1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

VĂN NGHỊ LUẬN NÓI TỤC CHỬI THỀ

2 2,2K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 55,5 KB

Nội dung

Và có lẽ chẳng cần đọc báo, chỉ cần bớt chút thời gian vào sân vận động mươi phút hoặc la cà ở một quán nước cổng trường nào đó mươi phút là ta đã có thể thu lượm được một khối lượng tư

Trang 1

NÓI TỤC CHỬI THỀ

(LĐCT) - Quả thật, tôi hơi giật mình khi liên tục đọc khá nhiều bài báo đề cập tới chuyện nói tục và chửi tục ngoài xã hội hiện nay Rõ nhất là hiện tượng chửi tục tràn lan với quy mô và mức độ "tiến bộ" hơn hẳn là các nhóm cổ động viên bóng đá

Tờ Bóng Đá, ra ngày 2.4.2007, trong bài "Văn hoá chửi" viết: "Người ta không quên cảnh khán giả đồng thanh réo tên trọng tài mà chửi Một quý phu nhân đứng bật dậy tru tréo chửi Một cô gái với khuôn mặt thanh tú và khoé miệng xinh xinh cứ sòn sòn tuôn ra những từ bậy bạ"

Trong bài "Gì cũng chửi" (Người Lao Động, 2.5.2007) tác giả viết: "Có lẽ phải đặt "một dấu chấm hỏi to đùng" dành cho những CĐV của Hà Nội ACB có mặt ở sân Hàng Đẫy cuối tuần qua Họ gây sốc: việc đồng thanh chửi to vị trọng tài sau mỗi pha bóng mà trọng tài ấy bắt lỗi không vừa ý họ Những lời lẽ thô tục đến mức ngay cả giám sát trận đấu, giám sát trọng tài và những người có mặt trên sân chỉ còn thiếu nước nhắm mắt bịt tai chui xuống đất cho đỡ xấu hổ"

Và có lẽ chẳng cần đọc báo, chỉ cần bớt chút thời gian vào sân vận động mươi phút hoặc la cà ở một quán nước cổng trường nào đó mươi phút là ta đã có thể thu lượm được một khối lượng tư liệu đầy ắp về các từ chửi tục tĩu khá đa dạng hiện nay

Chửi (chửi bới, chửi rủa, chửi mắng ) là một hành vi ngôn ngữ mà dân tộc nào trên thế giới đều cũng có (Trong cuốn Đaghextan của tôi, R Gamzatov đã mô tả rất thú vị về một bà lão có tài chửi tới mức nghệ thuật mà nhà văn hết sức bái phục) Chửi là việc dùng những lời lẽ cay độc (có khi tục tĩu) để miệt thị, nhục mạ người khác Trong quan hệ, nhiều khi người ta không kìm nén sự bực bội, cáu bẳn

Khi tới một đỉnh điểm của sự tức tối, người ta thường thốt ra một lời rủa, lời chửi (mà thường đi kèm với những từ thô tục) Văng tục là một hành vi bột phát do ai đó không kìm nén được, cốt để giải toả một trạng thái stress bất ngờ Mặc dù văng tục như vậy luôn được coi là hành vi ngôn ngữ lệch chuẩn cần phê phán, nhưng trong đời, có lẽ mỗi con người chúng ta cũng khó tránh khỏi đôi lần thiếu tự chủ như thế Chỉ có điều, người hiểu biết và có văn hoá thường tự nhận ra cử chỉ không hay này mà điều chỉnh, uốn nắn cho phù hợp

Nhưng xét về mặt ứng xử văn hoá, văng tục khác với nói tục và chửi tục Bởi văng tục là ngẫu nhiên, nhất thời, thiếu kiềm chế Còn nói tục là hiện tượng lặp đi lặp lại thành thói quen Có người coi chuyện nói tục, chửi thề như là lời nói cửa miệng của họ (với họ, không kèm nói tục cứ như thiêu thiếu một cái gì ấy) Mở miệng ra là kèm theo những từ tục tĩu (chẳng hạn những từ chỉ chất thải, những từ chỉ bộ phận sinh dục ) Nhiều khi họ dùng tiếng chửi cốt để hạ uy tín đối phương, gây sức

ép lên đối phương nhằm người ta phải "kiềng mặt" từ đó mà kéo cái lợi về cho mình

Nhìn ra xã hội, ta cũng thấy lớp trẻ bây giờ cũng có nhiều người chửi thạo tới mức "siêu hạng" Học sinh chửi nhau ngoài cổng trường Thanh niên chửi nhau trên đường phố Hội chat chửi nhau trên mạng, trên mobile Hình như họ cho rằng phải pha chút "giấm ớt" tục tĩu kia thì mới phù hợp với phong cách nói năng của dân "sành điệu"?

Ngày xưa, các nhà thơ đã từng đưa tiếng chửi vào tác phẩm của mình để đả kích bọn thực dân, phản động (Khốn nạn thân ông / Đéo mẹ cha nó - Tú Xương, "Văn tế Rivière"; Thằng châu con chó/ Cúp đuôi chạy dài/ Mả bố nhà nó / Nịnh Tây hết thời - Tố Hữu, "Bà mẹ Việt Bắc") Người đọc cảm thấy hợp lẽ, hả hê trước lời chửi đắc dụng, đúng lúc Nhưng lạm dụng tới mức biến chửi tục trở thành "hội chứng" mua vui bây giờ quả là một vấn đề đáng quan tâm trong việc giáo dục về văn hoá ứng xử ngôn ngữ

NÓI TỤC : VÔ TƯ VÀ VÔ HẠI ?

Đặc biệt là các bạn rất thích sử dụng ngoại ngữ, chen đệm tiếng nước ngoài vào trong mỗi câu nói làm cho câu chuyện của các bạn càng trở nên sinh động hơn Thôi thì coi như đó cũng là cách các bạn nhớ được từ vựng tiếng Anh Nhưng những ai chú ý nghe kỹ thì hỡi ôi, các bạn không chỉ dùng tiếng Anh mà còn dùng rất nhiều “tiếng Đức” và “tiếng Đan Mạch”

Trang 2

Không chỉ chửi thề vài tiếng đệm, các nhóm bạn ở đây đều có sở thích dùng những từ tục tĩu “nặng đô” đi liền với tên ba mẹ của một ai

đó để gọi một người bạn nào đó thay cho tên riêng của họ Tiếp cận với một bạn đeo phù hiệu lớp 9 của một trường ở quận 5, hỏi vì sao chơi đùa mà em lại chửi bạn mình thô tục và nặng nề như vậy, bạn này cười to trả lời: “Em đâu có chửi gì nó đâu, chỉ là giỡn vô tư với nhau thôi, chị không thấy nó còn cười nhăn nhở đó sao?!”.

lớn các bạn cho rằng nói bậy, chửi thề chẳng qua là tăng thêm phần rôm rả trong việc giao tiếp với bạn bè chứ đâu có ác ý gì với người khác, mai mốt lớn đi làm thì khác, điều chỉnh lại, đâu có ảnh hưởng gì đến ai

Trẻ em đã suy nghĩ đơn giản như thế, nhưng đáng buồn hơn là chính người lớn xung quanh các bạncũng không quan tâm gì đến vấn đề này Một số người thì nói: “Ôi chuyện trẻ con, hơi đâu mà để ý!”, còn một số đông hơn thì thờ ơ, dửng dưng, không hề thấy mình phải có trách nhiệm nhắc nhở, cùng lắm là hơi nhăn trán, nhíu mày một chút khi đi ngang qua, bởi vì: “Con ai người nấy dạy, nói đến để chúng

nó chửi cả mình luôn à!”

Cô Th Liên – chủ một quán trà sữa, có hai con một học lớp 7, một học lớp 10 – hằng ngày ngồi trông cửa hàng, đã phải lắc đầu ngao ngán: “Riết rồi không dám cho con ra phụ giúp gì hết, sợ nó bị nhiễm thứ ngôn ngữ này”

Cần kịp thời uốn nắn

Không chỉ học sinh, thanh thiếu niên, mà có trường hợp em bé 3 tuổi ở trường mầm non cũng xài toàn “ngoại ngữ” Chỉ cần một chiếc

xe tải lớn đỗ trước cổng trường, muốn chỉ cho các bạn trong lớp xem, bé K.Toàn lớp mầm đã xổ một tràng: “Ê, Đ.M tụi mày ơi, có một chiếc xe bự ở cổng kìa, nó chở mấy con lân, lớp mình sắp được coi múa lân rồi, và ”

Trong mười tiếng thốt ra từ cái miệng nhỏ nhắn xinh xắn đó, đã mất 5, 6 tiếng chửi thề Các phụ huynh nhìn thấy thì rất lo ngại nên báo với cô giáo để cô nhắc nhở cháu Nhưng thật bất ngờ, cô giáo nói: “Khó lắm anh chị ơi, vì ba của bé K.Toàn chửi thề một cây luôn, chửi

cả mẹ bé ngay trước mặt cô giáo”

Thực ra cũng có lần cô giáo đã nhắc, nhưng vị phụ huynh kia nói: “Quen miệng rồi cô ơi, mà chỉ có vậy thôi chứ có làm hại ai đâu!” Chính vì những quan điểm như vậy mà nhiều người lớn không tự giác sửa chữa mình và cũng không nhắc nhở, uốn nắn con cái trong lời

ăn tiếng nói Những lời nói tục, chửi thề không phải là vô thưởng vô phạt như nhiều người nghĩ

Thứ nhất, những từ ngữ đó là những từ không đẹp trong ngôn ngữ tiếng Việt, gây phản cảm cho những người xung quanh Thứ hai, người đối diện trong giao tiếp sẽ có cảm giác bị xúc phạm, thiếu tôn trọng khi người kia dùng những từ ngữ đó với mình

Thứ ba, ngôn ngữ là sản phẩm của tư duy, là phương tiện để con người hiểu nhau về nhiều mặt trong giao tiếp, như là về văn hóa, trình

độ học vấn, trình độ thẩm mỹ, thành phần xã hội, nghề nghiệp, giáo dục gia đình

Vì vậy khi mở đầu cuộc giao tiếp bằng cách văng tục, chửi thề của một người là cách nhanh nhất để người đối diện đánh giá không tốt

và khẳng định một cách thiếu thiện chí về nhân cách của mình Những điều này phải được nhận thức đầy đủ từ người lớn để từ đó có định hướng giáo dục đúng đắn, kịp thời uốn nắn cho con trẻ một cách nhẹ nhàng, phù hợp

Ngày đăng: 07/07/2014, 08:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w