1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Ke hoach chien luoc

7 110 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 82,5 KB

Nội dung

PHÒNG GD - ĐT PHÚ LƯƠNG TRƯỜNG THCS YÊN TRẠCH KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC TÓM TẮT 2010 - 2015 GIỚI THIỆU NHÀ TRƯỜNG 1. Tên trường qua các thời kỳ - Trường cấp 2 Yên Trạch - 1961 - Trường PTCS Yên Trạch - 1981 - Trường THCS Yên Trạch - 1998 2. Vị trí địa lý - Địa chỉ: Thôn Bài Kịnh - xã Yên Trạch - huyện Phú Lương - tỉnh Thái Nguyên - Vị trí: + Trường nằm sát đường trục xã Yên Ninh - Phú Tiến + Từ cổng trường ra đến quốc lộ 3 Yên Ninh là 6 Km, từ cổng trường ra đến Phú Tiến (đường từ 31 lên Định Hoá) là 7 Km + Từ Yên Ninh vào - trường ở bên phải đường, từ Phú Tiến vào - trường ở bên trái đường. 3. Hình ảnh về nhà trường (Bổ sung sau) I. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG 1. Đặc điểm tình hình a. Môi trường bên trong - Thầy: + Mặt mạnh: Đủ giáo viên + Mặt yếu: Tỷ lệ chưa cân đối giữa các môn, nhiều giáo viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm trong giảng dạy, bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu và các nghiệp vụ khác - Trò + Mặt mạnh: 99% học sinh dân tộc, ngoan + Mặt yếu: Mục tiêu học tập không rõ ràng, ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập chưa tốt, phấn đấu không đều, hay bị chi phối bởi những tác động xấu bên ngoài - Cơ sở vật chất + Mặt mạnh: Đủ phòng học, sân chơi, bãi tập + Mặt yếu: Chưa có đủ phòng chức năng, phòng bộ môn chưa đúng tiêu chuẩn của Bộ, tường rào chưa kép kín, sân chưa đổ bê tông, phòng học chưa mắc được điện, nền chưa lát gạch men, tường nhà đã xuống cấp, bàn ghế chưa đảm bảo tiêu chuẩn theo lứa tuổi. - Thiết bị + Mặt mạnh: Được cấp 4 bộ cho 4 khối + Mặt yếu: Chất lượng thấp, thiếu, han gỉ hỏng hóc nhiều, từ năm thứ hai trở đi nhiều thiết bị không sử dụng được - Quản lý + Mặt mạnh: Có đủ cán bộ quản lý theo quy định của điều lệ trường trung học (Bí thư chi bộ, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, các tổ trưởng, chủ tịch Công đoàn, bí thư đoàn, tổng phụ trách Đội TN tiền phong HCM, thanh tra nhân dân) + Mặt yếu: Chưa có nhiều kinh nghiệm về quản lý b. Môi trường bên ngoài - Kinh tế + Cơ hội: Sự tăng trưởng kinh tế địa phương, hộ gia đình + Thách thức: Dân nghèo còn nhiều, kinh tế địa phương tăng trưởng chậm - Văn hoá + Cơ hội: Địa phương có truyền thống văn hoá, truyền thống hiếu học, truyền thống tôn sư trọng đạo + Thách thức: Văn hoá phẩm độc hại, hành vi vô văn hoá - Xã hội + Cơ hội: Quan tâm đến giáo dục + Thách thức: Tệ nạn xã hội, tiêu cực xã hội, đạo đức xã hội - Dân cư + Cơ hội: 5 dân tộc, phân bố tương đối đều + Thách thức: Trình độ dân trí thấp, 90% thuần tuý nông nghiệp, kinh tế chủ yếu tự túc tự cấp - Cộng đồng + Cơ hội: Văn hoá làng xã, đoàn kết, tính liên kết cao + Thách thức: Quan niệm lạc hậu, tính tương trợ chưa cao 2. Các vấn đề chiến lược a. Nguyên nhân của vấn đề - Vấn đề đội ngũ: + Nhà trường hiện nay chưa được chủ động về đội ngũ, vẫn phải nhận những giáo viên yếu kém do cấp trên điều động đến + Nhà trường không được sa thải những giáo viên đạo đức yếu, làm việc yếu + Tỷ lệ giáo viên giữa các môn chưa cân đối, môn thì thừa, môn thì thiếu + Giáo viên luân chuyển tư tưởng không ổn định, làm việc đối phó + Giáo viên mới ra trường bằng cấp cao nhưng nghiệp vụ kém, thiếu đạo đức nghề nghiệp - Vấn đề chất lượng: + Đạo đức học sinh xuống cấp + Học lực của học sinh còn thấp + Tính tự chủ, độc lập, sáng tạo của học sinh còn yếu + Kỹ năng sống còn thiếu - Vấn đề cơ sở vật chất: + Cơ sở vật chất chưa đồng bộ + Còn thiếu nhiều nhất là phòng chức năng và phòng bộ môn + Số hiện có chưa đáp ứng yêu cầu giảng dạy và học tập của học sinh - Vấn đề tài chính phục vụ dạy và học: + Tiền ngân sách chi cho các hoạt động dạy và học rất thiếu + Các nguồn thu ngoài ngân sách rất hạn hẹp b. Các vấn đề cần ưu tiên giải quyết - Vấn đề đội ngũ - Vấn đề cơ sở vật chất - Vấn đề tài chính phục vụ dạy và học - Vấn đề chất lượng học sinh - Vấn đề sử dụng công nghệ thông tin - Vấn đề thiết bị dạy học - Vấn đề quan tâm của phụ huynh học sinh II. ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC 1. Sứ mạng Giáo dục học sinh tính sáng tạo, khả năng thích ứng và đạo đức chân chính 2. Giá trị Đoàn kết - Kỷ cương - Nhanh gọn - Hiệu quả - Thiết thực 3. Tầm nhìn Học sinh của chúng ta sẽ trở thành những cá nhân có tư duy độc lập, tham gia tích cực vào học tập suốt đời, hướng tới năng lực sử dụng công nghệ nhằm nâng cao lợi ích bản thân và quốc gia III. MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC 1. Mục tiêu chung a. Ổn định và nâng cao chất lượng đội ngũ b. Hoàn thiện cơ sở vật chất đáp ứng dạy tốt và học tốt c. Huy động các khoản tiền ngoài ngân sách trong khuôn khổ quy định d. Nâng cao tỷ lệ đạo đức tốt và tỷ lệ học sinh khá giỏi e. Tăng cường sử dụng CNTT trong quản lý, giảng dạy và học tập f. Đầu tư bổ sung thiết bị dạy học g. Tranh thủ được sự ủng hộ của phụ huynh học sinh 2. Mục tiêu cụ thể a. Ổn định và nâng cao chất lượng đội ngũ - Phấn đấu 50% giáo viên là người địa phương có trình độ trên chuẩn vào năm 2015 b. Hoàn thiện cơ sở vật chất đáp ứng dạy tốt và học tốt - Hoàn thiện tường rào, nhà xe vào năm 2012 - Sửa chữa các phòng học bị hỏng hàng năm 2014, bổ sung bàn ghế học sinh đúng tiêu chuẩn vào năm 2013, mắc điện các phòng học vào năm 2010 - Đầu tư tủ thư viện, thiết bị c. Huy động các khoản tiền ngoài ngân sách trong khuôn khổ quy định - Hàng năm huy động 100% các khoản thu theo thoả thuận d. Nâng cao tỷ lệ đạo đức tốt và tỷ lệ học sinh giỏi - Đạo đức tốt vững chắc 75% vào năm 2015 - Học lực giỏi vững chắc 10% vào năm 2015 - Từ nay đến 2015 liên tục có học sinh giỏi huyện, tỉnh e. Tăng cường sử dụng CNTT trong quản lý, giảng dạy và học tập - Phấn đấu nối mạng cho giáo viên và học sinh vào năm 2012 - Trang bị dần máy tính, máy chiếu cho các phòng bộ môn và các phòng học khác f. Đầu tư bổ sung thiết bị dạy học - Bổ sung thiết bị dạy học thiếu, hỏng hàng năm - Dần bổ sung các thiết bị dạy học hiện đại: máy tính, máy chiếu cho các phòng học - Xây dựng dần phòng học bộ môn chuẩn theo quy định của Bộ GD g. Tranh thủ được sự ủng hộ của phụ huynh học sinh - Họp phụ huynh hàng năm, tuyên truyền phụ huynh hiểu về công việc của nhà trường để phụ huynh quan tâm đến việc học tập của con em mình, đóng góp hỗ trợ nhà trường xây dựng cơ sở vật chất phục vụ dạy và học - Thoả thuận với phụ huynh về việc đóng góp các khoản tiền phục vụ việc học tập, hoạt động của học sinh và tiền xây dựng cơ sở vật chất phục vụ dạy và học. IV. CÁC GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC 1. Đổi mới dạy học - Đầu tư dần thiết bị dạy học hiện đại - Dạy học kết hợp phương pháp truyền thống và phương pháp dạy học tích cực - Bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng 2. Phát triển đội ngũ - Ưu tiên nhận giáo viên người địa phương - Đào tạo, bồi dưỡng trên chuẩn - Khuyến khích giáo viên có năng lực 3. Cơ sở vật chất, thiết bị, công nghệ - Ưu tiên cơ sở vật chất phục vụ dạy và học, trong đó: + Mắc điện cho các phòng học + Mua máy tính cho các phòng học + Mua máy chiếu cho các phòng học + Đầu tư phòng học Tiếng Anh + Đầu tư phòng học Âm Nhạc + Đầu tư tủ đựng sách thư viện, thiết bị - Xây và hoàn thành tường rào - Xây dựng hoàn thành nhà xe giáo viên, học sinh 4. Nguồn lực tài chính - Ngân sách nhà nước - Huy động các nguồn lực từ phụ huynh học sinh - Các nguồn đóng góp ủng hộ khác 5. Hệ thống thông tin - Đặt thiết kế Web site của trường (Internet) - Nối mạng LAN trong trường - Điện thoại - Máy Fax - Bổ sung, thay thế và hoàn thành các bảng biểu - Bổ sung, thay thế và hoàn thành các Panô, Áp phích, băng rôn, khẩu hiệu - Bảng biểu, lịch làm việc - Loa truyền thanh 6. Quan hệ với cộng đồng - Quan hệ tốt với Đảng uỷ, chính quyền địa phương, phối hợp tốt với các tổ chức đoàn thể, các hội - Quan hệ tốt với nhân dân địa phương - Quan hệ phối hợp tốt với Hội cha mẹ học sinh - Quan hệ tốt với các thôn bản 7. Lãnh đạo và quản lý - Thành lập hệ thống cơ cấu tổ chức bộ máy lãnh đạo quản lý thống nhất trong nhà trường - Bổ sung, hoàn thiện hệ thống kế hoạch lãnh đạo và quản lý thống nhất trong toàn trường - Bổ sung, hoàn thiện hệ thống mẫu các loại văn bản, các loại báo cáo, các loại quyết định thống nhất trong toàn trường V. ĐỀ XUẤT TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Cơ cấu tổ chức - Chi bộ đảng - Hội đồng trường - Ban giám hiệu - Ban chấp hành công đoàn - Ban chấp hành đoàn thanh niên - Hội đồng thi đua khen thưởng - Các tổ công tác: + Tổ Văn phòng + Tổ Tự nhiên + Tổ Xã hội 2. Chỉ đạo thực hiện - Hiệu trưởng phân công công việc cho các bộ phận cụ thể, theo từng mốc thời gian cụ thể - Hiệu trưởng kiểm tra đánh giá việc thực hiện công việc của các bộ phận - Rút kinh nghiệm, làm nốt những công việc còn tồn đọng 3. Tiêu chí đánh giá - Hoàn thành - Chưa hoàn thành - Hoàn thành bao nhiêu phần trăm 4. Hệ thống thông tin phản hồi - Báo cáo của các tổ công tác - Báo cáo của giáo viên - Báo cáo của các bộ phận - Kết quả kiểm tra của hiệu trưởng 5. Phương thức đánh giá sự tiến bộ - Đánh giá theo kết quả thực tế của từng mục tiêu VI. ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ 1. Đề nghị cấp trên quan tâm bố trí đội ngũ giáo viên người địa phương để yên tâm công tác 2. Đề nghị cấp trên đầu tư bổ sung cơ sở vật chất phục vụ cho giáo viên làm việc, học sinh học tập 3. Đề nghị cấp trên trao quyền tự chủ cho các nhà trường, để phát huy sáng tạo của các nhà trường, huy động tối đa năng lực của giáo viên và học sinh. PHÒNG GD-ĐT PHÚ LƯƠNG HIỆU TRƯỞNG Hoàng Quốc Biên

Ngày đăng: 07/07/2014, 05:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w