1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Không có sông Cửu Long

2 176 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 33 KB

Nội dung

KHÔNG CÓ SÔNG CỬU LONG Không biết từ bao giờ ở Việt Nam ta đã hình thành nên một cách giải thích mặc nhiên được mọi người công nhận về đoạn cuối của con sông Mê Kông chảy qua Nam Bộ nước ta để đổ vào biển Đông. Người ta giải thích rằng: Sở dĩ ta gọi sông Mê Kông là Cửu Long là vì khi chảy qua Nam Bộ nước ta để đổ ra biển Đông, sông này chia thành chín nhánh và đổ ra biển bằng chín cửa sông, mỗi nhánh sông như vậy được coi là một con rồng và do đó, sông Mê Kông từ đây được gọi là sông Cửu Long, nghĩa là “sông chín rồng”. Như vậy, có thể coi tên sông Cửu Long là tên gọi chung cho tất cả các nhánh sông chảy qua vùng Nam Bộ. Cũng chính vì vậy, nói “đồng bằng sông Cửu Long” là nói tới đồng bằng nằm trong lưu vực sông Mê Kông ở địa phận nước ta, còn Cửu Long là tên gọi của bất kì nhánh sông nào của con sông Mê Kông ở địa phận nước ta. Cách giải thích này có thể chấp nhận được, với ý nghĩa rằng Cửu Long là cái tên có tính chất tượng trưng, thể hiện một cái nhìn “vĩ mô” đối với các nhánh sông xuất phát từ sông Mê Kông ở vùng Nam Bộ nước ta. Tuy nhiên, còn một vấn đề không thể giải thích được là tại sao người Việt xưa kia lại có được cái nhìn “vĩ mô” như vậy đối với các nhánh sông con của hai nhánh sông Mê Kông lớn vào Việt Nam là sông Tiền và sông Hậu? Vả lại, có thật là sông Mê Kông đổ ra biển Đông theo chín nhánh sông hay không? Và nếu đúng như vậy thì tại sao không có khúc sông nào trên bản đồ Việt Nam đại diện để mang cái tên Cửu Long? Phải chăng các nhà địa lí đã quên không ghi cái tên Cửu Long lên bản đồ địa lí nước ta? Có một vài cách giải thích khác về nguồn gốc của tên Cửu Long. Cách giải thích có vẻ hợp lí hơn cả là cách giải thích dựa vào sự biến đổi ngữ âm của tiếng Việt. Trước thế kỉ XVII, trong tiếng Việt, từ sông được phát âm là khlông. Về sau, do sự biến đổi ngữ âm mà nhóm phụ âm /khl/ được phát âm thành /s/ và vì thế, khlông biến thành sông. Tuy nhiên, trước khi diễn ra sự thay đổi đó, người phương Tây có lẽ đã nghe thấy người dân vùng sông Tiền, sông Hậu nói từ khlông và họ nghĩ đó là tên con sông. Nhưng khi ghi chép theo âm thanh phát ra, người ta không cần (hoặc không thể) ghi cái “dấu mũ” trên chữ “ô” và âm /kh/ người ta cũng chỉ biết ghi là /k/ mà thôi. Thành thử, âm khlông được ghi thành klong. Rồi cái âm klong đó lại được phiên âm qua tiếng Hán, theo đó âm /k/ được phiên thành âm tiết cửu, và cuối cùng từ klong biến thành Cửu Long. Còn có một cách giải thích khác cũng gần giống như vậy. Theo cách giải thích này thì tên sông Cửu Long bắt nguồn từ chữ krong, cũng có nghĩa là sông trong ngôn ngữ của một số dân tộc Tây Nguyên. Người Trung Quốc đã phiên âm từ này sang tiếng của họ nhưng do chữ Trung Quốc không thể ghi các âm rời nên người ta đã phiên âm /k/ trong từ krong thành cửu. Mặt khác, trong hệ thống âm đầu tiếng Hán không có âm /r/ nên khi phiên âm tiết rong sang tiếng Hán, người ta đã thay /r/ bằng /l/, dó đó rong biến thành long. Cuối cùng, krong đã biến thành cửu long. Dù giải thích theo cách nào thì cửu long cũng không phải là tên gọi của một con sông nào cả mà chỉ có nghĩa là sông mà thôi. Nói cách khác, cửu long không phải là tên riêng của một con sông mà là một danh từ chung để chỉ khái niệm “sông”. Còn cách giải thích ý nghĩa của tên gọi “Cửu Long” là “chín rồng” chẳng qua chỉ là kết quả của sự ngộ nhận do có sự trùng hợp ngẫu nhiên giữa âm cửu (vốn chỉ là phụ âm /k/ và không có nghĩa) với chữ “cửu” có nghĩa là “chín” trong tiếng Hán, và giữa âm long (vốn là -lông hoặc -rong và cũng không có nghĩa) với chữ “long” có nghĩa là “rồng” trong tiếng Hán. Điều này lí giải tại sao trên bản đồ địa lí Việt Nam, người ta không thể tìm thấy con sông Cửu Long ở đâu cả, vì tất cả các nhánh sông Mê Kông ở Việt Nam ta đều đã có tên riêng của mình rồi. Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng ở Việt Nam không có con sông nào tên là Cửu Long cả, còn cái tên Cửu Long lâu nay vẫn dùng để chỉ tất cả các nhánh sông Mê Kông đổ vào Việt Nam thực ra chỉ là hậu quả của một quá trình “tam sao thất bản” về mặt ngôn ngữ. Sự nhầm lẫn này cũng xảy ra với chính tên gọi của sông Mê Kông, vì Mê Kông cũng không phải là tên riêng mà là danh từ chung: mê có nghĩa là “mẹ” (cái), còn kông có nghĩa là “sông”, do đó, mê kông chỉ có nghĩa là “sông cái” hay “sông to” mà thôi. Sự nhầm lẫn mang tính toàn cầu này có thể không có gì nguy hại cả vì dù sao chúng ta cũng có một cái tên để gán cho một con sông vốn dĩ chưa có tên trên bản đồ thế giới, nhưng trong trường hợp sông Cửu Long thì sự nhầm lẫn này sẽ gây ra nhiều điều phiền toái. Chẳng hạn, chúng ta giải thích cho trẻ em Việt Nam như thế nào về việc bản đồ nước ta không có con sông Cửu Long? Hay, khi người Việt Nam nói đồng bằng sông Cửu Long thì đó là đồng bằng của sông nào? Vậy nên, cần phải tìm ra một giải pháp thỏa đáng cho vấn đề sông Cửu Long, sao cho tên gọi phản ánh được hiện thực khách quan chứ không phải là cách lí giải mang màu sắc truyền thuyết. Lê Đình Tư . ta không có con sông Cửu Long? Hay, khi người Việt Nam nói đồng bằng sông Cửu Long thì đó là đồng bằng của sông nào? Vậy nên, cần phải tìm ra một giải pháp thỏa đáng cho vấn đề sông Cửu Long, . krong đã biến thành cửu long. Dù giải thích theo cách nào thì cửu long cũng không phải là tên gọi của một con sông nào cả mà chỉ có nghĩa là sông mà thôi. Nói cách khác, cửu long không phải là tên. giữa âm cửu (vốn chỉ là phụ âm /k/ và không có nghĩa) với chữ cửu có nghĩa là “chín” trong tiếng Hán, và giữa âm long (vốn là -lông hoặc -rong và cũng không có nghĩa) với chữ long có nghĩa

Ngày đăng: 07/07/2014, 04:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w