Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 39 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
39
Dung lượng
671,5 KB
Nội dung
SH ÑCA 2-Phaàn 1 Trang MỤC LỤC GIÁO VIÊN Điền Huỳnh Ngọc Tuyết 1 SH ÑCA 2-Phaàn 1 Trang CHƯƠNG 1 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CẤU TẠO CƠ THỂ THỰC VẬT -3t * MỤC TIÊU Sau khi nghiên cứu chương này các em có thể: - Hiểu được kiểu tổ chức chung của cây có hoa, phân biệt giữa chồi vàhệ rễ bao gồm hai loại cơ quan: sinh dưỡng (rễ, thân, lá) vàcơ quan sinh sản (hoa) cùng các chức năng của chúng. - Nắm được các loại mô chuyên hóa chủ yếu (mô bì, mô cơ bản, mô mạch) và chức năng của chúng. - Phân biệt sự khác nhau giữa mô phân sinh đỉnh vàmô phân sinh bên, giữa sinh trưởng sơ cấp vàsinh trưởng thứ cấp. - Nêu được ba loại mô phân sinh sơ cấp phát sinh từ mô phân sinh đỉnh và chức năng của chúng. Phân biệt hai loại mô phân sinh bên và chức năng tương ứng trong sinh trưởng thứ cấp dẫn đến thể thứ cấp của cây. - Giải thích được bốn loại mô sơ cấp của thân: Biểu bì, vỏ (mô mềm, mô dày, mô cứng) phloem sơ cấp và xylem sơ cấp. - Trình bày được ba chức năng của thân (nâng đỡ, dẫn truyền, sinh trưởng), biết được các kiểu biến thái của thân thể hiện tính chuyên hóa thực hiện các chức năng khác nhau trong chu trình sống của thực vật. - Giải thích quá trình sinh trưởng thứ cấp của cây. - Nêu được vài chức năng của thân và giải thích cấu trúc của thân liên quan đến chức năng. - Nắm được tính chất chung của thân phát triển từ sinh trưởng sơ cấp đến sinh trưởng thứ cấp. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP 1.Giáo viên giới thiệu nội dung chương trình SHĐCA 2 và tài liệu tham khảo 2.Giáo viên giới thiệu chi tiết phần 1 (thực vật)- 15 tiết 3.Yêu cầu sinh viên nêu tên các tổ chức của cơ thể thực vật 4. Yêu cầu sinh viên nêu ví dụ và so sánh cây 1lá mầm và cây 2 lá mầm 5.Giáo viên giới thiệu nguồn tham khảo Tài liệu tham khảo Nguồn tài liệu tại thư viện 1.Hình thái giải phẫu thực vật- Hoàng Thị Sản 2. Giáo trình sinh lý thực vật Nguồn tài liệu tại KLF 3. Sách Sinh học đại cương A2 -Hoàng Đức Cự 4. Giáo án và giáo trình Sinh học đại cương- Điền Huỳnh Ngọc Tuyết. D/cotuyet/SHDCA 2 5. Thư viện ảnh: D/cotuyet/thuvien/SHDC/anh GIÁO VIÊN Điền Huỳnh Ngọc Tuyết 2 SH ÑCA 2-Phaàn 1 Trang 6. Thư viện ảnh động: d/cotuyet/thuvien/SHDC/media 7. D/cotuyet/SHDCA 2 8. www.ctu.edu.vn 9. http://ebook.moet.gov.vn 10.http://bachkim.vn 11.http://violet.vn 12. www.Google.com.vn 6. Yêu cầu sinh viên tự hoạt động tìm hiểu bài theo các hướng dẫn (60-70’) - Tìm hiểu mục tiêu bài-5’ - Đọc nội dung bài theo chương trình chi tiết-10’ - Đọc nội dung bài theo yêu cầu và nêu thắc mắc (nếu có)- 40-50’ - Gợi ý: nội dung này tham khảo các tài liệu 1,3,4,5 câu 1 Phân biệt các loại rễ. câu 2 Phân biệt rễ sơ cấp và rễ thứ cấp. Minh hoạ bằng hình vẽ câu 3 Cấu tạo của rễ song tử diệp non- minh hoạ bằng hình vẽ . câu 4 So sánh thân cây 1 lá mầm và cây 2 lá mầm. Minh hoạ bằng hình vẽ . câu 5 Nêu một số đặc điểm của lá cây. câu 6 Đặc điểm cấu tạo của lá-minh hoạ bằng hình vẽ . câu 7 Đặc điểm của các loại mô trong cơ thể thực vật. câu 8 Mô phân sinh và vai trò của chúng. câu 9 Sự phát triển và phân hoá của mô phân sinh. câu 10 Đặc điểm mô sơ cấp của thân và chức năng của chúng. câu 11 Mô tả sự tăng trưởng thứ cấp. 7. Làm bài tập nộp theo yêu cầu- Lớp tự quản-40-50’ Câu hỏi câu 1 Phân biệt rễ sơ cấp và rễ thứ cấp. câu 2 Cấu tạo của rễ song tử diệp non- minh hoạ bằng hình vẽ . câu 3 So sánh thân cây 1 lá mầm và cây 2 lá mầm. Minh hoạ bằng hình vẽ . câu 4 Đặc điểm cấu tạo của lá-minh hoạ bằng hình vẽ . câu 5 Đặc điểm của các loại mô trong cơ thể thực vật. câu 6 Sự phát triển và phân hoá của mô phân sinh . câu 7 Đặc điểm mô sơ cấp của thân và chức năng của chúng. câu 8 Mô tả sự tăng trưởng thứ cấp 8.Đọc và trả lời câu hỏi sau bài học-5’ 9.Chỉ ra nội dung tóm tắt thích nhất 5’ NỘI DUNG CHÍNH 1.1. Tổ chức của cơ thể thực vật 1.1.1. Các cơ quan của cơ thể thực vật Tế bào thực vật không hoạt động độc lập mà tổ chức thành mô. Mô là những tế bào tương tự cùng thực hiện một chức năng. Các mô sắp xếp thành cơ quan. Thực vật có các cơ quan cơ bản là cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá) và cơ quan sinh sản hữu tính (hoa). 1.1.1.1.1 Cơ quan sinh dưỡng GIÁO VIÊN Điền Huỳnh Ngọc Tuyết 3 SH ÑCA 2-Phaàn 1 Trang Rễ Hình thái - Rễ được mọc đầu tiên từ thân được gọi là rễ sơ cấp, từ đó các rễ bên và rễ thứ cấp được hình thành. - Rễ chùm: hệ thống rễ nhỏ mọc từ thân. Thường gặp ở các cây đơn tử diệp. - Rễ trụ là rễ sơ cấp to với những rễ thứ cấp nhỏ phân nhánh. Thường gặp ở các cây song tử diệp. - Rễ có 1 vùng mang lông hút hình thành từ các tế bào biểu bì. Lông hút làm tăng diện tích hấp thu của rễ và giữ chặt rễ trong đất để rễ mọc sâu và o đất. Cơ cấu rễ song tử diệp non Một lát cắt ngang rễ song tử diệp non - Lớp ngoài cùng là tế bào biểu bì không có lớp cutin. Một số mọc dài hình thành lông rễ. - Bên dưới là vùng vỏ với các tế bào nhu mô sơ cấp và vô số những khỏang trống. Nhu mô rễ chứa nhiều tinh bột. Vỏ sẽ được bần hóa khi rễ già. - Nội bì gồm 1 lớp tế bào có khung, không thấm nước. Vách nội bì của rễ già ngấm lignin chắc chắn. - Bên trong nội bì là chu luân, 1 lớp tế bào vách mỏng không chuyên hóa, có thể tạo tế bào mới từ trung tâm mọc dài ra phía ngoài tạo rễ bên. - Trụ trung tâm ở giữa rễ là mô dẫn truyền. Mô xylem (mộc) vách dày và mô phloem (libe) nằm xen. Thân Hình thái Thân cỏ mềm chứa nhiều nước. Phần lớn cây cỏ đơn tử dịêp là cây nhất niên và tất cả các loại cỏ. Cây thân cỏ song tử diệp là những cây đa niên. Thân gỗ cứng, rắn chắc. Cây sống nhiều năm là cây thân gỗ song tử diệp. Cơ cấu - Cây đơn tử diệp + Biểu bì nằm ngoài cùng. + Mô dẫn truyền tạo thành những bó thẳng đứng nằm khắp nhu mô của thân. Mỗi bó gồm mô xylem và mô phloem được bao bởi những tế bào bao. Hầu hết mô của đơn tử diệp là mô sơ cấp. - Cây song tử diệp + Biểu bì nằm ngoài cùng. + Vùng vỏ có những tế bào giao mô. + Mô dẫn truyền có những bó riêng biệt sắp xếp trên một đường tròn tạo thành vòng ngăn cách với vùng tủy bên trong. Các mô xylem luôn nằm ngoài và các mô phloem luôn nằm trong, đặc điểm của cây song tử diệp. Ở giữa là tầng phát sinh gỗ bao gồm một lớp của mô phân sinh. + Vùng trung tâm là tủy là các tế bào nhu mô làm nhiệm vụ dự trữ. Lá Hình thái - Lá sắp xếp theo một trình tự nhất định và theo diệp tự đã định sẵn trên ngọn của thân. Lá có đời sống giới hạn. GIÁO VIÊN Điền Huỳnh Ngọc Tuyết 4 SH ÑCA 2-Phaàn 1 Trang - Lá có kích thước và hình dạng rất thay đổi. Lá có thể thay đổi màu sắc và hình dạng khi trưởng thành. Cơ cấu - Một lá điển hình có cấu tạo gồm biểu bì trên và biểu bì dưới bao lấy diệp nhục có lục lạp bên trong. Mô dẫn truyền từ thân đi và o cuống và phân nhánh thành gân trên phiến lá. Lá đơn tử diệp có gân song song và bằng nhau theo trục dọc. - Biểu bì là một lớp tế bào trắc diện hình chữ nhật không chứa lục lạp. Được bao phủ bởi lớp cutin dày và sáp phủ bên trên. Tế bào biểu bì có thể biến dạng thành lông che chở hoặc các tế bào tiết. Trên biểu bì có các khí khẩu hình hạt đậu có lục lạp. Số lượng khẩu thay đổi tùy theo loài và theo bề mặt. - Diệp nhục là mô cơ bản của lá. Nơi diễn ra quá trình quang hợp của cây. Mặt trên, các tế bào diệp nhục sắp xếp thẳng góc và ới bề mặt của lá tạo thành lục mô hàng rào. Mặt dưới, tế bào sắp chừa các khoảng trống tạo nhu mô xốp (khuyết). Các khoảng trống giúp CO 2 khuếch tán tự do. - Mô dẫn truyền tạo thành mạng lưới phân nhánh. Bó mạch có xylem hướng về mặt trên và phloem hướng về mặt dưới. Các bó mạch nhỏ của song tử diệp và bó mạch đơn tử diệp được bao bởi tế bào bao. Các tế bào bao liên kết với tế bào sợi nối liền biểu bì làm tăng sự rắn chắc. 1.2. Các loại mô của cơ thể thực vật Mô thực vật có ba loại mô chủ yếu là mô bì, mô cơ bản và mô mạch. 1.2.1. Mô bì Tạo nên lớp phủ ngoài bảo vệ mô bên trong của cây. Mô bì tồn tại trên mọi bề mặt của cây. Mô bì thường được bao phủ lớp cutin giúp cây chống thóat hơi nướ, trừ mô bì ở rễ không có cutin. 1.2.2. Mô cơ bản Mô cơ bản chiếm phần lớn trong cơ thể, lắp đầy phần bên trong và nơi định và ị của các mô mạch. 1.2.3. Mô mạch Mô mạch là mô dẫn truyền. Có hai loại là xylem và phloem. Xylem dẫn truyền nước và muối khoáng. Phloem dẫn truyền dinh dưỡng của cây, các hormon và các chất cần thiết cho cây sinh trưởng. Hai loại mô này có cấu trúc và chức năng khác nhau. 1.3. Các kiểu mô phân sinh và sự phân hóa Mô phân sinh là những tế bào phôi có khả năng phân cắt, sự phân cắt chỉ xảy ra ở những tế bào non, nên vùng có khả năng phân cắt gọi là vùng phân sinh. Tùy theo vị trí mà có mô phân sinh ngọn và mô phân sinh bên. - Mô phân sinh ngọn (mô phân sinh sơ cấp) tạo ra những tế bào mới giúp cây tăng trưởng theo chiều dài. - Mô phân sinh bên (mô thứ cấp) giúp cây tăng trưởng theo đường kính. - Hoạt động của tế bào mô phân sinh là tổng hợp chất nguyên sinh và tạo tế bào mới nhờ quá trình phân chia, làm thay đổi về hình dạng, kích thước, độ dày vách tế bào và mức độ không bào hóa. Hầu như mọi quá trình phân chia đều xảy ra trong các vùng mô phân sinh. GIÁO VIÊN Điền Huỳnh Ngọc Tuyết 5 SH ÑCA 2-Phaàn 1 Trang Sự sinh trưởng sơ cấp của cây xảy ra nhờ hoạt động của mô phân sinh đỉnh chồi và mô phân sinh đỉnh rễ. Từ mô phân đỉnh hình thành ba mô phân sinh sơ cấp của cây (mô phân sinh bì, mô phân sinh cơ bản, mô tiền phát sinh). - Mô phân sinh bì hình thành mô biểu bì. - Mô phân sinh cơ bản tạo mô cơ bản. - Mô tiền phát sinh dẫn đến sự hình thành mô mạch sơ cấp. - Sau giai đoạn sinh trưởng sơ cấp nhất định đến giai đoạn sinh trưởng thứ cấp làm tăng đường kính của thân và rễ. Sự phát triển của tế bào trưởng thành xảy ra theo ba giai đoạn. Đầu tiên là pha phân chia tế bào tiến hành trong mô phân sinh đỉnh. Tiếp theo là kỳ giãn tế bào. Cuối cùng là pha phân hóa xảy ra khi mỗi tế bào phát triển thành dạng chuyên hóa cuối cùng, để thực hiện chức năng riêng trong cây. - Một số tế bào biểu bì của mô che chỡ ở lá chuyên hóa thành tế bào khẩu hay tế bào bào vệ để điều tiết kích thước của khẩu. - Một số tế bào biểu bì ở rễ không có lớp cutin và làm nhiệm vụ hấp thu nước, một số tế bào kéo dài thành lông hút ở vùng hấp thu. Mô phân sinh ở rễ và thân dần được thay bằng chu bì. - Nhu mô được sinh ra từ mô phân sinh ngọn và mô phân sinh bên, là những tế bào không chuyên hóa, mất khả năng phân cắt. Nhu mô gồm những tế bào sống, trưởng thành và giữa chúng thường có nhiều khoảng trống. Nhu mô rễ và thân có chức năng dự trữ dinh dưỡng và nước. - Giao mô là loại mô sơ cấp đơn giản có và ai trò quan trọng trong nâng đỡ cho cây non và lá. Giao mô là những tế bào sống, dài và có vách sơ cấp dày. - Cương mô là loại mô căn bản tương tự giao mô có chức năng nâng đỡ, có vách thứ cấp rất dày. Cương mô là những tế bào chết khi trưởng thành, được tạo ra từ mô phân sinh ngọn và mô phân sinh bên. Cương bào là những tế bào có hình dạng nhất định, thường hiện diện ở các phần cứng của quả, hột, và trong quả cứng. 1.3.1. Mô sơ cấp của thân 1.3.1.1. Biểu bì Biểu bì bắt nguồn từ mô phân sinh bì. Bề mặt của thân cây được bao phủ bởi tầng đơn tế bào biểu bì bảo vệ. Những vùng thường bị mất nước biểu bì tiết ra tầng cutin nhằm giảm sự mất nước, bảo vệ cây chống laị sự tổn thương cơ học và sự lây nhiễm của vi sinh vật. Biểu bì ở thân có hiện diện của các tế bào chuyên hóa (tế bào lông, tế bào bảo vệ). 1.3.1.2. Vỏ Vùng vỏ nằm giữa biểu bì và mô mạch của thân. Từ mô phân sinh cơ bản phân hóa tạo nên các loại tế bào khác nhau. - Mô mềm có kích thước lớn, vách mỏng, không chuyên hóa, chỉ có vách sơ cấp, ít khi có vách thứ cấp, khoảng gian bào lớn, thể nguyên sinh còn sống lúc trưởng thành với một nhân. Mô mềm có chức năng quang hợp, bài tiết, nâng đỡ, dự trữ nước và các chất dinh dưỡng khác. Mô mềm có mặt trong tất cả các loại tế bào của cây. Mô mềm chứa lục lạp tạo thành mô lục và hiện diện trong lá tạo thành tầng thịt lá. GIÁO VIÊN Điền Huỳnh Ngọc Tuyết 6 SH ÑCA 2-Phaàn 1 Trang - Mô dày nằm dưới biểu bì thân, có vách sơ cấp dày không đều. Tế bào hình sợi hoặc trụ liên tục kéo dài khi cây phát triển chứa lục lạp và sống lúc cây trưởng thành. Sợi mô dày nên có chức năng nâng dỡ và bảo vệ cho mô sơ cấp khi sự sinh trưởng thứ cấp chưa xảy ra. - Mô cứng được chuyên hóa cho chức năng nâng đỡ và khi phân hóa tiếp tục tạo vách thứ cấp dày thấm lignin. Khi quá trình lignin hóa hoàn thành, thể nguyên sinh sẽ chết. Vách lignin càng cứng hơn và phù hợp cho chức năng nâng đỡ thân cây. Mô cứng gồm hai loại tế bào, tế bào sợi và tế bào đá. 1.3.1.3. Phloem sơ cấp Mô phloem nằm phía ngoài gồm các bó mạch và chuyên hóa cho và iệc vận chuyển. Cho vật chất di chuyển theo hai chiều, đặc biệt là sự vận chuyển các vật chất được tổng hợp qua quá trình quang hợp. Ngoài tế bào nhu mô, cương mô còn có tế bào ống sàng (yếu tố ống rây) và tế bào kèm. Tế bào ống sàng là những tế bào dẫn truyền của mô phloem, chúng là những tế bào sống trưởng thành. Tế bào kèm điều chỉnh hoạt động trao đổi chất của tế bào sàng. Hai loại tế bào này có vách mỏng và thủng lỗ li ti tạo nên vô số cầu sinh chất. 1.3.1.4. Xylem sơ cấp Mô xylem nằm phía trong của bó mạch, có nhiệm vụ dẫn truyền nước và muối khoáng từ rễ đi lên. Các tế bào của mô là những tế bào rỗng có vách dày, do tế bào chất và nhân bị hủy khi trưởng thành. Mô xylem gồm những tế bào cương mô và nhu mô, có chức năng dẫn truyền và nâng đỡ, mô cứng rắn được gọi là gỗ. 1.3.2. Chức năng của thân - Thân có chức năng quan trọng là nâng đỡ, dẫn truyền, sinh trưởng. - Chức năng dẫn truyền do một và i loại tế bào khác nhau đảm nhiệm. Các tế bào sống của biểu bì, vỏ và tủy đều hấp thụ nước nhờ quá trình thẩm thấu. Kết quả tạo nên áp suất thủy tónh bên trong tế bào (áp suất trương) đẩy thể nguyên sinh hướng ra , ép và o vách tế bào, làm tế bào trương và có dạng vững chắc nên chịu được sự uốn cong. Nếu tế bào mất nước, chúng mềm ra và héo rũ như thân cây thảo. - Bó mạch có chức năng chuyên hóa dẫn truyền quan trọng theo cơ chế khác. - Ngoài ra thân cây bị biến thái và chuyên hóa thực hiện các nhiệm vụ khác như dự trữ, quang hợp, hoặc sinh sản. 1.3.3. Sự sinh trưởng thứ cấp GIÁO VIÊN Điền Huỳnh Ngọc Tuyết 7 Mô phaân sinh bìbiểu bì Mô phân sinh cơ bản VỏTầng phát sinh bầnTầng lục bì Mô tiền phát sinh Sinh trưởng sơ cấp sinh trưởng thứ cấp Tủ Phloem sơ cấp Tầng phát sinh mạch Xylem sơ cấp Phloem thứ cấp Xylem thứ cấp Mô phân sinh đỉnh Bần SH ÑCA 2-Phaàn 1 Trang 1.3.3.1. Tầng phát sinh - Tầng phát sinh là vùng tế bào non không phân hóa nằm giữa xylem và phloem. Tầng phát sinh phân chia tạo nên mô mạch mới, đảm bảo sự sinh trưởng về đường kính của cây hai lá mầm, đặc biệt đối với cây sống nhiều năm. Sự sinh trưởng thứ cấp của cây nhờ hoạt động của mô phân sinh bên (tầng phát sinh mạch và tầng phát sinh bần). - Tầng phát sinh của cây song tử diệp thân thảo có thể không bao giờ hoạt động, không tạo thêm tế bào xylem và phloem. Có thể hoạt động phân cắt tạo tế bào mới ở cả 2 mặt. Tế bào mới ở mặt ngoài phân hóa thành phloem thứ cấp, tế bào mới phía trong tạo thành mô xylem thứ cấp. Phloem thứ cấp mới đẩy phloem sơ cấp ra ngoài và xylem thứ cấp mới đẩy xylem sơ cấp và o trong. Ở những cây này có thứ tự từ ngoài và o trong: biểu bì, vỏ, phloem sơ cấp, tầng phát sinh, xylem thứ cấp, xylem sơ cấp và tủy. 1.3.3.2. Xylem thứ cấp - Mô xylem được hình thành từ tầng phát sinh mạch trong sinh trưởng thứ cấp ở cây có mạch. Các bó xylem được tạo ra liên tục và được gọi là gỗ. - Các tế bào xylem được sinh ra sớm trong kỳ tăng trưởng (mùa xuân) có kích thước lớn hơn các tế bào tạo ra cuối kỳ (mùa hè), vì thế tạo nên các vòng tăng trưởng quan sát được. - Ơ cây già các xylem già không làm chức năng dẫn truyền mà chuyển sang nhiệm vụ nâng đỡ, phần này được gọi là lõi và phần phía ngoài còn hoạt động được gọi là dác. Phần tủy đậm màu hơn phần dác và cây vận sống bình thường nếu phần lõi mất đi, nhưng cây sẽ bị yếu. - Xylem thứ cấp dày hơn xylem sơ cấp và chứa các yếu tố mạch, quản bào, sợi và tế bào mô mềm xylem. 1.3.3.3. Phloem thứ cấp - Phloem thứ cấp được hình thành từ tầng phát sinh mạch trong quá trình sinh trưởng thứ cấp ở cây có mạch. - Lớp phloem thứ cấp thường mỏng hơn xylem, các vòng tăng trưởng hằng năm của phloem không đếm được vì vách tế bào mỏng nên bị chèn ép bởi những tế bào xylem thứ cấp. - Trong giai đoạn đầu của sinh trưởng thứ cấp hình thành các vùng phát sinh bó bên trong các bó mạch, từ đó tạo ra các tế bào phloem thứ cấp hướng ra ngoài và các tế bào xylem thứ cấp hướng và o trong. Đồng thời một số tế bào mô mềm trong tia tủy giữa các bó mạch bắt đầu phân chia để tạo vùng liên kết, gọi là tầng phát sinh gian bó. Khi sự phát triển tiếp tục, các tế bào tầng phát sinh tạo trụ nguyên vẹn gọi là tầng phát sinh mạch và từ đó tạo ra phloem và xylem thứ cấp thành băng liên tục. GIÁO VIÊN Điền Huỳnh Ngọc Tuyết 8 SH ÑCA 2-Phaàn 1 Trang - Phloem thứ cấp ở cây già vận hoạt động dẫn truyền tích cực như cây non. Tóm lại: những cây già là những cây không có biểu bì và vỏ. Bề mặt được bao bọc bởi lớp vỏ ngoài của mô bần. Dưới tầng phát sinh vỏ là một lớp phloem mỏng, tiếp theo là tầng phát sinh gỗ mỏng, phần còn lại hầu hết là xylem thứ cấp và chỉ có những vòng phía ngoài còn chức năng dẫn truyền. 1.3.3.4. Tầng sinh bần - Tầng phát sinh bần là mô phân sinh bên tạo lớp vỏ ngoài (chu bì), là mô bảo vệ thứ cấp phổ biến trong thân và rễ cây có hạt. Tầng bần nằm dưới biểu bì. Khi phân chia, tế bào bần ở ngoài và nhu mô ở trong, vùng này được gọi là chu bì. Lớp tế bào bần tạo thành vỏ ngoài bảo vệ cây, đây là những tế bào chết không có gian bào, cho phép trao đổi khí qua các bì khẩu xếp lỏng lẻo. - Tầng phát sinh vỏ có thể tạo thành những vòng đồng tâm bao quanh cây tạo nên lớp vỏ ngoài láng, có thể tầng phát sinh không liên tục tạo nên lớp vỏ ngoài sần sùi. TÓM TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG - Cơ thể thực vật là một trụ gồm hệ rễ và chồi được cấu tạo thành từ bốn cơ quan rễ, thân, lá và hoa. Trong đó, rễ, thân, lá là cơ quan sinh dưỡng. Hoa là cơ quan sinh sản hữu tính. Mọi cơ quan của cơ thể thực vật tùy mức độ khác nhau đều được xây dựng từ ba loại mô chủ yếu là mô bì, mô mạch và mô cơ bản. - Mô bì phủ bề mặt cây, chịu nhiều biến thái trong các cơ quan khác nhau. Như ở lá thừơng thấm cutin để chống thóat hơi nước, có vai trò bảo vệ mô bên trong. Ở rễ mang lông hút, ở lá biểu bì chứa tế bào bảo vệ. Mô bần ở thân thay thế biểu bì trong cây gỗ. Mô bì - Mô cơ bản gồm tế bào mô mềm có vách mỏng và có khả năng quang hợp khi tế bào chứa lục lạp. Đối với các tế bào chỉ mang các lạp thể không màu, có vai trò dự trữ. Mô cơ bản là phần chất nền trong đó định vị mô mạch dẫn và chiếm phần lớn trong cơ thể cây. Ngoài tế bào mô mềm, mô cơ bản còn có tế bào mô dày và mô cứng. - Mô mạch gồm xylem và phloem. Xylem là yếu tố mạch và quản bào có dạng tế bào kéo dài, vách cuối có nhiều lỗ thủng nhỏ, Xylem dẫn truyền nước và muối khoáng. Phloem gồm tế bào ống sàng kết hợp với tế bào kèm, dẫn truyền chất hữu cơ. - Thực vật sinh trưởng nhờ mô phân sinh đỉnh nằm ở phần cuối của chồi và rễ. Đó là vùng tế bào phân chia mạnh mẽ. Mô phân sinh đỉnh dẫn đến ba loại mô phân sinh sơ cấp của cây: mô phân sinh bì tạo mô bì, mô phân sinh cơ bản hình thành mô cơ bản và mô tiền phát sinh cho mô mạch sơ cấp như xylem và phloem sơ cấp. Kiểu sinh trửơng làm cho chồi và rễ kéo dài ra do mô phân sinh đỉnh đảm nhiệm gọi là sinh trưởng sơ cấp. Kiểu sinh trưởng thứ cấp do mô phân sinh bên tiến hành giúp cây tăng đường kính hoặc chu và i thân và rễ. Mô phân sinh bên gồm hai loại là tầng phát sinh mạch và tầng phát sinh bần. GIÁO VIÊN Điền Huỳnh Ngọc Tuyết 9 SH ÑCA 2-Phaàn 1 Trang - Mô mềm gồm các tế bào có mặt vách sơ cấp, là loại tế bào phong phú nhất trong cơ thể cây sơ cấp. Chức năng của mô mềm là quang hợp, dự trữ thức ăn, nước,… ở trạng thái trưởng thành, tế bào mô mềm là tế bào sống và có một nhân. - Tế bào mô dày tạo dạng sợi hoặc trụ liên tục trong thể sơ cấp của cây, dễ nhận biết nhờ các vách sơ cấp dày không đều, tạo cho tế bào khả năng nâng đỡ, khi sinh trưởng thứ cấp chưa xảy ra. Ở trạng thái trưởng thành tế bào vận sống và hoạt động. - Tế bào mô cứng bao gồm tế bào sợi và tế bào đá vách dày, cứng với vách thứ cấp dày, sau khi tế bào đạt kích thước tối đa thường ngấm lignin. Lúc tế bào trưởng thành, thể nguyên sinh bị chết. Quản bào và yếu tố mạch là thành phần dẫn truyền chủ yếu của xylem tương tự tế bào mô cứng có vách dày. Chức năng chủ yếu của tế bào mô cứng là nâng đỡ cho cơ thể cây. - Sinh trưởng thứ cấp trong cả thân và rễ cây sau khi hình thành các mô phân sinh bên như tầng phát sinh mạch và tầng phát sinh bần. Tầng phát sinh mạch hình trụ gồm các tế bào đang phân chia tạo xylem ở phía trong và phloem ở ngoài. Kết quả là chu và i cây tăng lên. - Tầng phát sinh bần có mặt trong thân và rễ được hình thành trong giai đọan của sinh trưởng thứ cấp, có vai trò làm tăng đường kính thân cây. Nó tạo bần ở phiá ngoài và tầng lục bì gồm các mô mềm ở phía trong. Vỏ chứa bần và phloem. Gỗ chứa các vòng năm của xylem. Rễ cũng trải qua sinh trưởng thứ cấp giống thân. - Thân có nhiều kiểu biến thái khác nhau như thân nằm ngang trên mặt đất và thân dưới mặt đất. CÂU HỎI câu 1 Hãy so sánh hệ rễ và hệ chồi của thực vật có hoa và nêu tính chất đặc trưng của mỗi cơ quan cấu thành cơ thể cây. câu 2 So sánh một tế bào biểu bì với một tế bào bần. Các tế bào này tồn tại trong loại mô nào của cây? Biểu bì biến thái như thế nào trong các cơ quan khác nhau của cây? câu 3 So sánh cấu trúc và chức năng của tế bào mô mềm, mô dày và mô cứng. Các tế bào này tồn tại trong loại mô nào của cây? câu 4 Phân biệt nét đặc trưng về cấu trúc và chức năng của xylem và phloem. Xylem và phloem tồn tại trong loại mô nào của cây? câu 5 Phân biệt giữa sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp. Phải chăng thực vật hạt kín đều trải qua sinh trưởng thứ cấp? Giải thích. câu 6 So sánh sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp của thân và rễ? câu 7 Nêu tên và giải thích chức năng của các mô chủ yếu bên trong mỗi cơ quan thực vật. câu 8 Giải thích vị trí và chức năng của tầng phát sinh mạch. Giải thích tại sao khi cây gỗ bị cắt vòng quanh thân cây (phần vỏ cây) thì cuối cùng cây bị chết. GIÁO VIÊN Điền Huỳnh Ngọc Tuyết 10 [...]... hữu cơ do quang hợp tạo ra đến các phần cơ thể c a cây Ở một số thực vật lá bị biến thái và ới chức năng khác ngoài quang hợp như gai xương rồng, tua cuốn cây họ đậu, cơ quan bẫy côn trùng ở cây “ăn thịt” Nước và các chất h a tan di chuyển qua mô theo con đường apoplast và symplast Trong rễ, nước và chất h a tan có thể đi qua gi a vỏ và trụ gi a thông qua symplast do có mặt c a các đai caspary trong... quang c a cây? 6, Cho biết ảnh hưởng c a auxin lên việc làm mềm dẻo c a và ch tế bào thực vật? 7, Vai tròchủ yếu c a cytokinin trong phát triển thực vật là gì? So sánh hoạt động c a auxin và cytokinin Cytokinin được tạo ra ở đâu trong thực vật và ý ngh a c a nó trong cấy mô ? 8, Trình bày vai trò c a ethylen và các ứng dụng c a hormon này 9, ABA được tạo ra ở đâu trong cây? Vai trò chủ yếu c a ABA... 5.2 Sự sinh sản hữu tính Cấu tạo c a hoa Hoa láà cơ quan sinh sản hữu tính c a cây, láà một chồi cành tăng trưởng có hạn định mang các lá biến đổi để đảm nhiệm chức năng sinh sản Các lá biến đổi được chia làm 4 phần, gắn trên đế hoa láà phần phù ra c a cuống hoa Hoa có thể có đủ 4 thành phần hoặc không 5.2.1 Đài hoa: v ịng ngồi cng c a hoa, gồm các láá đài bao bọc và bảo vệ các bộ phận c a hoa khi còn... bào.Vỏ có khả năng ch a chất dự trữ làm thức ăn cho hoạt động trao đổi chất c a rễ Các tế bào nằm trong vùng c a vỏ tạo tầng nội bì Nội bì có hình trụ, chuyên h a cao, được viền bằng chất sáp tạo thành dải liên tục gọi là đai Caspary bao quanh mỗi tế bào.Đai Caspary giúp tế bào hòan toàn không thấm nước và chất tan Do đó nước và chất tan từ vỏ và o trụ mạch phải đi qua thể nguyên sinh c a nội bì, nhờ đó... tham gia phản ứng nở hoa Ethylen là chất khí có chức năng c a một hormon thực vật Ethylen được sử dụng rộng ri để thúc đẩy sự chín c a quả, có vai tròlm rụng l, tham gia lm lão h a cây Auxin làm chậm sự sinh trưởng chồi bên do nó kích thích tạo ethylen gần vị trí tạo auxin ABA kích thích sự lão h a và gây ra hiện tượng rụng lá, hoa, quả Gây nên sự hình thành chồi ma đông Có vai tròquan trọng trong cơ chế... sự tăng trưởng c a chồi bên, auxin được tạo ra từ đỉnh ngọn c a thân và đi xuống thân ngăn cản sự phát triển c a chồi bên GIÁO VIÊN Điền Huỳnh Ngọc Tuyết SH ÑCA 2-Phaàn 1 Trang 25 cùng lúc kích thích sự tăng trưởng c a thân chính Dưới tác động c a auxin tế bào quanh mầm bên trong và ùng mắt c a thân tạo ra etylen và ức chế sự sinh trưởng c a và ùng bên + Kích thích quá trìnhsao m ARN thơng tin dẫn... quang dương là phản ứng sinh trưởng c a cây và ới chiều hướng c a ánh sáng a số thân, chồi, bao lá mầm biểu hiện hướng quang dương khi auxin vận động đến ph a che tối, làm cho hai ph a sinh trưởng không đồng đều Nên làm chúng uốn cong và ề ph a có ánh sáng + Tính hướng trọng lực là phản ứng sinh trưởng c a cây do ảnh hưởng c a trọng lực Chồi có hướng trọng lực âm, rễ hướng trọng lực dương Auxin và ABA... protein đóng vai trò kênh vận chuyển nước qua màng Kênh đặc hiệu nước (aquaporin) chỉ cho nước qua không cho các ion hay các sản phẩm trao đổi chất qua màng Chiều hướng và tốc độ c a nước qua màng do tổng động lực gradien nồng độ c a nước và gradien áp suất quyết định Tổng động lực này chính là thế năng nước (gradien thế nước) Theo thuyết nhiệt động học, hiệu số gi a năng lượng tự do c a phân tử nước... thành biểu bì), tiền phát sinh (hình thành phloem sơ cấp, xylem sơ cấp,tầng phát sinh mạch và trụ bì), mô phân sinh cơ bản (sinh sản vỏ và nội bì) Mô phân đỉnh sinh sản tế bào bao rễ thay thế tế bào mất đi khi len lõi gi a các hạt đất Trung tâm c a mô phân sinh đỉnh là vùng phân chia rất chậm có khả năng điều chỉnh sự sinh trưởng c a rễ - Các tế bào tạo ra nằm ph a sau mô phân sinh và các tế bào khác... lũy ở ph a dưới c a rễ và ức chế sự sinh trưởng c a rễ, còn auxin tích lũy bn dưới c a thân và kích thích sự sinh trưởng c a thân Rễ tiếp nhận trọng lực nhờ sự vận động c a các hạt tinh bột trong tế bào mũ rễ chuyên h a thăng bằng Tế bào thăng bằng ch a lạp tạo bột 3.1 GIÁO VIÊN Điền Huỳnh Ngọc Tuyết SH ÑCA 2-Phaàn 1 3.2 Trang 23 và ới mật độ tinh bột cao hơn so và ới tế bào chất và tham gia phát hiện . các chất h a tan di chuyển qua mô theo con đường apoplast và symplast. Trong rễ, nước và chất h a tan có thể đi qua gi a vỏ và trụ gi a thông qua symplast do có mặt c a các đai caspary trong. tục gọi là đai Caspary bao quanh mỗi tế bào.Đai Caspary giúp tế bào hòan toàn không thấm nước và chất tan. Do đó nước và chất tan từ vỏ và o trụ mạch phải đi qua thể nguyên sinh c a nội bì, nhờ. chung c a cây có hoa, phân biệt gi a chồi vàhệ rễ bao gồm hai loại cơ quan: sinh dưỡng (rễ, thân, lá) vàcơ quan sinh sản (hoa) cùng các chức năng c a chúng. - Nắm được các loại mô chuyên h a chủ