1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Tình chung tiền riêng potx

5 103 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 132,53 KB

Nội dung

Tình chung tiền riêng Sinh và nuôi dưỡng con là nghĩa vụ thiêng liêng mà không ông bố, bà mẹ nào chối từ. Ngược lại, nuôi và phụng dưỡng, khi con cái đã lớn, đã yên bể gia thất, mà chưa “bay đi”, mái nhà chung thêm đông, thêm vui song cũng có thêm những bố mẹ là trách nhiệm, nghĩa vụ của người làm con. Việc sống chung và chia sẻ các khoảng chi tiêu hàng ngày luôn kéo theo những nhập nhằng quanh chuyện trách nhiệm và tình thương. Mỗi nhà mỗi cảnh Ngọc Hương, 26 tuổi, chưa kết hôn nên vẫn sống cùng gia đình như đa số các thanh niên Việt Nam khác. Để thăng tiến trong công việc, Hương tham dự khóa học MBA liên kết với một trường quốc tế với mức học phí khá cao. Gia đình Hương cho con thêm tiền để theo đuổi khóa học. Mẹ Hương phân trần: “Để đảm bảo tương lai, với lại tiền lương của nó chỉ đủ trang trải các chi phí cá nhân thôi”. Bảo sống chung với bố mãi đến tận bây giờ khi anh đã có vợ và đứa con gái 3 tuổi. Dù hai vợ chồng có công việc đảm bảo, bố mẹ vẫn trả các khoảng tiền điện, nước, ăn uồng và đủ các thứ tiền sinh hoạt khác. Chúng tôi còn làm ra tiền, với lại tụi nó còn có con nhỏ, đủ thứ tiền phải lo”, bố mẹ Bảo tâm sự. Còn chị Khương, vợ Bảo thì giải thích: ”Vợ chồng tôi đi đến tối mới về, lâu lâu mới ăn cơm cùng gia đình. Con thì gởi nhà trẻ rồi. Thỉnh thoảng vợ chồng tôi cũng biếu bồ mẹ khoản tiền nhỏ nhỏ”. Vợ chồng Nguyệt lại khác. Tất cả các khoản chi phí trong gia đình đều do anh chị trả. Đó là chưa kể đến việc thỉnh thoảng anh chị lại cho tiền hai đứa em đóng học phí hay chi tiêu cá nhân. “Làm mấy năm trời mà chẳng có dư bao nhiêu. Chắc phải ra ở riêng thì mới có thể để dành một món tiền. Mà tiền đâu để ra riêng!”, chị Nguyệt băn khoăn. Nhiều gia đình cũng rất tế nhị khi đụng phải vấn đề về chi phí này, khi về sống chung, cả nhà chị Như cũng đã ngồi nói chuyện về việc chi trả các khoản tiền trong gia đình vì ngoài bố mẹ, vợ chồng tôi thì còn có hai đứa em nữa. “Chúng tôi chia ra từng khoản chi tiêu và bố mẹ hay gia đình tôi sẽ lãnh phần chi trả sao cho hợp lý nhất. Tiền mua sắm, nấu nướng thì vợ chồng tôi lãnh phần còn các khoản điện, nước hay những chi phí khác thì bố mẹ sẽ trả”. Phân chia là vậy nhưng sau khi bố chông về hưu, gia đình chị trả 70% tổng số tiền chi tiêu trong gia đình. Vòng tròn bổn phận – tình thương Dù đi từ sáng đến tối mới về nhà thì vợ chồng anh Bảo vẫn sử dụng điện nước. Vì nghĩ bổn phận làm con nên đảm trách hết tất cả việc chi tiêu trong gia đình như vợ chồng chị Nguyệt. Dù là thương yêu, dù là trách nhiệm nhưng lâu dần cũng khó tránh khỏi những cảm giác khó chịu. Những dấu chấm hỏi dần dần nảy sinh và lớn lên dần trong lòng người chi trả. Tại sao mình phải chịu trả những khoản tiền ấy? Ai mới đúng là người phải trả những khoản tiền này? Rồi mình phải trả đến bao giờ? Đề nghị rạch ròi chuyện tiển bạc có làm sức mẻ tình cảm gia đình không? Cho dù không nói ra thì những khó chịu, những câu hỏi nảy sinh cũng đã là dấu hiệu của một tình cảm gia đình không còn nguyên vẹn, thiêng liêng nữa rồi! Đằng sau vấn đề chi tiêu là… Đằng sau vấn đề ai chi tiền là các quy tắc ứng xử giữa con cái và bố mẹ. Nếu không khéo léo và hợp lý có thể dẫn đến những gãy đổ đáng tiếc. Sống chung, ai trả tiền? Câu hỏi ấy chứa dựng những vấn đề đạo đức,tâm lý và tình cảm mà không phải ai cũng nhận ra. Những va chạm gia đình giữa bố mẹ và con cái thường nảy sinh khi con cái bắt đầu ý thức tự lập. Mức độ tự lập, tình cảm và niếm tin dành cho nhau là những nhân tố ảnh hưởng quyết định đến mức độ các xung đột gia đình. Đằng sau vấn đề chi tiêu là những ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, là những nhen nhóm của lòng ích kỷ. Bố mẹ Bảo cho rằng ngày xưa mình quá cực khổ, phải tự bươn chải nên bây giờ con cái phải được hưởng phần sung sướng. Ngược lại bố mẹ chồng chị Nguyệt lại nghĩ rằng trước đây ông bà, gia đình cũng một tay mình quán xuyến, chăm sóc nên đương nhiên bây giờ con cái phải có trách nhiệm chăm nom lại mình. Ngôi nhà của bố mẹ tất nhiên không phải là nhà thuê, con cái không những không phải trả tiền nhà mà còn được gần gũi với những người thân yêu. Bù lại, những người bố, người mẹ mong muốn con cái đóng góp bằng vật chất hay bằng tinh thần váo việc xây dựng gia đình. Bố mẹ Bảo tâm sự: “Nhà ít người nên cứ mong vợ chồng nó tối tối về ăn cơm cho vui”. Những bữa cơm vui vẻ chung với gia đình hay để ý đến những tâm tư tình cảm của nhau cũng là những cách thể hiện tình thương và trách nhiệm của mỗi thành viên trong gia đình. Chia sẻ trách nhiệm gia đình, gánh vác một phần công việc chăm sóc, xây dựng tổ ấm là cách con cái thể hiện sự trưởng thành rõ rệt nhất. . phải ra ở riêng thì mới có thể để dành một món tiền. Mà tiền đâu để ra riêng! ”, chị Nguyệt băn khoăn. Nhiều gia đình cũng rất tế nhị khi đụng phải vấn đề về chi phí này, khi về sống chung, cả. đảm bảo, bố mẹ vẫn trả các khoảng tiền điện, nước, ăn uồng và đủ các thứ tiền sinh hoạt khác. Chúng tôi còn làm ra tiền, với lại tụi nó còn có con nhỏ, đủ thứ tiền phải lo”, bố mẹ Bảo tâm sự Tình chung tiền riêng Sinh và nuôi dưỡng con là nghĩa vụ thiêng liêng mà không ông bố, bà mẹ nào chối

Ngày đăng: 07/07/2014, 13:20

w