ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN KHOA NHÂN HỌC oo0oo MÔN: NHÂN HỌC Y TẾ Tên ĐỀ TÀI : NGUYÊN NHÂN GÂY BÉO PHÌ Ở THÀNH THỊ VIỆT NAM SVTH: NGUYỄN BÁ THƯỞNG MSSV:0956060042 GVHD: THS.NGUYỄN MINH TẤN TP.HCM NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2010 BỐCỤC 1. LÝ DO CHON ĐỀ TÀI 2. NỘI DUNG 2.1 BÉO PHÌ LÀ GÌ? 2.2 NGUYÊN NHÂN GÂY BÉO PHÌ 2.2.1 NGUYÊN NHÂN GÂY BÉO PHÌ Ở TRẺ EM 2.2.2 NGUYÊN NHÂN GÂY BÉO PHÌ Ở NGƯỜI LỚN 2.3 HẬU QUẢ CỦA BÉO PHÌ KẾT LUẬN 3. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. LÝ DO CHON ĐỀ TÀI Việt Nam đang trên đường hội nhập và phát triển mạnh mẽ về mọi mặt, đời sống của người dân không ngừng được nâng cao về cả vật chất và tinh thần. Ngày nay, nhân dân ta không chỉ là ăn no mặc ấm mà là ăn ngon mặc đẹp, chính vì vậy mà thể chất của giống nòi nhân dân ta ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, khi thể chất phát triển quá mức dẫn đến mất cân đối và trở thành béo phì. Thực trạng này đang diễn ra nhanh, nhiều và phức tạp ở các thành thị Việt Nam kể cả ở người lớn và trẻ em. Đây thật sự là mối đe doạ tiềm ẩn trong tương lai, béo phì không chỉ gây ảnh hưởng xấu tới người bị béo phì và gia đình mà nó còn gây ảnh hưởng tới toàn xã hội. Trước năm 1995, tình trạng thừa cân và béo phì ở Việt Nam có thể nói là rất thấp, nhưng nhiều năm trở lại đây, tình hình này đã thay đổi, các cuộc nghiên cứu gần đây cho thấy số lượng người bị thừa cân đang ngày càng gia tăng. Ở Việt Nam, theo Viện Dinh dưỡng quốc gia ước tính có khoảng gần 10% dân số ở các thành phố lớn bị dư cân và béo phì. Tỉ lệ trẻ béo phì ở Việt nam đang gia tăng một cách chóng mặt, ở những thành phố lớn và đặc biệt ở một số quận trung tâm của thành phố Hồ Chí Minh và Hà nội, tỉ lệ béo phì thậm chí còn cao hơn cả một số nước Âu Mỹ. Một nghiên cứu ở Hà nội trên trẻ 6-11 tuổi cho thấy tỷ lệ học béo phì là 2,8%. Đây là là thực trạng đáng báo động và cần nhận được sự quan tâm đúng mức của chính quyền các cấp và của toàn xã hội. Vì vậy bài tìm hiểu này cũng góp phần vào việc hiểu giúp mọi người hiểu rõ hơn về béo phì, đặc biệt là nguyên nhân của béo phì, từ đó mỗi người sẽ đưa ra cho mình một biện pháp thích hợp hơn để phòng tránh và chữa trị béo phì. 2. NỘI DUNG 2.1 BÉO PHÌ LÀ GÌ? Tổ chức Y tế thế giới định nghĩa béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá mức và không bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân đến mức ảnh hưởng tới sức khỏe. Hiện nay, Tổ chức y tế thế giới thườg dùng chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index - BMI) để nhận định tình trạng gầy béo. Để có chỉ số khối cơ thể (BMI), người ta dùng công thức sau đây: W = Cân nặng (kg) H = Chiều cao (m) Chỉ số BMI bình thường nên có ở giới hạn 20-25, trên 25 là thừa cân và trên 30 là béo phì. Đó là chỉ số dành cho người châu Âu và châu Mỹ. Đối với người châu Á, BMI bình thường có giới hạn từ 18.5-23. Béo phì không tốt đối với sức khoẻ, người càng béo các nguy cơ càng nhiều. Trước hết, người béo phì dễ mắc các bệnh tǎng huyết áp, bệnh tim mạch do mạch vành, đái đường hay bị các rối loại dạ dày, ruột, sỏi mật. 2.2 NGUYÊN NHÂN GÂY BÉO PHÌ 2.2.1 NGUYÊN NHÂN GÂY BÉO PHÌ Ở TRẺ EM Theo kết quả khảo sát mới được TS Nguyễn Quang Dũng, Viện Dinh dưỡng, công bố thì tỷ lệ béo phì ở học sinh nội thành cao hơn nhiều so với ngoại thành. Kết quả khảo sát này được tiến hành trên 757 học sinh từ 9-11 tuổi tại 4 trường của Hà Nội và TPHCM, tỷ lệ béo phì học sinh tuỳ theo từng trường là 1,1%, 7,1%, 10,8%, có trường cá biệt lên tới 41,1%. Béo phì ở trẻ em có nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là các nguyên nhân sau : Nguyên nhân di truyền là yếu tố phải nhắc đến đầu tiên khi nói đến chứng béo phì ở trẻ em. Chứng béo phì ở trẻ em tăng gấp 4 lần nếu một trong hai cha mẹ của trẻ bị béo phì và sẽ tăng gấp 8 lần nếu cả hai điều béo phì. Ngoài ra còn nhưng nguyên nhân như mẹ nhiều tuổi, mẹ bị đái tháo đường khi mang thai, Người mẹ Bệnh béo phì ở trẻ em có nguyên nhân trước tiên là do yếu tố di truyền bẩm sinh, nguy cơ mắc hút thuốc khi mang thai cũng có liên quan đến khả năng tích trữ mỡ của trẻ…. Chung ta cung phải kể đến những nguyên nhân như yếu tố tâm lý, văn hóa, xã hội điều này được biểu hiện qua một số điểm như : Khi mang thai người phụ nữ luôn mong muốn con mình phải trông bụ bẫm hơn thí mới khỏe và dễ thương hơn, vì vậy những bà mẹ này thường cố ăn nhiều hơn và ít khi tuân thủ chế độ dinh dưỡng cho thai sản để mong khi con sinh ra được như mong muốn. Và khi sinh con ra họ cung muốn con minh phải trông mập mạp, bụ bẫm một tí thì mới đáng yêu, họ cũng thường so sánh con minh với một đứa trẻ khác xem có nặng hay nhẹ hơn và những bà mẹ cho rằng số cân năng của trẻ thể hiện sức khỏe cho tre, cứ nặng hơn là tốt. Và khi trẻ đến tuổi tới trường học Sự quan tâm không đúng cách đến dinh dưỡng cho trẻ : những mẫu quảng cáo đồ ăn nhanh nhiều chất béo, những loại nước ngọt có gas như gà rán, khoai tây chiên, bim bim, nước ngọt có ga, bánh ngọt luôn gây được sư chú ý đặc biệt với trẻ cộng với sự chiều chộng thái quá ở những bậc phụ huynh ở thành thị đã làm cho trọng lượng cơ thể của trẻ không ngừng nâng lên không kiểm soát. Hiện nay ,trong bữa cơm gia đình ở thành thị thì những món rau xanh không còn là lựa chọn hành đầu mà thay vào đó là những món thịt cá đầy chất béo, việc ăn rau của trẻ chăng qua chỉ là miên cưỡng. Mặt khác, ở thành thị đa phần trẻ là học sinh ở nội trú hoặc bán trú và cha mẹ thường cho con nhiều tiền ăn sáng, uống nước hoăc những gì ở trường bé muốn. Sự kiểm soát thiếu chặt chẽ và có tiền cho nên mỗi khi ra chơi trẻ mua những món đồ ăn vặt bắt mắt, khoái khẩu như :gà rán, khoai tây chiên, bim bim, nước ngọt có ga, bánh ngọt Trẻ ở thành thị thiếu không gian và thời gian để vân động : công việc hàng ngày của bố mẹ bân rộn quá sáng thì đi làm tới khuya mới về cho nên họ ít có thời gian để chơi cùng trẻ, họ chỉ quan tâm và thúc ép trẻ chuyện học hành mà không quan tâm đến việc rèn luyện thân thể, tập thể dục, các hoạt động ngoài trơi của trẻ. Thành thị là nơi đất chật người đông cho nên thiếu không gian vận động thân thể, đặc biệt là thiếu không gian vui chơi thể thao cho trẻ. Ngoài ra việc cha mẹ đưa con đi học hoặc trẻ đi học bằng những phương tiên xe công cộng cũng làm trẻ ít vân động và dần thành thói quen lười vân động. Ở thành thị hiện nay trẻ chọn hình thức vui chơi giải trí là ngồi một chỗ xem tivi, nghe nhạc, chơi game, internet việc trẻ ngồi một chỗ sẽ dẫn đến béo phì là không dễ tránh khỏi. 2.2.2 NGUYÊN NHÂN GÂY BÉO PHÌ Ở NGƯỜI LỚN Nguyên nhân gây béo phì ở lớn thuộc khu vực thành thị cũng do thói quen lười vân động và chế độ dinh dưỡng không hợp lý. Ở thành thị cuộc sống của người dân ngày càng được cài thiên, người thành thị không chỉ là ăn no mặc ấm nữa mà là ăn ngon mặc đẹp, đi xe hơi, ở nhà cao cửa rộng. Và mặt trái của nó đó là hơn 10% dân thành thị bị béo phì. Sự xuất hiện của các loại máy móc, thiết bị gia dung như máy hút bui, máy rửa chén, máy giặt, lò nướng, tủ lạnh, bếp gas đã làm cho công việc gia đình của con người được giảm đi rất nhiều lần, lượng năng lượng được giảm tải đó sẽ được tích tụ lại trong cơ thể dưới dang mỡ và dễ gây ra béo phì. Nhóm đối tượng dễ béo phì nhất chính là những chị em phụ nữ ở nhà làm nội trợ. Ngày nay tỉ lệ phụ nữ tham gia công việc công sở ngày càng nhiều, họ thường xuyên phải ngồi một chỗ để làm việc việc, ít phải vân động cho nên những chị em có nguy cơ béo phì rất cao. Công việc gia đình bề bộn cộng với công việc ở nơi làm đã gây nhiều áp lực với chị em, chúng ta vẫn nghĩ rằng khi stress thì phụ nữ sẽ ăn ít đi nhưng thật ra không phải như vậy, chị em sẽ ăn nhiều hơn để giảm stress, thâm chí là ăn không kiểm soát. Ngày nay, vẫn có nhiều người quan niêm rằng người nào có khuôn mặt lớn, đầy đặn, tướng tá to béo là người có tướng giàu sang, có quyền chức. Mặt khác trong một số tính chất vì công việc cho nên đấng mày râu phải tham gia đám tiệc. Và công việc văn phòng ít vân động thân thể chỉ hay ngồi một chỗ, công việc bận rộn cho nên họ thường ăn những loại thức ăn nhanh giàu chất béo và những loại nước có gas. Những thứ trên sẽ làm cho những quý ông ngày càng trở nên tròn trịa hơn. Cuộc sống bon chen nơi thi thành khiến con người ta đầu tắt mặt tối với công việc và gia đình họ không còn đủ thời gian để quan tâm tới việc phòng chống béo phì nữa. Không gian vận động thể thao ngoài trời công cộng ngày càng không đáp ứng đủ cho nhu cầu của người dân thành thị, nếu vào những câu lạc bộ hay nhà thi đấu thì họ lại trả thêm một khoản phí đều này có nghĩa chi tiêu cho gia đình lại tăng thêm một khoản và không phải ai cũng đủ tiền để chi trả cho khoản này. Thay vì chọn cách rèn luyện thể thao tăng cường sức khỏe thì họ lại chon cách ở trong nhà coi tivi, chơi game, nghe nhạc, internet Thói quen lười vân động luôn là ban đồng hành của béo phì, người thành thị ngày càng đầy đặn là điều khó tránh khỏi. Sự xuất hiên của máy lạnh đã làm cho con người có cuộc sống thoải mái hơn, tuy nhiên khi con người khiểm soát được nhiệt độ bên ngoài cung có nghĩa là lượng năng lượng khi con người tiêu hao đi khi để điều hòa thân nhiệt sẽ được tích tụ lại trong cơ thể dưới dạng mỡ. Chế độ dinh dưỡng của con người được nâng cao, sự xuất hiện của các loại thực phẩm giàu chất béo như xúc xích, bánh ngọt, nước có gas và việc khẩu phần ăn ngày càng ít rau xanh đã làm tăng nguy cơ béo phì của người thành thị lên nhiều lần. 2.3 HẬU QUẢ CỦA BÉO PHÌ Mất thoải mái trong cuộc sống Người béo phì thường có cảm giác khó chịu về mùa hè do lớp mỡ dày như một hệ thống cách nhiệt. Người béo phì cũng thường xuyên cảm thấy mệt mỏi chung toàn thân, hay nhức đầu, tê buốt ở hai chân làm cho cuộc sống thiếu thoải mái. Giảm hiệu suất lao động Người béo phì làm việc chóng mệt nhất là ở môi trường nóng. Mặt khác do khối lượng cơ thể quá nạng nề nên để hoàn thành một động tác, một công việc trong lao động, người béo phì mất nhiều thì giờ hơn và mất nhiều công sức hơn. Hậu quả là hiệu suất lao động giảm rõ rệt hơn so với người thường. Kém lanh lợi Người béo phì thường phản ứng chậm chạp hơn người bình thường trong sinh hoạt cũng như trong lao động. Hậu quả là rất dễ bị tai nạn xe cộ cũng như tai nạn lao động. Hai nguy cơ rõ rệt ở người béo phì Tỷ lệ bệnh tật cao: Béo phì là một trong các yếu tố nguy cơ chính của các bệnh mãn tính không lây như bệnh mạch vành, đái đường không phụ thuộc insulin, sỏi mật. Ở phụ nữ mãn kinh, các nguy cơ ung thư túi mật, ung thư vú và tử cung tǎng lên ở những người béo phì, còn ở nam giới béo phì, bệnh ung thư thận và tuyến tiền liệt hay gặp hơn. Tỷ lệ tử vong cũng cao hơn, nhất là trong các bệnh kể trên. Thừa cân và béo phì còn làm giảm vẻ đẹp của mọi người. Ngoài những ảnh hưởng trực tiếp lên người bị béo phì thì béo phì còn gây hậu quả xấu tới xã Khi năng xuất lao động của người béo phì giảm xuống thì nó sẽ làm giảm năng xuất của tập thể và tập thể lại ảnh hưởng tới năng xuất toàn xã hội. Người bị béo phì có nguy cơ mắc rất nhiều bệnh mãm tính, chính vì thế chi phí cho an sinh xã hội cũng sẽ tăng lên. Vấn đề an ninh lương thực ngày càng được chú trọng và được toàn xã hội quan tâm. Tuy nhiên nhu cầu ăn uống của người béo phì cao hơn nhiều so với người bình thường đó cũng là một yếu tố góp phần thâm hụt lương thực. KẾT LUẬN Béo phì không chỉ ảnh hưởng trực đến sức khỏe và tâm lý người bị béo phì mà nó còn gây ảnh hưởng xấu tới gia đình và xã hội. Béo phì có nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do thói quen lười vân động và chế độ dinh dưỡng không hợp lý, những nguyên trên của bài viết nêu trên chủ yếu là dưới cái nhìn về mặt văn hóa-xã hội ở Việt Nam còn về mặt y học thì còn nhiều hạn chế. Thông qua bài viết này tôi mong mọi người có cái nhìn khách quan hơn thói quen vận động và chế độ dinh dưỡng của mình và những người thân xung quanh, đặc biệt là những người đang sống ở những thành thị để có biện pháp chữa trị và phòng tránh hợp lý. 4. TÀI LIỆU THAM KHẢO Một số trang web như: Dinhduong.com.vn Yhoccotruyen.com Choicungbe.com Nutifood.com Suckhoedoisong.vn Vnetxpess.net Suckhoecongdong.com Tin247.com Meyeucon.org Suckhoegiadinh.org Thuocbietduoc.com.vn Vietnamnet.vn Timbacsi.com Tuoitre.vn Ngoisao.net Xinhxinh.com.vn Vietbao.com . 2010 BỐCỤC 1. LÝ DO CHON ĐỀ TÀI 2. NỘI DUNG 2.1 BÉO PHÌ LÀ GÌ? 2.2 NGUYÊN NHÂN GÂY BÉO PHÌ 2.2.1 NGUYÊN NHÂN GÂY BÉO PHÌ Ở TRẺ EM 2.2.2 NGUYÊN NHÂN GÂY BÉO PHÌ Ở NGƯỜI LỚN 2.3 HẬU QUẢ CỦA BÉO PHÌ KẾT LUẬN 3 khỏi. 2.2.2 NGUYÊN NHÂN GÂY BÉO PHÌ Ở NGƯỜI LỚN Nguyên nhân gây béo phì ở lớn thuộc khu vực thành thị cũng do thói quen lười vân động và chế độ dinh dưỡng không hợp lý. Ở thành thị cuộc sống của người. 41,1%. Béo phì ở trẻ em có nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là các nguyên nhân sau : Nguyên nhân di truyền là yếu tố phải nhắc đến đầu tiên khi nói đến chứng béo phì ở trẻ em. Chứng béo phì ở trẻ