Ôn tập học kỳ 2 môn Vật lý 11 1 GV : Ngô Thanh Long I. TRẮC NGHIỆM : Câu 1: Vật cao 2cm, nằm trước thấu kính hội tụ và cách thấu kính 16cm cho ảnh cao 8cm. Khoảng cách từ ảnh đến thấu kính là: A. 64 m B. 46cm C. 64 cm D. 46 m Câu 2: Vật sáng qua thấu kính có tiêu cự 15cm cho ảnh thật cao gấp 5 lần vật. Khoảng cách từ vật đến thấu kính: A. d = 90 cm B. d = 12 cm C. d = 18 cm D. Một giá trị khác Câu 3: Sắp xếp các bộ phận của mắt theo thứ tự từ ngoài vào trong lần lượt là: A. giác mạc; thể thủy tinh; thủy dịch;dịch thủy tinh; màng lưới B. giác mạc; dịch thủy tinh; thể thủy tinh; thủy dịch; màng lưới C. giác mạc; thủy dịch; thể thủy tinh; dịch thủy tinh; màng lưới D. giác mạc; thủy dịch; dịch thủy tinh; thể thủy tinh; màng lưới Câu 4: Vật sáng cách thấu kính 20cm cho ảnh thật cao gấp 3 lần vật. Tiêu cự của thấu kính là: A. f = 10 cm B. f = 15 cm C. f = 20 cm D. f = 25 cm Câu 5: Ảnh của một vật sáng qua thấu kính phân kỳ là A. ảnh thật nhỏ hơn vật B. ảnh ảo nhỏ hơn vật C. ảnh ảo lớn hơn vật D. ảnh thật lớn hơn vật Câu 6: Khi chuyển từ nhìn vật ở gần sang nhìn vật ở xa thì do điều tiết tiêu cự của mắt sẽ: A. tăng lên B. giảm đi C. không đổi D. không thể xác định được Câu 7: Lăng kính có tiết diện thẳng là một tam giác đều, chiết suất √2. Tia sáng tới lăng kính dưới góc tới 30 0 , góc ló có giá trị là: A. 45 0 B. 30 0 C. 25 0 D. kết quả khác Câu 8: Khi mắt không điều tiết thì ảnh của điểm cực cận nằm ở: A. Tại điểm vàng B. Trước điểm vàng C. Sau điểm vàng D. Không xác định được Câu 9: Trong trường hợp ngắm chừng nào thì số bội giác của kính lúp tỷ lệ nghịch với tiêu cự: A. Ở vô cực B. Ở điểm cực viễn C. Ở điểm cực cận D. Ở vị trí bất kỳ Câu 10: Số bội giác của kính hiển vi ngắm chừng ở vô cực có tính chất nào kể sau: A. Tỷ lệ thuận với tiêu cự vật kính B. Tỷ lệ thuận với tiêu cự thị kính C. Tỷ lệ thuận với độ dài quang học của kính D. Tỷ lệ nghịch với độ dài quang học của kính Câu 11: Một tia sáng tới vuông góc với mặt AB của một lăng kính có chiết suất 2n = và góc chiết quang A = 30 0 . Góc lệch của tia sáng qua lăng kính là: A. D = 15 0 . B. D = 13 0 . C. D = 22 0 . D. D = 5 0 . Câu 12: Nhận xét nào sau đây là đúng? A. Với thấu kính phân kì, vật thật luôn cho ảnh ảo. B. Với thấu kính phân kì, vật thật luôn cho ảnh lớn hơn vật. C. Với thấu kính hội tụ, vật thật luôn cho ảnh thật. D. Với thấu kính hội tụ, vật thật luôn cho ảnh lớn hơn vật. Câu 13: Nhận xét nào sau đây về tác dụng của thấu kính phân kỳ là không đúng? A. Có thể tạo ra chùm sáng hội tụ từ chùm sáng song song. B. Có thể tạo ra chùm sáng phân kì từ chùm sáng phân kì. C. Có thể tạo ra chùm sáng song song từ chùm sáng hội tụ. D. Có thể tạo ra chùm sáng hội tụ từ chùm sáng hội tụ. Câu 14: Phát biểu nào sau đây về cách khắc phục tật cận thị của mắt là đúng? A. Sửa tật cận thị là làm tăng độ tụ của mắt để có thể nhìn rõ được các vật ở xa. B. Sửa tật cận thị là mắt phải đeo một thấu kính phân kỳ có độ lớn tiêu cự bằng khoảng cách từ quang tâm tới viễn điểm. C. Sửa tật cận thị là chọn kính sao cho ảnh của các vật ở xa vô cực khi đeo kính hiện lên ở điểm cực cận của mắt. D. Một mắt cận khi đeo kính chữa tật sẽ trở thành mắt tốt và miền nhìn rõ sẽ từ 25 (cm) đến vô cực. Câu 15: Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Ta luôn có tia khúc xạ khi tia sáng đi từ môi trường có chiết suất nhỏ sang môi trường có chiết suất lớn hơn. B. Ta luôn có tia khúc xạ khi tia sáng đi từ môi trường có chiết suất lớn sang môi trường có chiết suất nhỏ hơn. C. Khi chùm tia sáng phản xạ toàn phần thì không có chùm tia khúc xạ. Ôn tập học kỳ 2 môn Vật lý 11 2 GV : Ngô Thanh Long D. Khi có sự phản xạ toàn phần, cường độ sáng của chùm phản xạ gần như bằng cường độ sáng của chùm sáng tới. Câu 16: Phát biểu nào sau đây là không đúng? Chiếu một chùm sáng vào mặt bên của một lăng kính đặt trong khong khí: A. Góc khúc xạ r bé hơn góc tới i. B. Góc tới r’ tại mặt bên thứ hai bé hơn góc ló i’. C. Luôn luôn có chùm tia sáng ló ra khỏi mặt bên thứ hai. D. Chùm sáng bị lệch đi khi đi qua lăng kính. Câu 17: Đặt vật AB = 2 (cm) trước thấu kính phân kỳ có tiêu cự f = - 12 (cm), cách thấu kính một khoảng d = 12 (cm) thì ta thu được A. ảnh thật A’B’, ngược chiều với vật, vô cùng lớn. B. ảnh ảo A’B’, cùng chiều với vật, vô cùng lớn. C. ảnh ảo A’B’, cùng chiều với vật, cao 1 (cm). D. ảnh thật A’B’, ngược chiều với vật, cao 4 (cm). Câu 18: Chiết suất tuyệt đối của một môi trường truyền ánh sáng A. luôn lớn hơn 0. B. luôn nhỏ hơn 1. C. luôn bằng 1. D. luôn lớn hơn 1. Câu 19: Đối với thấu kính phân kì, nhận xét nào sau đây về tính chất ảnh của vật thật là đúng? A. Vật thật luôn cho ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật. B. Vật thật luôn cho ảnh thật, cùng chiều và lớn hơn vật. C. Vật thật luôn cho ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật. D. Vật thật có thể cho ảnh thật hoặc ảnh ảo tuỳ thuộc vào vị trí của vật. Câu 20: Trên vành kính có ghi X 2,5. Tiêu cự của kính lúp bằng: A. 4cm. B. 10cm. C. 0,4m. D. 2,5cm. Câu 21: Hệ hai thấu kính đặt đồng trục gồm TKHT L 1 có f 1 = 10 cm và TKHT L 2 có f 2 = 20 cm. Vật AB đặt trước L 1 đoạn 20 cm. Giữ nguyên vị trí của vật AB và L 1 . Để ảnh cuối qua hệ hiện ra ở vô cực thì khoảng cách giữa hai thấu kính bằng A. 50 cm B. 40 cm C. 30 cm D. 10 cm Câu 22: Một người cận thị phải đeo kính cận số 0,5. Nếu xem Tivi mà không muốn đeo kính người đó phải ngồi cách màn hình xa nhất là: A. 2 m B. 0,5 m C. 1 m D. 1,5 m Câu 23: Chọn câu đúng : Ngắm chừng ở điểm cực cận là : A. Điều chỉnh kính hay vật sao cho ảnh của vật nằm đúng ở điểm cực cận C C của mắt. B. Điều chỉnh vật sao cho vật nằm đúng ở điểm cực cận C C của mắt. C. Điều chỉnh kính sao cho vật nằm đúng ở điểm cực cận C C của mắt D. Điều chỉnh kính hay vật sao cho vật nằm đúng ở điểm cực cận C C của mắt. Câu 24: Khi một tia sáng đi từ môi trường có chiết suất n 1 tới mặt phân cách với môi trường có chiết suất n 2 (n 2 < n 1 ) thì A. góc khúc xạ r lớn hơn góc tới i. B. góc khúc xạ r nhỏ hơn góc tới i. C. góc khúc xạ thay đổi từ 0 đến 90 o khi góc tới i thay đổi từ 0 đến 90 o . D. có tia khúc xạ đối với mọi phương của tia tới. Câu 25: Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của thấu kính. cách thấu kính 20 cm, qua thấu kính cho ảnh thật A’B’ cao gấp 3 lần vật AB. Tiêu cự của thấu kính là: A. f = 30 cm B. f = 15 cm C. f = -15 cm D. f = -30 cm Câu 26: Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có độ tụ D = 5dp và cách thấu kính một đoạn 30 cm. Ảnh A’B’ của AB qua thấu kính là: A. ảnh ảo, nằm trước thấu kính, cách thấu kính 60 cm B. ảnh thật, nằm sau thấu kính, cách thấu kính 60 cm C. ảnh ảo, nằm trước thấu kính, cách thấu kính 20 cm D. ảnh thật, nằm sau thấu kính, cách thấu kính 20 cm Câu 27: Đối với thấu kính phân kì nhận xét nào sau đây về tính chất ảnh của vật thật là đúng? A. Vật thật luôn cho ảnh thật, cùng chiều và lớn hơn vật. B. Vật thật luôn cho ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật. C. Vật thật có thể cho ảnh thật hoặc ảnh ảo tùy thuộc vào vị trí của vật. Ôn tập học kỳ 2 môn Vật lý 11 3 GV : Ngô Thanh Long D. Vật thật luôn cho ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật. Câu 28: Chọn câu trả lời đúng: Một người cận thị thử kính và nhìn rõ vật ở vô cực đã quyết định mua kính đó : A. Người đó đã chọn thấu kính hội tụ. B. Người đó đã chọn thấu kính lồi C. Người đó đã chọn thấu kính phân kì. D. Cả A và C đều đúng Câu 29: Vật sáng AB vuông góc với trục chính của thấu kính cho ảnh cùng chiều ,cao bằng ½ vật AB và cách AB 10cm. Độ tụ của thâú kính là: A. 5dp B. -2dp C. -5dp D. 2dp Câu 30:Vật có vị trí tại đâu thì ảnh tạo bởi mắt hiện ra ở điểm vàng ? A.tại C v khi mắt điều tiết tối đa . B.Tại C c khi mắt không điều tiết . C. Tại một điểm trong khoảng C v C c khi mắt điều tiết thích hợp. D.Một vị trí khác với A,B,C. Câu 31:Một ngưới lớn tuổi mắt không bị tật .Điểm cực cận cách mắt 50cm .Khi người này điều tiết tối đa thì độ tụ của mắt tăng thêm bao nhiêu ? A.5dp. B.2,5dp. C. 2dp. D.một giá trị khác A,B,C. Câu 32: Một người cận thị có khoảng nhìn rõ của mắt từ 10cm đến 50cm. Độ tụ của kính phải đeo và khi đeo kính đó người này nhìn rõ vật ở gần nhất cách mắt bao nhiêu? A. D = -2dp; d = 12,5cm B. D= 2dp; d = 12,5cm C. D = -2dp; d = 25cm D. D = -4dp; d = 15cm Câu 33:Một thấu kính phân kỳ có tiêu cự - 50cm cần được ghép sát đồng trục với một thấu kính có tiêu cự bao nhiêu để thu được một kính tương đương có độ tụ 2 dp? A.Thấu kính hội tụ có tiêu cự 25cm. B. Thấu kính phân kỳ tiêu cự 25cm. C.Thấu kính hội tụ có tiêu cự 50cm. D. Thấu kính phân kỳ tiêu cự 50cm. Câu 34:Qua thấu kính , nếu vật thật cho ảnh cùng chiều thì thấu kính A.chỉ là thấu kính phân kỳ. B.chỉ là thấu kính hội tụ . C.không tồn tại. D.có thể là thấu kính hội tụ hoặcphân kỳ đều được Câu 35: Một vật phẳng nhỏ đặt vuông góc với trục chính trước một thấu kính hội tụ tiêu cự 30cm một khoảng 60cm.ảnh của vật nằm A.sau thấu kính 60cm. B.trước thấu kính 60cm. C.trước thấu kính 20cm. D.sau thấu kính 20cm Câu 36:khi chiếu ánh sáng đơn sắc qua lăng kính tiết diện là tam giác đều với góc tới i 1 = 45 0 thì góc khúc xạ r 1 bằng góc tới r 2 .Góc lệch của tia sáng qua lăng kính khi đó là A.30 0 . B.45 0 . C.60 0 . D.90 0 . Câu 37: Trong các ứng dụng sau đây ,ứng dụng của hiện tượng phản xạ toàn phần là A.gương phẳng. B.gương cầu. C.cáp dẫn sáng trong nội soi . D.thấu kính. Câu 38:Cần phải đặt một vật thật ở đâu để thấu kính hội tụ có tiêu cự f cho một ảnh ảo cao gấp 3 lần vật ? A.d = 4 3 f . B.d = 3 4 f . C.d = 3 2 f . D.d = 2 3 f . Câu 39:Qua thấu kính hội tụ , nếu vật thật cho ảnh ảo thì vật phải nằm trước kính một khoảng A.lớn hơn 2f. B.bằng 2f. C.từ f đến 2f. D.từ 0 đến f. Câu 40: Hệ 2 kính khi tạo ảnh thì ảnh cuối cùng qua hệ có số phóng đại là: A. k = │k 1 │+ │k 2 │ B. k = k 1 .k 2 C. k = k 1 +k 2 D. k = k 1 /k 2 II. PHẦN TỰ LUẬN 1.Một thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 10cm.Vật thật AB được đặt trước thấu kính và cách thấu kính 15cm. a.Xác định vị trí và độ phóng đại của ảnh .Vẽ ảnh. b.Dời vật gần thấu kính một đoạn l.Ảnh của vật ở vị trí này cũng có độ cao như ảnh ban đầu .Tính l,vẽ ảnh thứ hai này. 2. Chiếu một tia sáng từ thủy tinh ra ngoài không khí dưới góc tới 30 0 .Biết chiết suất của Ôn tập học kỳ 2 môn Vật lý 11 4 GV : Ngô Thanh Long thủy tinh là 2 . a/ Tính góc khúc xạ. b/ Góc tới có giá trị bằng bao nhiêu thì không có tia khúc xạ ? 3. Một vật sáng nhỏ AB đặt vuông góc với trục chính và cách thấu kính phân kỳ có độ tụ D = − 2 dp một đoạn 30 cm. a) Xác định tiêu cự của thấu kính b) Xác định vị trí ,tính chất và số phóng đại của ảnh qua thấu kính. c) Vẽ hình. 4. Cho thấu kính L 1 có độ tụ D 1 = 4 điôp, thấu kính L 2 có độ tụ D 2 = -4 điôp, ghép đồng trục, cách nhau 60cm. Điểm sáng S ở trên trục của hệ, cách L 1 là 50cm. Ánh sáng qua L 1 rồi qua L 2 . Xác định vị trí, tính chất của ảnh cho bởi hệ. 5: Vật sáng AB vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ cho ảnh ngược chiều lớn gấp 4 lần AB và cách AB 100cm. Tiêu cự của thấu kính là bao nhiêu ? 6. Vật AB qua thấu kính phân kì có tiêu cự f = -30cm cho ảnh cùng chiều 1 ' ' 3 A B AB= . Tìm vị trí, tính chất của ảnh. 7.Vật thật AB vuông góc với trục chính của thấu kính phân kì có tiêu cự f = -30cm cho ảnh cách vật 15cm. Xác định vị trí của ảnh và vật. . 8: Vật sáng AB qua thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 15 (cm) cho ảnh thật A’B’ cao gấp 5 lần vật. Xác định khoảng cách từ vật tới thấu kính. 9: Đặt một vật phẳng nhỏ AB trước một thấu kính O 1 , vuông góc với trục chính của thấu kính và cách thấu kính 60cm. Thấu kính có tiêu cự f 1 = 20cm. Phía sau thấu kính O 1 , đặt một thấu kính hội tụ O 2 , có tiêu cự f 2 = 10cm, có trục chính trùng với trục chính của O 1 và cách O 1 50cm. Xác định vị trí, tính chất và độ phóng đại của ảnh cuối cùng cho bởi hệ hai thấu kính. Vẽ hình. 10: Một người đứng tuổi khi nhìn vật ở xa thì không phải đeo kính nhưng khi đeo kính số 1 (D = 1 điốp) sẽ đọc được trang sách gần nhất cách mắt 25cm. a. Xác định khoảng cách từ mắt người ấy đến điểm cực cận và điểm cực viễn khi không đeo kính. b. Người này bỏ kính ra và dùng một kính lúp có tiêu cự f = 5cm để quan sát một vật nhỏ. Mát đặt cách kính 10cm. Hỏi phải đặt vật trong phạm vi nào trước kính. 11: Một người cận thị có điểm cực cận cách mắt là 10cm, điểm cực viễn cách mắt 25cm. Xác định tiêu cự của kính cần đeo để: a. Nhìn vật xa vô cùng mà không điều tiết. b. Để có khoảng nhìn rõ ngắn nhất là 25 cm. Mắt đặt sát sau kính. . ảnh thứ hai này. 2. Chiếu một tia sáng từ thủy tinh ra ngoài không khí dưới góc tới 30 0 .Biết chiết suất của Ôn tập học kỳ 2 môn Vật lý 11 4 GV : Ngô Thanh Long thủy tinh là 2 . a/ Tính góc. thật luôn cho ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật. C. Vật thật có thể cho ảnh thật hoặc ảnh ảo tùy thuộc vào vị trí của vật. Ôn tập học kỳ 2 môn Vật lý 11 3 GV : Ngô Thanh Long D. Vật thật luôn. có chiết suất nhỏ hơn. C. Khi chùm tia sáng phản xạ toàn phần thì không có chùm tia khúc xạ. Ôn tập học kỳ 2 môn Vật lý 11 2 GV : Ngô Thanh Long D. Khi có sự phản xạ toàn phần, cường độ sáng