HỒ CHÍ MINH – CON NGƯỜI CỦA SỰ SỐNG ppt

250 1.6K 24
HỒ CHÍ MINH – CON NGƯỜI CỦA SỰ SỐNG ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

HỒ CHÍ MINH – CON NGƯỜI CỦA SỰ SỐNG 1 MỤC LỤC MỤC LỤC 2 Hồ CHÍ MINH – CON NGƯỜI CỦA SỰ SỐNG 3 Lời mở đầu 3 Chương 1: Lối vào di sản 8 Đường tiếp cận 8 Chương 2: NHẬN THỨC LÀ MỘT QUÁ TRÌNH 27 Hai: Hồ Chí Minh đánh giá cao chủ nghĩa dân tộc 53 Chương 3: TRIẾT LÝ PHÁT TRIỂN QUA CUỘC SỐNG 130 Chương 4: VĂN HOÁ SOI ĐƯỜNG CHO QUỐC DÂN 194 KẾT LUẬN 246 2 Hồ CHÍ MINH – CON NGƯỜI CỦA SỰ SỐNG Lời mở đầu GS.TS MẠCH QUANG THẮNG Trong thế giới của con người, có ba cái chết. Cái chết thứ nhất là cái chết sinh học. Cái chết này được xác định khi con người đã nằm ở cõi vĩnh hằng. Nói như người Hà Nội thường hay đùa, thì là “đi Văn Điển”. Cái chết thứ hai là cái chết chính trị, đạo đức. Nghĩa là người đó còn sống đấy, sống về sinh học, nhưng coi như đã chết, thậm chí bị người đời nguyền rủa, hoặc chẳng ai còn biết người đó còn ở trên đời này nữa. Cái chết thứ ba là người đó đã chết sinh học rồi nhưng vẫn còn sống mãi, sống đẹp trong tâm khảm của những người chân chính, bởi người đó đã để lại tiếng thơm cho đời, để lại di sản tinh thần lớn lao cho nhân dân, cho dân tộc và cho nhân loại nhiều thế hệ. Người anh hùng dân tộc Bungari Khơrixtô Bôtép (1849-1876), một lãnh tụ của cuộc kháng chiến Bungari chống quân xâm lược Thổ Nhĩ Kỳ, viết rất hay rằng: “Người nào ngã xuống trong cuộc đấu tranh cho tự do thì người đó không bao giờ chết. Đất trời, thiên nhiên tiếc thương và ngợi ca muôn đời cuộc sống của người đó…”[1]. Trường hợp Hồ Chí Minh chính là người thuộc cái chết thứ ba ấy. Nhân đây, tôi xin quy ước về tên gọi của Hồ Chí Minh. Trong cuộc đời của mình, Hồ Chí Minh có rất nhiều tên gọi. Cuốn sách của Bảo tàng Hồ Chí Minh Những tên gọi bí danh, bút danh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, đưa ra con số thống kê: có 169 tên chính thức, bí danh, bút danh của Hồ Chí Minh, và nêu lên 17 bút danh, bí danh khác đang nghi là của Hồ Chí Minh. Còn nhà sưu tầm Bá Ngọc trong cuốn sách của mình Hồ Chí Minh – Những tên gọi đi cùng năm tháng, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2003, thống kê Hồ Chí Minh có 78 tên chính thức, bí danh và 96 bút danh. Nhiều người hỏi tôi: tại sao Hồ Chí Minh mang tên gọi này, tên gọi nọ, bút danh này, bút danh nọ; tên đó, bút danh đó mang ý nghĩa gì? Tôi cho rằng, trừ một vài tên gọi có thể giải thích được nguyên do, ý nghĩa, nhưng hầu hết không thể giải thích được. Trong cuốn sách này, tôi dùng một tên gọi trong rất nhiều tên gọi để bạn đọc tiện theo dõi, đó là Hồ Chí Minh. Nhiều người, cả trong và ngoài nước, cho rằng Hồ Chí Minh là một nhân vật huyền thoại. Cũng có thể gọi như thế với nhiều nghĩa. Nhưng nếu là nghĩa rằng, huyền thoại là đầy những điều không có thật, thì tôi cho là không phải vậy. Các bạn đang cầm trên tay cuốn sách “Hồ Chí Minh – con người của sự sống” viết về Hồ Chí Minh, tức là về một người mà cùng với các đồng chí phái tả của mình trong Đảng Xã hội Pháp tham gia thành lập Phân bộ Pháp của Quốc tế Cộng sản năm 1920 (Section Francaise de L’ Internationale Communiste, viết tắt là S.F.I.C.) – tức là Đảng Cộng sản Pháp; là người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam; là người khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà; là người sáng lập lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam; là người sáng lập mặt trận dân tộc thống nhất; là người khai sinh nền báo chí cách mạng Việt Nam; là chiến sĩ kiên cường của Quốc tế Cộng sản, của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, phong trào giải phóng dân tộc… Có bấy nhiêu vị thế và công trạng đó nhưng trên ngực áo của Hồ Chí Minh không có lấy một tấm huân chương nào của Việt Nam trao tặng (Có một lần Nhà nước ta dự định tặng cho Hồ Chí Minh huân chương Sao Vàng, huân chương cao quý nhất của nước ta, nhưng Hồ Chí Minh có ý không nhận, Hồ Chí Minh bảo là bao giờ nước nhà thống nhất, lúc đó đồng bào miền Nam sẽ thay mặt cả nước trao cho ông huân chương đó). Đúng là trên ngực áo của Hồ Chí Minh không có tấm huân chương nào của Việt Nam, nhưng bên trong làn áo 3 mỏng đó của Hồ Chí Minh có một trái tim đập cùng dân tộc và nhân loại. Hồ Chí Minh là người đã để lại cho thế kỷ XX, thế kỷ bi hùng, thế kỷ đầy chất tráng ca cũng như đầy máu và nước mắt, và để lại cho các thế kỷ tiếp theo, một di sản tinh thần to lớn, quý báu. Và, tôi có vài lời thưa trước với bạn đọc. Tôi viết cuốn sách này với nhiều lý do. Thứ nhất, do thôi thúc nội tâm của một người nghiên cứu khoa học. Tôi nghĩ rằng, thiếu sự thôi thúc nội tâm thì tôi sẽ không còn là người nghiên cứu khoa học nữa. Bạn hãy nghiệm mà xem, làm công tác nghiên cứu khoa học mà không có niềm đam mê thì có khi cứ “ngâm cứu” mãi mà không viết ra được một trang chữ nào cả, hoặc làm việc cứ như trâu bệnh kéo cày. Nói thì dễ, làm mới khó. Có được sự thôi thúc này thật không đơn giản. Vì trong thời buổi chuyển làn cơ chế của cuộc sống, nhiều giá trị tinh thần cứ hay bị đổi thay, có cái tốt lên và có nhiều cái xấu đi, thậm chí bị đảo lộn. Những điều đó tác động hằng ngày, hằng giờ và tác động cực mạnh đến người cầm bút. Tác động tích cực có và tiêu cực cũng không ít. Thứ hai, do yêu cầu của chính bản thân công việc của tôi là nghiên cứu và giảng dạy bậc đại học và sau đại học ngành khoa học lịch sử và chuyên ngành Hồ Chí Minh học. Qua bao năm tháng trải nghiệm nghiên cứu và giảng dạy, trong thời gian tác nghiệp, tôi thấy một nhân vật thật đặc biệt trong lịch sử hiện đại Việt Nam và lịch sử thế giới: đó là Hồ Chí Minh. Những điều đặc biệt của nhân vật lịch sử Hồ Chí Minh có nhiều nhưng có lẽ đọng lại sâu nhất trong tôi là những điều sau đây khiến cho tôi càng tò mò và càng nghiên cứu càng thấy thú vị. Đúng là như nhiều người nói: lịch sử là cuộc sống. Thế giới là phẳng[2]trong xu thế toàn cầu hoá với cuộc sống số. Toàn cầu hoá đang làm cho các quốc gia-dân tộc, các thị trường xích lại gần nhau hơn bao giờ hết. Thế kỷ XXI này sẽ là thế kỷ của sự bùng phát thông tin mạnh theo cấp số nhân so với những thập niên cuối thế kỷ XX. Các ý tưởng trên thế giới sẽ được lan truyền nhanh hơn qua các nẻo đường, nó được “lên sàn”, bất chấp các biên giới quốc gia với nhiều chế độ chính trị khác nhau. Những nước nghèo sẽ được tiếp cận nhanh chóng với lượng thông tin mà một thời chỉ dành riêng cho các nước công nghiệp phát triển, còn các nước kém phát triển, đang phát triển đã luôn ở vào tình trạng “trâu chậm uống nước đục”. Một xã hội mà nền dân chủ sẽ được chế định bởi tính thông tin toàn dân, khi đó mọi cử tri sẽ biết được, có khi biết được một cách trực tiếp, nhanh chóng, những điều mà trước kia chỉ một vài quan chức được biết. Cuộc cách mạng truyền thông đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc san phẳng các trở ngại về bất bình đẳng, về cơ hội phát triển… Tính chia cắt, cục bộ đã dần bị lùi vào quá khứ. Một xã hội liên kết cực kỳ chặt chẽ với nhau đang hình thành trên thế giới. Tính ảnh hưởng, sự lan truyền của cơn bão khủng hoảng tài chính bắt đầu ở nước Mỹ từ năm 2008 ra phần thế giới còn lại đã nói lên một phần tình trạng đó. Hiện đang có một thế giới như vậy thật. Nhưng, đó mới chỉ là một mặt chưa thật lớn lắm của tình hình. Một mặt khác của thế giới vẫn còn nhiều gồ ghề, xù xì, lồi lõm như chính bề mặt của trái đất vậy. Thế giới có luật chơi chung, vốn đã được soạn không lấy gì làm công bằng lắm, nhưng lại bị không ít người hiểu và làm theo ý riêng của họ. Vẫn còn đó cảnh kẻ mạnh bắt nạt kẻ yếu, cảnh kẻ giàu áp chế kẻ nghèo. Vẫn còn đó cái cảnh kẻ yếu, kẻ nghèo lại kèm theo cái hèn, lòng tự ty, cam chịu khuất phục trước các thế lực khác, tự chịu đi sau trong một thế giới đầy năng động, phát triển. Thế giới hiện tràn ngập những mùi vị ngọt bùi, những điều thánh thiện. Thế giới đầy những người anh minh. Nhưng, thế giới còn ngập ngụa cả những mùi vị đắng cay, chua chát. Thế giới đang có cả những ông kễnh. Và, thế giới có cả những điều xấu xa mà những người lương thiện không thể chấp nhận. Hồ Chí Minh là người đằm mình trong các sự kiện trọng đại nhất của dân tộc Việt Nam và của các biến cố trên thế giới mà ông sống. Hồ Chí Minh đã để lại nhiều dấu ấn tích cực, quan trọng cho quá trình phát triển của dân tộc Việt Nam và quá trình phát triển văn minh tiến bộ của nhân loại; không những cho thời kỳ ông sống mà cả quá trình về sau, khi ông 4 đã qua đời. Hồ Chí Minh là một phần phát triển của lịch sử Việt Nam thời hiện đại và cũng là một phần trong lịch sử tiến hoá xã hội loài người từ thế kỷ XX trở đi. Những người như thế hiếm lắm. Người ta hay gọi những người đó là những vĩ nhân hay danh nhân – những con người của thời cuộc, những người còn lại mãi mãi với thời gian. Gương phản chiếu trong cuộc đời của Hồ Chí Minh có cả những điều đó. Và hình như Hồ Chí Minh thường đi trước, đi trong, hoặc song hành, chứ không đi sau các sự kiện lớn trên thế giới bao giờ. Hồ Chí Minh tác động mạnh mẽ vào chúng cũng như các biến cố của nhân loại có một chiều khác, ngược trở lại, tác động vào ông. Hồ Chí Minh được mọi người dân Việt Nam yêu nước, từ già chí trẻ, từ giới đàn ông đến đàn bà, từ thế hệ này đến thế hệ khác, từ người nghèo đến người giàu, từ những người dân tộc đa số đến những người dân tộc thiểu số của Việt Nam, từ những người có chính kiến khác nhau, tôn giáo khác nhau, từ những người vùng biển, hải đảo, đồng bằng, thành thị đến những người sống ở các bản làng xa xôi trên núi cao miền biên ải, từ người nông dân một nắng hai sương làm ra hạt lúa, củ khoai, từ người công nhân đến những người trí thức – kẻ sĩ, v.v. tôn vinh ông, coi ông là một lãnh tụ anh minh, coi ông là Bác Hồ của mọi thế hệ. Hình hài Hồ Chí Minh hoà với hình ảnh của đất nước Việt Nam làm một. Hồ Chí Minh có được cả một tình thương yêu bao la, sự kính trọng thật sự sâu lắng của những người tiến bộ trên toàn thế giới dành cho ông. Thế giới văn minh đã và sẽ còn nhắc đến Hồ Chí Minh trong những thời buổi thiên niên kỷ thứ ba và các thiên niên kỷ tiếp theo – những thời gian biến động khôn lường của những điều vốn không bất biến - như là sự trở về với cái tốt, cái đẹp. Dường như ở trong con người Hồ Chí Minh, có đồng thời cả những điều bình dị nhất của mỗi một con người, vừa có cả những điều vĩ đại, cao cả. Điều đó tạo ra cái cặp tương tác bình dị mà cao cả, và cao cả mà bình dị. Có những điều mà người ta có thể với tay là chạm tới được ngay, nhưng cũng những điều ấy thôi thì người ta lại thấy đó chỉ là ước vọng. Chính vì vậy, Hồ Chí Minh là con người vừa gần lại vừa xa, vừa xa ở đây với nghĩa là cái tầm mà người ta cần vươn tới. Đây chính là điều mà khiến cho nhiều người dân Việt Nam, trong cái tâm thức tín ngưỡng dân gian, trong muôn vàn sắc thái lung linh huyền ảo của đời sống tâm linh của mình, đã phong thánh cho ông. Ở Hồ Chí Minh, cũng như ở không ít người trong chúng ta, còn rất nhiều điều bí ẩn, kể cả những bí ẩn về những điều dự đoán về thế sự; những bí ẩn về các quan hệ cá nhân, tức là về đời sống riêng tư. Chính điều này lại làm cho nhiều người tò mò về Hồ Chí Minh. Với nhiều thái độ và nhiều chính kiến rất khác nhau, người ta nhìn nhận về Hồ Chí Minh cũng rất khác nhau. Nhưng, lạ thay, dù còn có nhiều bí ẩn, nhiều nhận định, thậm chí “thêu dệt” (dù vô tình hay cố ý) nhưng Hồ Chí Minh không phải là con người huyền thoại; ông vẫn hiện hữu với dáng vóc của bậc hiền tài tiêu biểu cho cái chân, cái thiện, cái mỹ, đi cùng với dân tộc Việt Nam đang hội nhập vào bước phát triển tiến bộ của nhân loại, đang đi với nhân loại giải quyết những vấn đề toàn cầu mà chính Hồ Chí Minh là một người tích cực giải quyết, cùng dân tộc, cộng đồng Việt Nam giải quyết. Tư tưởng Hồ Chí Minh không đơn thuần là kết quả của sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam; cũng không phải chỉ là hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, không hẳn là kết quả cộng lại từ sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, kế thừa và phát triển các giá rị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, tiếp thu tinh hoa văn hoá của nhân loại. Tư tưởng Hồ Chí Minh là tư tưởng Việt Nam hiện đại. Hồ Chí Minh đứng trên mảnh đất hiện thực của Việt Nam để thâu hoá toàn bộ những vấn đề căn bản nhất của nhân loại. Ông cùng sống với tư tưởng đó, khích lệ mọi người theo tư tưởng đó và tiến trình của nhân loại vẫn trường tồn, gắn kết với những tư tưởng đó. Di sản tư tưởng của Hồ Chí Minh có sức sống mãnh liệt nhất có lẽ từ những vấn đề toàn cầu do ông nêu ra, nhất là vấn đề giải phóng con người, và ông truyền tín hiệu, thông điệp cho mọi thời đại. Cả cuộc đời Hồ Chí Minh phấn đấu thực hiện chưa được, nhưng ông tin sẽ có những thế hệ tiếp nối làm cho kỳ được. 5 Thứ ba, tôi tự thấy có nhu cầu ghi nhận những điều mình nhận biết về Hồ Chí Minh qua bao nhiêu năm nghiên cứu và giảng dạy để rồi trao đổi ý kiến về những nhận biết đó với đồng nghiệp, với các bạn sinh viên, với những học viên cao học và nghiên cứu sinh, và với độc giả rộng rãi. Thực ra, những trang viết của tôi trong cuốn sách này là những điều tâm sự với những ai đang đọc nó hơn là những nghiên cứu theo bài bản như nhiều cuốn sách khác mà nhiều người đã thể hiện. Và, với ý định như vậy, với kiểu trình bày như vậy, hy vọng của tôi là góp phần mang đến cho bạn đọc đôi điều suy nghĩ về một nhân vật lịch sử mà nhiều người đã, đang và sẽ để tâm đến. Trong việc thể hiện qua những trang sách này, tôi cố gắng không muốn lặp lại những công trình của đồng nghiệp. Đương nhiên, trong nghiên cứu, ai cũng có thể kế thừa những gì có trước của những người đi trước. Vì là sách viết về Hồ Chí Minh, cho nên lẽ đương nhiên, tôi muốn trích dẫn nhiều hơn cả là những quan điểm của chính bản thân Hồ Chí Minh. Cách trình bày của tôi trong cuốn sách này không theo lối hàn lâm, mà theo lối phổ thông, đôi lúc nôm na. Và, như thế, bạn có thể đọc bất kỳ mục nào của cuốn sách này mà không cần theo tuần tự. Vì là để có thể phục vụ bạn đọc theo lối đọc bất kỳ mục nào của cuốn sách, cho nên xin được báo trước và xin được cảm thông rằng, có một số ý, có một số đoạn trích dẫn đã được nêu ở mục này rồi nhưng được nêu lại ở mục khác. Tôi cho là sự trùng lặp trong cuốn sách này, tuy không nhiều, nhưng đôi khi cũng cần thiết. Những gì phản ánh qua cuộc đời của Hồ Chí Minh là các giá trị tinh thần hiện đại gắn với sự vận động của cuộc sống. Hồ Chí Minh, cuộc đời và sự nghiệp của ông, những quan điểm, lời nói và việc làm thấm đượm đạo đức trong sáng của ông, thường hay được người đời sau lấy làm gương. Thật sự là đúng có nhiều người lấy ông làm gương. Nhưng ngược lại, cũng có không ít người trí trá, mượn gương ông, mượn lời ông để nói cho bóng bẩy, mỹ miều, họ thường hay nói những điều cao cả, kỳ thực thì chỉ để làm bình phong che giấu những việc làm xấu xa của mình. Mỗi người cảm nhận về những giá trị trong cuộc đời của Hồ Chí Minh với tâm trạng khác nhau và cũng có thể những sự cảm nhận ấy được đổi thay vì nhiều lý do. Điều này chứng tỏ rằng, những giá trị của cuộc đời Hồ Chí Minh, nhất là tư tưởng của ông, rất sống động, chúng luôn luôn đồng hành với thế giới hiện đại và luôn luôn được phát triển, nghĩa là khi vận và phổ vào thực tế, những giá trị đó lại tự làm mới mình, được nạp thêm năng lượng mới từ cuộc sống, từ bao nhiêu con người mà dù ít dù nhiều, dù có ý thức chủ quan hay ngẫu nhiên, nhắc đến tư tưởng của ông, làm theo tư tưởng của ông. Đã có biết cơ man nào là sách, bài tạp chí, bài báo, cả báo viết, báo hình, báo điện tử, cả phim ảnh, những hình tượng nghệ thuật phản ánh, viết về Hồ Chí Minh ở cả trong nước và ngoài nước Việt Nam. Cuốn sách này của tôi chỉ là như một giọt nước trong đại dương mênh mông bao la, nhưng mong đó là một giọt nước có ích. Nhân vật Hồ Chí Minh vẫn sẽ là đề tài tiếp tục hấp dẫn đối với nhiều người nghiên cứu, vì như đã có ý ở bên trên, ông luôn luôn đồng hành với những người chân chính cả trong hiện tại và tương lai. Hồ Chí Minh không những là nhân vật của thế kỷ XX mà tư tưởng của ông còn là những ý tưởng dẫn dắt con người ta vươn lên trong cuộc sống. Hồ Chí Minh không những là một chiến sĩ tiên phong của dân tộc Việt Nam tiên phong trong cuộc đấu tranh phi thực dân hoá thế kỷ XX mà ông còn là một chiến sĩ đấu tranh giải quyết những vấn đề toàn cầu mà thế giới đang tiến hành trong thế kỷ XXI và các thế kỷ tiếp theo cho sự phát triển bền vững. Cuốn sách này ra đời được là do sự góp sức, động viên, khích lệ của những người thân trong gia đình bé nhỏ của tôi, của bạn bè, đồng nghiệp. Người thân trong gia đình tôi không ngờ công việc này lại làm hao tổn nhiều thời gian và sức lực của tôi đến vậy. Tôi hàm ơn họ. Không có sự góp sức, động viên, khích lệ đó thì có lẽ tôi đã dang dở, bỏ mặc những trang bản thảo chưa hoàn thiện nằm trong các file lưu trong máy vi tính, vì có lúc gặp rất nhiều khó khăn, kể cả cái khó về sức khoẻ. Tôi thực sự bắt đầu viết những trang bản thảo cuốn sách này vào cuối năm 2004. Tôi viết trên máy tính xách tay. Và lúc đầu dự định chỉ khoảng 2 năm gì đó thôi sẽ xong, nhưng rồi 6 phải điều chỉnh. Bởi vì công việc của tôi khiến tôi không thể làm theo kiểu tổng lực, cấp tốc được mà phải rải ra từng bước, tranh thủ thời gian do sắp xếp được từ các công việc khác. Rải ra như vậy và tự làm trên máy tính xách tay như vậy cũng có cái hay và cũng có cái dở. Hay là bởi vì có nhiều thời gian hơn để trau chuốt bản thảo, để nghĩ suy cho “chín” hơn, để cho đỡ bớt căng hơn về thì giờ. Dở thì cũng chính từ cái hay đó. Để càng lâu thì tôi càng hay tự sửa chữa, bổ sung, thành ra thời gian để hoàn thành cuốn sách này bị kéo dài. Có thể đó là do cái bệnh cầu toàn. Làm sao mà “toàn” được trong khi có biết bao nhiêu điều trong cuộc sống vốn cứ “biến”. Bản thảo cuốn sách khi đã hoàn thành còn cần tới sự giúp sức của một nhà xuất bản. May mắn thay, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia đã tạo điều kiện thuận lợi, như là một bà đỡ mát tay, cho cuốn sách đến được với bạn đọc. Xin trân trọng cảm ơn tất cả, tất cả những người thân yêu của tôi đã góp phần, dù ít dù nhiều, mang tấm lòng thành, cho sự ra đời của cuốn sách này. Năm tháng rồi sẽ qua đi. Đó là tất yếu của sự đời. Nhận thức về một ai đó và về một cái gì đó rồi cũng có sự điều chỉnh. Tìm cái cốt trong muôn vàn cái biến thiên của vũ trụ, nhất là trong thế giới của tư duy, quả là công việc bất tận của những ai muốn tìm kiếm. Chắc chắn cuốn sách này của tôi không tránh khỏi thiếu sót, hạn chế. Có thể có người thích đọc nó, có người không, có người khen, có người chê. Điều đó không có gì là lạ cả. Đó là cuộc sống, nhất là trong cuộc sống hối hả hiện nay. Tôi mong được bạn đọc lượng thứ và chỉ giáo cho những chỗ còn thiếu sót, hạn chế. Những ý kiến quý báu của bạn đọc góp ý về cuốn sách này xin gửi theo địa chỉ với hộp thư điện tử của tôi là machquangthang@npa.org.vn Mùa Xuân năm 2009 MẠCH QUANG THẮNG [1] Nguyên văn tiếng Bungari: Тоз, който падне в бой за свобода, той не умира: него жалеят земя и небо, звяр и природа и певци песни за него пеят… [2] Theo ý của tên một cuốn sách The World is Flat (Thế giới phẳng) của tác giả Thomas L.Friedman, người Mỹ. Đây là cuốn sách bán chạy nhất (best seller) năm 2005, được Financial Times và Golman Sachs Business trao giải thưởng “Cuốn sách hay nhất trong năm”. Tác giả của cuốn sách này được US. News & Report bình chọn là một trong những nhà lãnh đạo xuất sắc nhất của Mỹ. ở Việt Nam, Nhà xuất bản Trẻ đã dịch, xuất bản, ấn hành từ tháng 7 năm 2006. 7 Chương 1: Lối vào di sản GS.TS MẠCH QUANG THẮNG Đường tiếp cận Chân lý chỉ có một. Sự thật chỉ có một. Nhưng nhận thức của mỗi con người, mỗi cộng đồng có nhiều khi không phải chỉ một lần mà nhận thức đúng ngay được chân lý, đúng ngay được sự thật. Có 1001 nguyên nhân. Thông thường thì nhận thức là cả một quá trình từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa đầy đủ đến toàn diện, và có khi nó dích dắc, có khi nhận thức tưởng là được rồi, đúng rồi nhưng sau đấy lại phải nhận thức lại. Nhận thức của con người về những sự vật và hiện tượng trong thế giới tự nhiên không bao giờ thật đầy đủ và tuyệt đối chính xác. Nhận thức của con người là quá trình phản ánh giới tự nhiên, nhưng đó không phải là là sự phản ánh đơn giản, hoàn chỉnh, và có khi đó không phải là sự phản ánh trực tiếp. Đúng như có người nói: con người không thể nào nắm được, phản ánh được, miêu tả được toàn bộ cái thế giới tự nhiên một cách đầy đủ, mà con người chỉ có thể đi gần mãi đến đó, bằng cách tạo ra những khái quát trừu tượng, những khái niệm, những quy luật, những bức tranh khoa học về một thế giới chung quanh. Con người là một trong những loài động vật có vú yếu ớt nhất trên trái đất, nhưng đồng thời con người cũng là chúa tể sức mạnh so với muôn loài. Sức mạnh đó không nằm ở cơ bắp, mà là ở tư duy, ở trí tuệ, ở trí khôn. Bộ não người có đến khoảng 100 tỷ nơrông (neuron) thần kinh, được kết nối với nhau thông qua khoảng 100 000 tỷ sợi liên bào (synapse). Đúng là nhận thức (hay tư duy) của con người là phức tạp nhất, rối rắm nhất, nhưng lại là sáng nhất và đó là một chuỗi khôn cùng trong cái biến thiên của thế giới tinh thần. Con người đã bay lên vũ trụ, bay lên được cả đến mặt trăng, mà ngay đầu thế kỷ XX có mơ cũng không tưởng tượng nổi. Con người còn khám phá ra bao nhiêu điều bí ẩn và phát minh ra bao nhiêu điều kỳ diệu trong cuộc sống. Thế kỷ XXI và các thế kỷ tiếp theo còn những điều gì nữa đây chứng tỏ sức mạnh vô biên từ trí tuệ của con người?[1] Đã có rất nhiều ý kiến đánh giá về Hồ Chí Minh, nhận xét về cuộc đời và sự nghiệp của ông, đánh giá về vai trò của ông đối với tiến trình dân tộc Việt Nam cũng như đối với quá trình phát triển văn minh, tiến bộ của nhân loại…Ý kiến của người trong nước có, ngoài nước có; người cùng chính kiến với Hồ Chí Minh có; người khác chính kiến với Hồ Chí Minh cũng có; người sống cùng thời với Hồ Chí Minh có; người cùng làm việc với Hồ Chí Minh cũng có và cả những người thuộc thế hệ sau chưa từng gặp Hồ Chí Minh cũng có. Cũng như muôn vàn nhân vật lịch sử khác, Hồ Chí Minh được/bị mọi người nhìn nhận với nhiều con mắt khác nhau. Có người thì yêu, có người thì ghét, có cả người khác trận tuyến tuy không ưa ông (nếu phân thành tuyến ý thức hệ), nhưng lại vị nể ông. Nhận thức của con người ta thường không theo con đường thẳng tắp. Nhận thức của Đảng Cộng sản, nhân dân Việt Nam cũng như của quốc tế, về Hồ Chí Minh, nói cụ thể hơn là nhận thức, đánh giá về vai trò, về sự cống hiến của Hồ Chí Minh đối với toàn bộ sự phát triển của dân tộc Việt Nam và quá trình phát triển văn minh, tiến bộ của nhân loại, không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Nhận thức đó đầy góc cạnh, chiều cạnh, tuỳ từng lúc, từng người, tuỳ từng tâm trạng. Vào thời điểm này nhìn lại thì tương đối thuận lợi hơn trong đánh giá về Hồ Chí Minh, nhưng trong những năm 20, 30, 40 của thế kỷ XX thật không đơn giản một tý nào. Thật ra, hiện vẫn còn không ít ý kiến trong các cuốn sách, bài đăng các báo, tạp chí, các bài trên mạng internet đánh giá rất cực đoan, rất sai về Hồ Chí Minh, nhất là từ khi có các sự biến chính trị diễn ra làm cho hệ thống xã hội chủ nghĩa không còn. Ghét sự nghiệp rồi ghét 8 luôn cả con người của sự nghiệp đó. Bản chất của những ý kiến cực đoan đó hoàn toàn liên quan đến quan điểm không tán thành chế độ chính trị hiện hành của Việt Nam, một số ý kiến thấm đậm quan điểm chống cộng, thâm thù, phủ nhận vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam. Cũng có thể có nguyên nhân từ sự hiểu lầm, hiểu không đúng, hiểu chưa đầy đủ của Đảng Cộng sản Việt Nam, của các đồng chí cùng thời với Hồ Chí Minh, của bạn bè, của Quốc tế Cộng sản về Hồ Chí Minh. Lại cũng có thể có nguyên nhân từ chính tầm nhìn, tầm trí tuệ vượt trội của bản thân Hồ Chí Minh so với những người đương thời, những tổ chức đương thời với Hồ Chí Minh. Do có sự vượt trội của Hồ Chí Minh trong tư duy, cho nên, không ít người chưa đủ tầm để hiểu được ông. Hồ Chí Minh vượt cả tầm của Quốc tế Cộng sản về vấn đề tập hợp lực lượng cách mạng ở các nước thuộc địa; vượt cả tầm của V.I. Lênin về mối quan hệ giữa cách mạng giải phóng dân tộc ở nước thuộc địa với cách mạng vô sản ở “chính quốc”. Hồ Chí Minh vượt cả tầm những người lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam về sách lược đối phó với kẻ thù khi tuyên bố giải tán Đảng Cộng sản Đông Dương cuối năm 1945, khi ký với Pháp Hiệp định sơ bộ ngày 6-3-1946, rồi sau đó ký Tạm ước với Chính phủ Pháp tại Pari ngày 14-9-1946, coi như là bước lùi cuối cùng, một giới hạn tận cùng của sự nhân nhượng có thể nhân nhượng được, trong đó, tạm thời hạ mục tiêu độc lập xuống mà chịu nhận Việt Nam chỉ là một quốc gia tự chủ trong khối Liên hiệp Pháp để cứu vãn hoà bình vì ông quan niệm rằng, khi chiến tranh đã nổ ra thì máu của binh lính Pháp và máu của binh lính Việt Nam đều quý như nhau. Đến mức ấy, nhân nhượng đến như vậy mà vẫn không cứu nổi hoà bình vì càng nhân nhượng thì thực dân Pháp càng lấn tới. Bước lùi đã chạm đến giới hạn cuối cùng. Nhân dân Việt Nam quyết không chịu làm nô lệ. Sau lưng Hồ Chí Minh và dân tộc Việt Nam là sông Cửu Long, không thể lùi được nữa. Lúc ấy, chiến tranh nổ ra. Chính như vậy cho nên chúng ta mới gọi Hồ Chí Minh là bậc vĩ nhân, người có tầm nhìn xa trông rộng, nghĩ và làm những điều đúng đắn, tốt đẹp mà người thường chưa nghĩ được tới. Phạm Văn Đồng, người đã nhiều năm cùng sống và làm việc bên cạnh Hồ Chí Minh, là Uỷ viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Thủ tướng lâu năm của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (sau này là Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam), đã có những lời viết về Hồ Chí Minh liên quan đến ý này khi ông cho rằng, Hồ Chí Minh là con chim phượng hoàng của dãy núi Trường Sơn hùng vĩ có tầm mắt xuyên suốt từ đồng bằng châu thổ sông Hồng, nơi buổi đầu dựng nước, đến đồng bằng sông Cửu Long giàu hoa quả và trí dũng và xuyên suốt năm châu bốn biển. Rồi nữa, cũng như chính Phạm Văn Đồng, trong một bức điện gửi cho Tỉnh uỷ Thừa Thiên – Huế và Ban Chủ nhiệm Chương trình khoa học và Công nghệ cấp nhà nước giai đoạn 1991 – 1995 KX.02 Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh nhân dịp hai cơ quan này phối hợp tổ chức cuộc hội thảo khoa học với chủ đề “Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh” tại thành phố Huế trong hai ngày 14 và 15-5-1993, ông viết: “Thời gian ở Huế là thời gian Nguyễn Tất Thành lớn lên và bắt đầu đi học. Những năm tháng đó là thời gian cực kỳ quan trọng đối với sự hình thành con người Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh. Các đồng chí cần đi sâu vào thời gian này, thời gian hình thành một con người lạ lùng, với một cuộc đời lạ lùng, những hoạt động lạ lùng đưa đến những thành tựu lạ lùng mà chúng ta ở Việt Nam đang nghiên cứu, đồng thời nhiều người ở nước ngoài cũng nghiên cứu, và sau này người ta còn nghiên cứu”[2]. Ở đây, chỉ trong một đoạn điện văn ngắn về Hồ Chí Minh mà Phạm Văn Đồng đã dùng tới 4 chữ “lạ lùng”. Ngay cả đối với hai người mà tôi cho rằng sống gần Hồ Chí Minh nhiều nhất, đó là Phạm Văn Đồng và Vũ Kỳ, đã viết về Hồ Chí Minh khá nhiều, nhưng cũng mới chỉ nói lên được một phần nào đó trong cuộc đời và sự nghiệp phong phú của Hồ Chí Minh. Phạm Văn Đồng là người dự lớp huấn luyện của Hội Việt Nam Cách mệnh Thanh niên (1925-1927) ở Quảng Châu (Trung Quốc) do Hồ Chí Minh mở. Sau này, đến năm 1940, 9 Phạm Văn Đồng cùng với Võ Nguyên Giáp đi tìm gặp Hồ Chí Minh ở Côn Minh, thủ phủ của tỉnh Vân Nam (Trung Quốc). Phạm Văn Đồng sống trong Phủ Chủ tịch (Ba Đình – Hà Nội) từ năm 1954 đến năm 1970. Năm 1954, sau khi từ Việt Bắc về Hà Nội, Hồ Chí Minh không ở dinh Toàn quyền Đông Dương cũ mà ở ngôi nhà cấp 4 vốn là nhà của một người thợ điện. Còn Phạm Văn Đồng ở căn buồng của người quản lý dinh Toàn quyền cũ, cách buồng mà Hồ Chí Minh ở chỉ một cái sân. Đến năm 1958, Hồ Chí Minh chuyển sang ở nhà sàn thì Phạm Văn Đồng vẫn ở chỗ cũ không xa nhà sàn là mấy. Và như vậy, Hồ Chí Minh với Phạm Văn Đồng là láng giềng, là hàng xóm của nhau từ năm 1954 đến khi Hồ Chí Minh qua đời năm 1969. Đã có lúc, Hồ Chí Minh ngỏ ý mời Phạm Văn Đồng sống cùng với mình vì biết Phạm Văn Đồng có người vợ bị bệnh tâm thần. Phạm Văn Đồng lấy cớ là mình đang có gia đình riêng, đang có vợ, tuy là đang bị bệnh, và có một con trai, cho nên không nhận lời mời. Cũng có thể cả Phạm Văn Đồng muốn để cho bản thân mình và cho cả Hồ Chí Minh có một khoảng trời riêng tư trong cuộc sống. Không ở cùng nhau trong một nhà nhưng hai người thường xuyên gặp nhau, thường ăn cơm cùng nhau, và thường xuyên trò chuyện, cả những chuyện trên trời dưới bể, đúng như những người hàng xóm của nhau. Năm 1970, chỉ mấy tháng sau khi Hồ Chí Minh qua đời, Phạm Văn Đồng tâm sự với những người giúp việc của mình: “Tôi không thể và không nên tiếp tục ở và làm việc trong căn nhà này, bởi hàng ngày hình ảnh Bác cứ như trước mặt tôi, tiếng Bác cứ nhè nhẹ bên tai tôi, làm tôi không cầm được lòng. Hơn nữa toàn bộ khu vực này rồi đây phải xây dựng thành khu di tích Bác Hồ để đồng bào, đồng chí, chiến sĩ đến thăm, làm sao tôi ở đây được. Anh em nên tìm cho tôi một nơi khác thì tiện hơn”[3]. Ở gần Hồ Chí Minh nhiều năm, và Phạm Văn Đồng viết: “Tôi có may mắn được ở gần Hồ Chí Minh trong nhiều năm, qua nhiều giai đoạn của cách mạng Việt Nam, từ lớp huấn luyện chuẩn bị thành lập Đảng ở Quảng Châu, đến những ngày cuối cùng trước khi Bác Hồ qua đời… Nhờ chứng kiến hoạt động và chia sẻ cuộc sống của Hồ Chí Minh một thời gian dài, tôi dần dần hiểu biết thêm về con người Hồ Chí Minh”[4]. Sống cùng nhau một thời gian lâu là một chuyện. Còn từ đó mà hiểu đầy đủ, hiểu sâu sắc về nhau lại là một chuyện khác. Chính vì thế mà Phạm Văn Đồng mới chỉ dám viết là “dần dần hiểu biết thêm về con người Hồ Chí Minh”. Nhiều người có cùng tâm trạng giống như Phạm Văn Đồng. Ông Vũ Kỳ, cựu học sinh Trường Bưởi của Hà Nội, sau này là người thư ký lâu năm nhất của Hồ Chí Minh. Ông biết nhiều về Hồ Chí Minh, hiểu được cách sống của Hồ Chí Minh, thậm chí tập viết chữ giống như chữ viết của Hồ Chí Minh, có thời để râu và ria mép như Hồ Chí Minh. Nhưng cũng như nhiều người khác, ông thú nhận là Hồ Chí Minh không mấy khi bộc bạch về bản thân mình. Những cuốn sách, những bài báo gây ra nhiều ý kiến khác nhau mà người ta đồ rằng do Hồ Chí Minh viết, thì vẫn đang là một ẩn số (Trong số đó là cuốn của Trần Dân Tiên: Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch ra mắt công chúng lần đầu tiên năm 1948). Lại có người nói rằng (nói chứ không viết ra), Hồ Chí Minh là người giỏi chiêm tinh học, hiểu rõ tướng số, kinh dịch, v.v. Nghe có vẻ đầy những điều huyền bí trong cuộc sống. Hồ Chí Minh xem thế sự, xem vận hạn, đoán định các bước thăng giáng của cộng đồng, của đất nước, của thế giới, của người khác rất giỏi. Nhưng ông lại không xem được cho chính mình bởi dao sắc không gọt được chuôi. Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Hồ Chí Minh đoán định được nhiều sự việc mà sau này diễn ra đúng y chang như vậy. Chẳng hạn, Hồ Chí Minh đoán định chiến tranh thế giới thứ nhất sẽ diễn ra; đoán định rằng Chiến tranh thế giới thứ nhất làm ra đời 1 nước xã hội chủ nghĩa, còn Chiến tranh thế giới thứ hai sẽ làm cho một loạt các nước xã hội chủ nghĩa ra đời; năm 1942 đoán định năm 1945 Việt Nam sẽ giành được độc lập; năm 1960 đoán định cùng lắm thì 15 năm nữa (tức là năm 1975) Bắc — Nam sẽ sum họp một nhà; trong tài liệu Tuyệt đối bí mật viết năm 1965 (sau này được gọi là Di chúc), Hồ Chí Minh viết rằng, cuộc chống Mỹ của nhân dân 10 [...]... tưởng của những người cùng hoạt động với Hồ Chí Minh, của những người được một hay nhiều lần gặp Hồ Chí Minh Thậm chí, lạ thay, cả của những người chưa từng gặp Hồ Chí Minh lần nào lại biên soạn những chuyện kể về Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh là con người của hành động Có nhiều khi quan điểm của ông, tư tưởng của ông lại phát tiết từ chính hành động chứ không từ sách, báo của ông, không từ lời nói của ông... về Hồ Chí Minh trên cơ sở nghiên cứu những tài liệu của chính bản thân Hồ Chí Minh để lại, ngoài ra còn tham khảo nhiều tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau, cả trong và ngoài nước Mà các nguồn tài liệu của Hồ Chí Minh và nghi là của Hồ Chí Minh, về Hồ Chí Minh cho đến nay thì nhiều vô kể, thật hư có lúc chưa biết đâu mà lần Cả điểm nhìn, cả cách nhìn, cả cái tâm của mỗi người khi đánh giá về Hồ Chí Minh. .. chất sự việc Có khi họ cố tình đem Hồ Chí Minh đối lập với dân tộc Việt Nam Có khi họ cho rằng, Hồ Chí Minh là đồ đệ của Quốc tế Cộng sản, của V.I Lênin, của J Xtalin nhưng núp dưới bóng chủ nghĩa dân tộc Có khi họ cho là không thể có tư tưởng Hồ Chí Minh Họ lý giải lòng dân và ý dân Việt Nam yêu kính Hồ Chí Minh là một sự sùng bái cá nhân Vân vân và vân vân Cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh được người. .. về Hồ Chí Minh Một điều tôi cần nêu ở đây là, mặc dù tài liệu của Hồ Chí Minh và về Hồ Chí Minh nhiều như vậy nhưng vẫn còn nhiều tài liệu vẫn còn đang ở dạng nghi vấn, nhiều tài liệu về Hồ Chí Minh, nhiều chuyện kể (hồi ký, hồi tưởng) về Hồ Chí Minh còn chưa đạt được tính chân xác Điều này là dễ thấy Trí nhớ của con người, động cơ của người đưa tin khác nhau Không nói đâu xa, ngay cả những sự kiện,... đó, cũng như không có người con gái nào yêu mình, mới là sự lạ Nhưng Sơn Tùng khẳng định một cách chắc chắn, có cơ sở, rằng Hồ Chí Minh chưa bao giờ có vợ con Đã có không ít người cho rằng, Hồ Chí Minh có một người vợ là người Pháp, một là người Đức, một là người Nga, hai bà là người Trung Quốc, hai người vợ Việt Nam, v.v Và, đương nhiên câu chuyện và danh sách vợ con của Hồ Chí Minh, theo họ, chưa dừng... hoá…”[17] Ấy thế nhưng xem ra, tôi có cảm tưởng rằng, một số người khi viết về Hồ Chí Minh không theo lối viết giản dị, dễ hiểu như chính bản thân con người Hồ Chí Minh, cuộc đời Hồ Chí Minh Có không ít người nói và viết về Hồ Chí Minh cứ rối rối thế nào ấy Chỗ này của Hồ Chí Minh lẽ ra chỉ là thế này, đơn sơ, mộc mạc như thế này thôi thì người ta lại cứ “phóng” lên, có khi rất đại ngôn Xem ra không... 37 – 41) [2] Nghiên cứu Hồ Chí Minh, Tập 3, Viện Hồ Chí Minh xuất bản, Hà Nội, 1993, tr 6 [3] Nguyễn Tiến Năng: Chuyện nhỏ vê một nhân cách lớn, Báo Sài Gòn giải phóng, ngày 25-2-2001 [4] Phạm Văn Đồng: Hồ Chí Minh – một con người, một dân tộc, một thời đại, một sự nghiệp, Nxb Sự thật, 1990, tr 60 [5] Ngoài bộ Hồ Chí Minh Toàn tập gồm 12 tập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia còn xuất bản Hồ Chí Minh. .. Lại nữa Có không ít người khi viết bài, khi giảng bài, hễ bất kể cái gì của Hồ Chí Minh cũng cứ gọi là “Tư tưởng Hồ Chí Minh về…” Thành ra như vậy lại là tầm thường hoá tư tưởng Hồ Chí Minh Tôi đã thử thống kê, đã có khoảng hơn 50 cách gọi “Tư tưởng Hồ Chí Minh về…” rồi Đã có cả cách gọi “Tư tưởng Hồ Chí Minh về phòng và chống bão lụt” Đã có cả cách gọi “Tư tưởng Hồ Chí Minh về người khiếm thị”, v.v... đối với Hồ Chí Minh, tập hồi ký đó đã đánh giá là: “Mỗi lời nói của ông (tức Hồ Chí Minh – MQT) hình như dựa vào niềm tin là: về nguyên tắc, tất cả mọi người cộng sản đều là anh em cùng giai cấp, họ trung thực và 21 chân thành với nhau Hồ Chí Minh quả thực là một trong “các vị thánh của chủ nghĩa cộng sản””[18] Nhưng, giữa vấn đề dân phong thánh cho Hồ Chí Minh hoặc một số người cho là Hồ Chí Minh là... bí của cõi âm, cho nên người ta lập ban thờ, ngày rằm, mồng một nghi ngút khói hương Người ta tôn thờ Hồ Chí Minh, thắp hương trên bàn thờ, treo ảnh Hồ Chí Minh để thờ, lập đền thờ…là lẽ tự nhiên của tâm linh, của thái độ ứng xử của người Việt Nam đối với Hồ Chí Minh Đó là “văn hoá đền”, văn hoá tâm linh Đó là sự tự cảm từ mỗi con tim mỗi người, là ý thức cộng đồng với những người đã khuất, mong người . Bưởi của Hà Nội, sau này là người thư ký lâu năm nhất của Hồ Chí Minh. Ông biết nhiều về Hồ Chí Minh, hiểu được cách sống của Hồ Chí Minh, thậm chí tập viết chữ giống như chữ viết của Hồ Chí Minh, . HỒ CHÍ MINH – CON NGƯỜI CỦA SỰ SỐNG 1 MỤC LỤC MỤC LỤC 2 Hồ CHÍ MINH – CON NGƯỜI CỦA SỰ SỐNG 3 Lời mở đầu 3 Chương 1: Lối vào di sản 8 Đường. này là hồi ký, hồi tưởng của những người cùng hoạt động với Hồ Chí Minh, của những người được một hay nhiều lần gặp Hồ Chí Minh. Thậm chí, lạ thay, cả của những người chưa từng gặp Hồ Chí Minh

Ngày đăng: 07/07/2014, 11:20

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • Hồ CHÍ MINH – CON NGƯỜI CỦA SỰ SỐNG

  • Lời mở đầu

  • Chương 1: Lối vào di sản

    • Đường tiếp cận

    • Chương 2: NHẬN THỨC LÀ MỘT QUÁ TRÌNH

    • Hai: Hồ Chí Minh đánh giá cao chủ nghĩa dân tộc

    • Chương 3: TRIẾT LÝ PHÁT TRIỂN QUA CUỘC SỐNG

      • Chương 4: VĂN HOÁ SOI ĐƯỜNG CHO QUỐC DÂN

      • KẾT LUẬN

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan