Trầm cảm - "Sát thủ" thầm lặng Trong cuộc sống năng động hiện nay, trầm cảm rất dễ phát sinh. Nếu không nhận biết và ngăn chặn từ đầu, nó sẽ trở thành một "sát thủ" thầm lặng. Và tự sát hay có ý định tự sát chính là giai đoạn cuối của trầm cảm. “Người” quan trọng bị bỏ rơi Theo PGS. TS Trần Hữu Bình, Viện trưởng Viện Sức khoẻ tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai), trầm cảm là một biểu hiện hay một rối loạn của cảm xúc. Cảm xúc của con người bao gồm vui, buồn, lo, hoảng sợ… Khi bình thường người ta buồn, nhưng khi buồn quá mức sẽ trở thành trầm cảm. “Trong mỗi chúng ta có 2 con người cấu thành toàn vẹn không thể tách rời, đó là con người về thể xác và về con người tâm thần”, ông Bình nói. Con người thể xác bao gồm tất cả lục phủ ngũ tạng mà cấu thành trong y học gọi là các khoa tim mạch, tiêu hóa, thần kinh, nội tiết, tiết niệu và cơ xương khớp. Con người tâm thần có 3 yếu tố không thể tách rời đó là cảm xúc, tư duy, hoạt động. Những yếu tố này gắn liền với môi trường sống xung quanh như gia đình, xã hội, trường học… Những áp lực của cuộc sống, của môi trường tác động trực tiếp, khiến con người tâm thần phải hứng chịu. Vì thế có không ít người gặp những cơn đau về mặt thể chất nhưng khi đi khám đa khoa không phát hiện ra bệnh gì. Họ không biết rằng mình bị trầm cảm, cho rằng mình chỉ bị suy nhược thần kinh, suy giảm sức khoẻ nên thường tự mua thuốc uống. Thường khi bị lo lắng, trầm cảm nhiều người thường giải toả bằng đi lễ, cúng bái, xem bói… Họ thường mất khá nhiều thời gian đến tìm đến các bác sĩ đa khoa, các chuyên khoa khác nhau trong ngành y tế rồi biết được đích xác căn nguyên của những căn đau vô cớ đó. PGS.TS Trần Hữu Bình cho biết: Có nhiều nguyên nhân gây ra trầm cảm, nhưng thường tập trung vào có 3 loại chính: “Trầm cảm nội sinh” là những rối loạn chuyển hoá trong cơ thể, rối loạn do di truyền, do yếu tố cơ địa…; “Trầm cảm ngoại sinh” là những yếu tố tác động bên ngoài cơ thể, làm cho cơ thể bị bệnh như bệnh thận, gan, phổi cấp tính hoặc mãn tính. Do tình trạng bệnh lý cơ thể gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp lên hoạt động chức năng của não như tổn thương tại não (chấn thương sọ não, tai biến mạch máu não), bệnh nội tiết, do rượu… hoặc do mắc các bệnh khác như lao, suy tim, xơ gan…; “Trầm cảm tâm sinh” xuất hiện sau những sang chấn tâm lý như mất người thân, tan vỡ trong tình yêu, hôn nhân, sa sút về kinh tế, thi trượt, không kiếm được việc làm, những thất bại liên tiếp trong công việc… Con người thể chất và con người tâm thần đều có vai trò và vị trí đến sức khoẻ của con người. Tuy nhiên, thông thường mọi người thường để ý chăm sóc đến con người thể chất nhiều và bỏ quên mất con người tâm thần. 24% số trẻ tự tử do ly tán cha mẹ Các điều tra về những trường hợp tự tử ở tuổi thanh thiếu niên tại TP Hồ Chí Minh cho thấy, gần 40% số đối tượng tự tử có bệnh lý tâm thần kèm theo như trầm cảm, lệ thuộc ma túy, tâm thần phân liệt, loạn thần cấp… và có đến 7,6% số người tự tử lần thứ hai trở lên. Gần 5% số trẻ này có người trong gia đình tự tử. Hơn 24% trường hợp là tr ẻ ly tán cha mẹ từ rất sớm. Ảnh hưởng nhiều nhất là những tác động từ phía gia đình đối với trẻ vì khoảng 90% trường hợp trẻ tự tử có sang chấn kết hợp, trong đó chủ yếu là sang chấn trong quan hệ với gia đình Hậu quả nặng nề Khi con người tâm thần “bị ốm” cũng có những triệu chứng khá cụ thể. Theo các chuyên gia thì biểu hiện rõ nhất của một người có dấu hiệu bị trầm cảm là: ăn không ngon miệng, rối loạn giấc ngủ và giảm hoặc mất ham muốn về tình dục. Trong đó sự suy giảm khả năng tình dục một cách rõ rệt, kéo dài là dấu hiệu rõ ràng nhất. TS Bình cho biết: trầm cảm phá tan “chất” đàn ông, biến họ thành những “hoạn quan”, tàn phế về chức năng tình dục. Khi trầm cảm, cơ bắp của con người chùng xuống, mệt. Thần sắc của bộ mặt là thể hiện rõ nhất, giao tiếp thu hẹp lại, trong người bứt rứt, khó chịu, bồn chồn đứng ngồi không yên. (60% trường hợp sang chấn là bị bỏ rơi, ly tán hay do bất đồng, xung đột tâm lý). Những người đã có các biểu hiện trên thường dẫn đến bị hoang tưởng, ảo giá. Hoang tưởng nghĩa là bệnh nhân có những ý tưởng phán đoán sai lầm không đúng với thực tế, nhưng bản thân họ cho là đúng không thể giải thích hay tác động được. Ví dụ như họ nghĩ rằng có ai đó đang muốn giết hại mình, có ý định xấu nhất định sẽ làm hại mình… Hoặc họ tự cho rằng mình có tội lỗi rất lớn, không đáng được sống, cần phải chết ngay. Ý tưởng đó khiến họ lên động cơ, chương trình và hành động để tự sát. Bệnh nhân trầm cảm thường gây nhiều sự lo lắng cho những người thân. Ảo giác là tri giác không có đối tượng, tri giác về một sự vật hiện tượng không có thật trong thực tại. Người có ảo giác luôn nghe thấy một giọng nói – ảo thanh rõ mồn một “ra lệnh” phải chết hoặc phải nhảy lầu… “Trầm cảm dẫn tới tự sát dù thành công hay không thì cũng đều nguy hiểm cho bản thân người mắc bệnh”, PGS.TS Bình cho hay. Trầm cảm do bệnh lý như tâm thần phân liệt, điên, các bệnh lý của bệnh thực thể như bệnh mãn tính, tứ chứng nan y, ung thư cũng khiến người bệnh chán đời, bi quan, thấy mình là gánh nặng cho gia đình, xã hội. Cuộc sống hiện nay có áp lực lớn, nhiều người bị dồn nén nên rất dễ gây ra nhiều sang chấn về tâm lý. PGS. TS Trần Hữu Bình cho biết, mỗi ngày ở phòng khám tự nguyện của Viện Sức khỏe và tâm thần có từ 40 – 60 bệnh nhân đến khám liên quan đến nhiều vấn đề. Trong đó 2/3 các ca đến khám là liên quan đến vấn đề trầm cảm, có nguyên nhân từ hôn nhân, gia đình. Trong các loại bệnh, trầm cảm khá phổ biến trong cộng đồng. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cho đến năm 2020, số người tử vong do trầm cảm sẽ đứng thứ hai chỉ sau bệnh nhồi máu cơ tim. Ước tính có khoảng 3-5% dân số thế giới có rối loạn trầm cảm rõ rệt. Tần suất nguy cơ mắc bệnh trầm cảm trong cuộc đời là 15 – 25%. Bệnh trầm cảm gây ra chi phí to lớn trong xã hội và nhiều người bệnh chưa được phát hiện, chữa trị kịp thời. Nó gây nguy hiểm cho sức khoẻ, làm suy giảm chức năng xã hội, nghề nghiệp cho người mắc phải; gây tổn thất cho gia đình người bệnh, cho xã hội, là nguyên nhân chủ yếu của các trường hợp tự sát, các tai nạn lao động và giao thông. Có nhiều người không được phát hiện, chữa trị kịp thời nên đã tìm lối thoát đến rượu, ma tuý, thậm chí đến cái chết. Nhiều nghiên cứu ở lĩnh vực này cho thấy, trầm cảm cũng rất dễ gặp ở trẻ em, nhất là tuổi dậy thì là giai đoạn các em có nhiều biến đổi về tâm sinh lý. Trẻ em bị trầm cảm khó thích nghi với môi trường xung quanh, không còn thấy hứng thú, thích ứng được với học tập, trở nên khó bảo, có hành vi hỗn loạn ở gia đình và nhà trường: thích đua xe, bỏ học, dễ bị lôi kéo vào nghiện ngập, dễ vướng vào các tệ nạn xã hội… Các em rất cần được tư vấn, trị liệu kịp thời. . Trầm cảm - "Sát thủ" thầm lặng Trong cuộc sống năng động hiện nay, trầm cảm rất dễ phát sinh. Nếu không nhận biết và ngăn chặn. người tử vong do trầm cảm sẽ đứng thứ hai chỉ sau bệnh nhồi máu cơ tim. Ước tính có khoảng 3-5 % dân số thế giới có rối loạn trầm cảm rõ rệt. Tần suất nguy cơ mắc bệnh trầm cảm trong cuộc. nhân gây ra trầm cảm, nhưng thường tập trung vào có 3 loại chính: Trầm cảm nội sinh” là những rối loạn chuyển hoá trong cơ thể, rối loạn do di truyền, do yếu tố cơ địa…; Trầm cảm ngoại sinh”