Không nên kỳ vọng có được con số chuẩn xác về thực trạng tài chính của doanh nghiệp "Để hiểu nội tình tài chính của DN, người đọc cần có chuỗi số liệu vài ba năm và phải phát hiện ra những điểm bất thường trong chuỗi số liệu đó" Mùa công bố báo cáo tài chính tại các công ty niêm yết đang bắt đầu và vấn đề mà dư luận quan tâm nhiều lúc này là tính chuẩn xác của những con số trong báo cáo. Theo tôi, mặc dù rất cần khuyến khích, thậm chí phải có chế tài để buộc DN thực hiện công bố báo cáo tài chính theo quy định pháp luật (đúng thời điểm, đúng nội dung, đủ vấn đề), nhưng người đọc không nên kỳ vọng có được những con số chuẩn xác về thực trạng tài chính tại DN. Mỗi DN thông thường sẽ có những loại báo cáo khác nhau cho những đối tượng đọc khác nhau, chẳng hạn, báo cáo dành cho ngân hàng mà DN vay vốn sẽ khác báo cáo của DN cho cơ quan thuế đọc và khác với báo cáo dành cho công chúng đầu tư… Với cùng chủ thể là công chúng đầu tư, khi DN cần huy động vốn, họ sẽ có cách thể hiện và diễn đạt báo cáo khác với lúc DN gặp khó, không có khả năng trả cổ tức. Ngay cả với những báo cáo đã được kiểm toán thì tính tin cậy cũng không cao hơn, bởi kiểm toán hiện nay mới chỉ tập trung vào việc xem xem DN thực hiện đúng theo thể lệ, chế độ kế toán hiện hành hay không (ở Việt Nam chưa có kiểm toán giá), chứ không có giá trị xác nhận những số liệu DN công bố là chuẩn hay không chuẩn. Nếu hiểu được thực trạng này thì người đọc sẽ không quá tin và không nên kỳ vọng vào việc sẽ có những con số chuẩn trong báo cáo tài chính của DN. Trên nền thực trạng báo cáo tài chính DN còn nhiều vấn đề như hiện nay, để chọn lựa đầu tư đúng, trước hết, nhà đầu tư cần hiểu rõ về đặc thù của từng loại ngành DN. Đặc thù ngành của khối công ty chứng khoán sẽ khác DN sản xuất, khác so với ngân hàng… Chi tiết hơn, nhà đầu tư cần có một chuỗi số liệu tài chính về DN, ít nhất là vài ba năm. Những con số tài chính của DN khi để cạnh nhau sẽ giúp chúng ta phát hiện ra những điểm bất thường và việc giải thích những điểm bất thường này sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về nội tình tài chính tại DN. Tất nhiên, không phải ai cũng có đủ điều kiện để thực hiện công việc này, nhưng khi không đủ điều kiện để tìm hiểu thì cũng cần biết mình không rõ điều gì để đi hỏi. Sách vở vẫn dạy người ta đầu tư theo hai trường phái chính là phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật, nhưng theo tôi thực trạng TTCK Việt Nam hiện nay chưa hoàn chỉnh để áp dụng các phương pháp này. TTCK Việt Nam mới hơn 8 tuổi, chưa "định hình tính cách" như các thị trường vài chục tuổi để phân tích kỹ thuật phát huy tác dụng. Còn với phân tích cơ bản, cũng chẳng có chuẩn nào để xác định thời điểm đầu tư. Có lúc PE lên tới trên 30 lần, người ta vẫn cho là cơ hội tốt, khi PE dưới 10 lần lại vẫn thấy là còn nhiều rủi ro… Do đặc thù là thị trường mới nổi, nên phương pháp hợp lý để xác định đầu tư trên TTCK là phải "tổng hợp lực", tức là xem xét các yếu tố có thể tác động đến hoạt động của DN, từ yếu tố vĩ mô, đến đặc thù ngành, rồi mới đến những con số báo cáo. . Không nên kỳ vọng có được con số chuẩn xác về thực trạng tài chính của doanh nghiệp "Để hiểu nội tình tài chính của DN, người đọc cần có chuỗi số liệu vài ba năm. Nếu hiểu được thực trạng này thì người đọc sẽ không quá tin và không nên kỳ vọng vào việc sẽ có những con số chuẩn trong báo cáo tài chính của DN. Trên nền thực trạng báo cáo tài chính DN. có chế tài để buộc DN thực hiện công bố báo cáo tài chính theo quy định pháp luật (đúng thời điểm, đúng nội dung, đủ vấn đề), nhưng người đọc không nên kỳ vọng có được những con số chuẩn xác