo động lực cho sự phát triển. Do đó động lực của quá trình dạy học sẽ có được khi giải quyết các mâu thuẫn nội tại của quá trình dạy học. Trong các mâu thuẫn bên trong sẽ có một mâu thuẫn cơ bản, khi giải quyết các mâu thuẫn cơ bản sẽ tạo ra động lực cho quá trình dạy học. • Mâu thuẫn cơ bản: có 3 tiêu chí để nhận biết mâu thuẫn cơ bản - Mâu thuẫn tồn tại suốt từ đầu đến cuối quá trình - Mâu thuẫn đó phải chi phối toàn bộ các mâu thuẫn còn lại, tức là việc giải quyết các mâu thuẫn khác là nhằm khắc phục chi việc giải quyết mâu thuẫn này. - Khi mâu thuẫn được giải quyết sẽ tạo ra sự phát triển về chất cho đối tượng • Mâu thuẫn cơ bản của quá trình dạy học: là mâu thuẫn giữa một bên là nhiệm vụ nhận thức do tiến trình dạy học đề ra với một bên là trình độ phát triển trí tuệ hiện có của học sinh. Mâu thuẫn cơ bản xuất hiện dưới sự chỉ đạo của giáo viên, học sinh tự lực giải quyết nó, nhờ đó học sinh nâng cao trình độ và đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ dạy học. Qúa trình dạy học là quá trình liên tục đề ra và giải quyết các nhiệm vụ học tập, việc thúc đẩy giải quyết các mâu thuẫn cơ bản sẽ tạo ra động lực cơ bản cho quá trình dạy học. Song muốn quá trình dạy học phát triển thì quá trình học của học sinh phải phát triển, vì vậy mâu thuẫn cơ bản của quá trình dạy học phải chuyển hóa thành mâu thuẫn nhận thức (mâu thuẫn cơ bản trong quá trình lĩnh hội chi thức của học sinh) • Điều kiện để mâu thuẫn cơ bản trở thành động lực của quá trình dạy học - Học sinh phải y thức được mâu thuẫn: thấy được nhiệm vụ cần phải giải quyết và có nhu cầu và mong muốn giải quyết. - Mâu thuẫn phải là khó khăn vừa sức: tức là nhiệm vụ học tập đề ra ở mức độ tương ứng với giới hạn trên của vùng phát triển gần nhất của học sinh mà với sự nỗ lwucj cao nhất cộng với sự giúp đỡ của giáo viên, học sinh có thể giải quyết được (nếu nhiệm vụ học tập cao quá – quá tải hoặc thấp quá đề không trở thành động lực). - Mâu thuẫn phải do tiến trình dạy học đem đến, tức là sự xuất hiện của mâu thuẫn là logic của quá trình dạy học với sự vận động của nội dung và hoạt động nhận thức của học sinh thì mâu thuẫn này sẽ nảy sinh một cách tất yếu. • Kết luận: - Động lực của quá trình dạy học sẽ có được khi giải quyết tốt những mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn cơ bản của quá trình dạy học. - Động lực học tập là những thúc đẩy có y thức hoặc vô thức, khơi dậy và hướng hành động của người học vào việc đạt được các mục tiêu học tập do nhiệm vụ dạy học đặt ra - Động lực học tập là sự thôi thúc khiến người học hành động theo mục tiêu học tập xác định • Biện pháp tạo động lực học tập: - Trong dạy học, người dạy có thể thực hiện nhiều biện pháp khác nhau để thúc đẩy người học tích cực hơn. - Khen ngợi, nhấn mạnh tầm quan trọng của bài học hay phần kiến thức nào đó - Làm cho giờ học hứng thú hơn bằng các thủ thuật sư phạm - Nhắc nhở người học về các nhiệm vụ của họ - Hứa hẹn những phần thưởng, chỉ rõ hậu quả của việc không hoàn thành các nhiệm vụ học tập; hoặc trách phạt… ngoại trừ biện pháp trách phạt còn các biện pháp còn lại đều khích lệ người học thực hiện các nhiệm vụ học tập một cách co hiệu quả • Những tác động nhằm tạo động lực học tập về nguyển tắc phải là những phản ứng tích cực ở người học, những tác động này mang tính khuyến khích, động viên hơn là đe dọa, trách phạt. - Thành công của người học - Sự công nhận tính chất của nhiệm vụ học tập. - Trách nhiệm của người học 2. Logic của quá trình dạy học Khái niệm logic là sự vận động hợp quy luật (khách quan và chủ quan) Logic của quá trình dạy học là trình tự vận động theo qui luật, đảm bảo cho học sinh đi từ lĩnh hội tri thức đến hình thành kĩ năng, kĩ xảo và các thao tác tư duy tương ứng từ lúc bắt đầu nghiên cứu một môn học ( hay một chương hay bài nào đó) đến trình độ tri thức, kĩ năng, kĩ xảo và năng lực trí tuệ tương ứng với lúc kết thúc môn học ( hay một chương hay bài nào đó) Học tập là hoạt động nhận thức do đó logic của hoạt động học tập của học sinh chủ yếu đi từ nhận thức cảm tính đến lí tính, từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó, từ thấp đến cao, từ cụ thể đến trừu tượng, từ hình thức đến nội dung,… Tuy nhiên, ở mức độ nhất định nhận thức của học sinh có thể đi từ cái chung đến cái riêng, khái quát đến cụ thể, trừu tượng đến cụ thể. Dạy học là hoạt động có tổ chức, có kế hoạch, tuân thủ mục đích dạy học do đó logic của quá trình dạy học cũng diễn ra phù hợp với logic môn học. Logic nội dung dạy học được sắp xếp theo hệ thống: các chương, mục, bài học,… được sắp xếp từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp theo trật tự nhất định. Còn logic môn học lại được xây dựng trên cơ sở logic của khoa học đó và đặc điểm nhận thức của mỗi lứa tuổi học sinh nhất định. Do đó, logic của quá trình dạy học là sự thống nhất giữa logic nhận thức của học sinh và logic của nội dung môn học. 3. Phân biệt logic của quá trình dạy học với logic môn học Logic của quá trình dạy học Logic môn học Giống nhau - Đều là sự vận động hợp quy luật. - Đều dựa trên cơ sở đặc điểm nhận thức của mỗi lứa tuổi học sinh. Khác nhau - Mang tính chủ quan. - Mang tính khách quan. - Dựa trên những lí thuyết được xây dựng ở logic môn học và đặc điểm nhận thức thực tế của học sinh giúp học sinh lĩnh hội tri thức để hình thành kĩ năng, kĩ xảo. - Xây dựng nội dung môn học dựa trên đặc điểm nhận thức của mỗi lứa tuổi học sinh về mặt lí thuyết. Ví dụ: Do có sự khác biệt ở khả năng nhận thức của học sinh thuộc ban nâng cao và ban cơ bản mà nội dung SGK cũng có sự khác nhau như: bài “Sự lai hóa obitan nguyên tử. Sự hình thành liên kết đơn, liên kết đôi, liên kết ba” có trong chương trình SGK môn Hoá học lớp 10 – Ban nâng cao nhưng nội dung này lại không có trong chương trình ban cơ bản. Nhìn chung khả năng nhận thức của học sinh thuộc ban nâng cao là tốt hơn rất nhiều so với những học sinh thuộc ban cơ bản. Song không phải bất kì học sinh nào thuộc ban nâng cao cũng đều có thể nhận thức một cách nhanh chóng nội dung về sự lai hóa obitan nguyên tử. Đây là một nội dung khá trừu tượng mà đòi hỏi giáo viên trong quá trình dạy học cần phải biết kết hợp sử các phương tiện dạy học trực quan ( hình ảnh, mô hình, các đoạn phim mô tả sự lai hóa hay dùng phần mềm PowerPoint mô tả sự lai hóa,…) để học sinh có thể hình dung được sự lai hóa giữa các obitan nguyên tử. Từ đó các em có thể giải thích được sự hình thành phân tử các chất và sự tạo thành liên kết trong các phân tử. Ở ví dụ trên ta thấy, logic môn học chính là việc xây dựng nội dung môn học ( cụ thể là môn Hóa học) dựa trên đặc điểm nhận thức của học sinh (lớp 10 – Ban nâng cao). Logic của quá trình dạy học chính là quá trình giáo viên dựa trên nội dung SGK và khả năng nhận thức thực tế của học sinh vận dụng các phương pháp và phương tiện dạy học giúp học sinh lĩnh hội tri thức ( sự lai hóa obitan nguyên tử. Sự hình thành liên kết đơn, liên kết đôi, liên kết ba) để hình thành kĩ năng, kĩ xảo ( hình dung được sự lai hóa giữa các obitan nguyên tử, giải thích được sự hình thành phân tử các chất và sự tạo thành liên kết trong các phân tử) . K08 KIỂM TRA MÔN: GIÁO DỤC HỌC PHỔ THÔNG Đề bài: Hãy trình bày động lực của quá trình dạy học. Thế nào là logic của quá trình dạy học. Phân biệt logic của quá trình dạy học với logic môn học, . của học sinh và logic của nội dung môn học. 3. Phân biệt logic của quá trình dạy học với logic môn học Logic của quá trình dạy học Logic môn học Giống nhau - Đều là sự vận động hợp quy luật. - Đều. logic môn học chính là việc xây dựng nội dung môn học ( cụ thể là môn Hóa học) dựa trên đặc điểm nhận thức của học sinh (lớp 10 – Ban nâng cao). Logic của quá trình dạy học chính là quá trình giáo