Giáo án 11 - Cơ bản Đỗ Viết Cường Tiết theo PPCT: 31 TRẢ BÀI SỐ 2 Ngày soạn: 7.10.09 Ngày giảng: Lớp giảng: 11A 11C 11E 11K Sĩ số: A. Mục tiêu bài học Qua giờ trả bài, nhằm giúp HS: - Ôn tâp, củng cố kiến thức và kĩ năng về văn NL. - Rèn luyện năng lực thẩm định, đánh giá; tự phát hiện lỗi và sửa lỗi. - Rút kinh nghiệm về cách phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận. B. Phương tiện thực hiện - SGK, SGV Ngữ văn 11 - Giáo án - Bài viết của học sinh C. Phương pháp thực hiện - Trao đổi thảo luận - Thuyết trình - Ôn tập củng cố D. Tiến trình giờ giảng 1. Ổn định 2. GTBM 3. Hoạt động dạy học Hoạt động cảu Thầy và Trò Yêu cầu cần đạt GV: yêu cầu HS nhắc lại đề Gv chép lên bảng GV: Kiểu đề, nội dung, PPNL và PVTL của đề? HS trả lời Gv ghi bảng I. Phân tích đề và lập dàn ý 1. Phân tích đề Đề bài: Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua các bài thơ “Tự tình II” của Hồ Xuân Hương và “Thương vợ" của Trần Tế Xương. - Kiểu đề: mở - vì khi phân tích hai bài thơ này, chúng ta có thể đề cập đến các khía cạnh khác nhau . - Nội dung yêu cầu của đề: + Giá trị nội dung: phản ánh hiện thực xã hội, thân phận người phụ nữ, quan hệ giữa con người với con người. 1 Giáo án 11 - Cơ bản Đỗ Viết Cường GV: (Thuyết giảng) chi tiết hình ảnh trong bài: trơ cái hồng nhan, vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn, mảnh tình san sẻ tí con con GV: (thuyết giảng) chi tiết hình ảnh trong bài thơ: Quanh năm buôn bán ở mom sông, lặn lội thân cò, eo sèo, có chồng cung như không GV: (Thuyết giảng) chi tiết hình ảnh trong bài thơ: xiên ngang mặt đất, đam toạc chân mây, ngán nỗi xuân đi xuân lại lại GV: (Thuyết giảng) - âu đành phận, dám quản công + Giá trị nghệ thuật: cấu tứ, ngôn từ, nhịp điệu, các biện pháp nghệ thuật khác, cá tính sáng tạo của nhà thơ. - PPNL: GT, CM, PT, SS, BL - PVTL: Tự tình II - HXH + Thương vợ - TTX và một số tác phẩm văn học cùng đề tài 2. Lập dàn ý a. Mở bài: - Hình ảnh người phụ nữ trong văn học nói chung. - Cảm hứng về người phụ nữ trong hai tác giả: Hồ Xuân Hương và Tú Xương. b. Thân bài: - Người phụ nữ chịu nhiều thiệt thòi, gian nan, vất vả: + Tự tính II: Nỗi buồn về thân phận, về chuyện tình duyên và hạnh phúc gia đình. Những điều quan trọng và có ý nghĩa nhất đối với người phụ nữ. + Thương vợ: Người vợ lặn lội, sớm khuya vất vả quanh năm Nỗi gian truân vì gánh nặng gia đình. - Người phụ nữ với nhiều phẩm chất tốt đẹp và khao khát yêu đương: + Thơ Hồ Xuân Hương: khát khao tình yêu thương và được yêu thương. + Thương vợ: Vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam: chịu thương chịu khó, hi sinh vì chồng con. - Cảm nhận của người viết: Cảm thông, thương xót, chia sẻ, nể phục, ngợi ca. c. Kết bài: - Khẳng định giá trị của ba bài thơ. 2 Giáo án 11 - Cơ bản Đỗ Viết Cường GV: Trung, Đ.Hoàng, Thức (11E); Huỳnh, Duy, Hùng (11K); Tín, Thắng, Luân (11C); Linh, Hà, Quyết (11A) GV: Luân, Bằng, Sơn (11C); Tuân, Hạnh, Hoa (11A); Hưng, Mưng, Hồng (11E) GV: rất nhiều bài viết triển khai theo kiểu này - Liên hệ với phẩm chất của người phụ hôm nay. II. Nhận xét và đánh giá 1. Ưu điểm - Về nội dung: Các bài viết đã cố gắng làm rõ luận đề, nêu được các ý cơ bản. + Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong ba bài thơ. + Thân phận bất hạnh và phẩm chất của người phụ nữ. + Liên hệ mở rộng. - Về kĩ năng : + Đa phần nhận diện đúng và hiểu chủ ý của đề. + Vận dụng được kĩ năng phân tích và phát biểu cảm nghĩ. + Bố cục bài viết rõ ràng, dùng từ, đặt câu, dựng đoạn đa phần đạt yêu cầu. 2. Nhược điểm - Về nội dung: + Một số bài viết chưa làm rõ được luận đề do thiếu kiến thức + Chưa có luận điểm rõ ràng, hợp lí + Chưa nhìn nhận vấn đề trên các phương diện hoặc chưa liên hệ mở rộng. - Về kĩ năng: + Một số bài viết còn mắc những lỗi khá sơ đẳng về chính tả. + Chưa nắm vững thao tác lập luận phân tích nên chưa tổng hợp được vấn đề. + Thao tác so sánh chưa đạt yêu cầu: chỉ khai thác riêng từng bài. III. Thang điểm - Điểm 9 - 10: đáp ứng tốt các yêu cầu nêu trên, lập luận chặt chẽ, bố cục hợp lí, văn viết lưu loát giầu cảm xúc - Điểm 7 - 8: cơ bản đáp ứng được yêu cầu nêu trên, khả năng phân tích, so sánh có chỗ còn hạn chế, diễn đạt tương đối tốt, có thể mắc một số sai sót về diến đạt - Điểm 5 - 6: hiểu được yêu cầu cơ bản của đề, tỏ ra nắm được nội dung chính yêu cầu của đề bài, tìm được luận điểm chung để triển khai bài viết nhưng khi nghị luận còn lúng túng. Nêu được 1/2 số ý 3 Giáo án 11 - Cơ bản Đỗ Viết Cường - Điểm 2 - 4: chưa hiểu được đầy đủ nội dung yêu cầu của đề, phân tích riêng từng bài, diễn đạt yếu - Điểm 0 - 1: sai lạc hoàn toàn về nội dung và phương pháp nghị luận hoặc không viết được gì. * Lưu ý: khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. IV. Tổng kết điểm 1. Lớp 11A - Điểm 8.0:……………………………… - Điểm 7.0:……………………………… - Điểm 6.0:……………………………… - Điểm 5.0:……………………………… - Điểm 4.0:……………………………… - Điểm 3.0……………………………… - Điểm 2.0……………………………… 2. Lớp 11C - Điểm 8.0:……………………………… - Điểm 7.0:……………………………… - Điểm 6.0:……………………………… - Điểm 5.0:……………………………… - Điểm 4.0:……………………………… - Điểm 3.0……………………………… - Điểm 2.0……………………………… 3. lớp 11E - Điểm 8.0:……………………………… - Điểm 7.0:……………………………… - Điểm 6.0:……………………………… - Điểm 5.0:……………………………… - Điểm 4.0:……………………………… - Điểm 3.0……………………………… - Điểm 2.0……………………………… 4. Lớp 11K - Điểm 8.0:……………………………… - Điểm 7.0:……………………………… - Điểm 6.0:……………………………… - Điểm 5.0:……………………………… - Điểm 4.0:……………………………… - Điểm 3.0……………………………… - Điểm 2.0……………………………… V. Trả bài và giải đáp thắc mắc (nếu có) 4. Củng cố và dặn dò - Về nhà sửa lỗi và soạn bài: Thao tác lập luận so sánh 4 . Cơ bản Đỗ Viết Cường Tiết theo PPCT: 31 TRẢ BÀI SỐ 2 Ngày soạn: 7.10.09 Ngày giảng: Lớp giảng: 11A 11C 11E 11K Sĩ số: A. Mục tiêu bài học Qua giờ trả bài, nhằm giúp HS: - Ôn tâp, củng cố kiến. một số tác phẩm văn học cùng đề tài 2. Lập dàn ý a. Mở bài: - Hình ảnh người phụ nữ trong văn học nói chung. - Cảm hứng về người phụ nữ trong hai tác giả: Hồ Xuân Hương và Tú Xương. b. Thân bài: . phân tích và phát biểu cảm nghĩ. + Bố cục bài viết rõ ràng, dùng từ, đặt câu, dựng đoạn đa phần đạt yêu cầu. 2. Nhược điểm - Về nội dung: + Một số bài viết chưa làm rõ được luận đề do thiếu