1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

BT HOC KY TƯ TƯỞNGx

11 270 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 41,07 KB

Nội dung

môn tư tưởng hồ chí minh

tưởng Hồ Chí Minh – Bài tập lớn học kỳ MỤC LỤC MỞ ĐẦU NỘI DUNG I. KHÁI QUÁT VỀ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH. 1. Khái niệm tưởng Hồ Chí Minh. 2. Một vài nét về tưởng Hồ Chí Minh. a) Giá trị tưởng Hồ Chí Minh. b) Cơ sở hình thành tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc. II. NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC. 1.Đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược của cách mạng. 2. Đại đoàn kết là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cách. 3. Đại đoàn kết dân tộc để thực hiện khối đại đoàn kết toàn dân. 4. Đại đoàn kết dân tộc trở thành sức mạnh vật chất, có tổ chức dưới sự lãnh đạo của Đảng. 5. Nhận xét quan điểm. KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 tưởng Hồ Chí Minh – Bài tập lớn học kỳ MỞ ĐẦU Trong lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới, có những vĩ nhân mà cuộc đời và sự nghiệp, tưởng và hoạt động gắn liền với cả một giai đoạn lịch sử của dân tộc và của thời đại, tiêu biểu cho ý chí và nguyện vọng của dân tộc và xu hướng của cả thời đại. Chủ tịch Hồ Chí Minh là một người như vậy. Trong suốt cuộc đời hoạt động của mình, Người đã để lại cho dân tộc những giá trị tinh thần vô giá và một trong số đó chính là tưởng Hồ Chí Minh. Trong hệ thống tưởng ấy, nổi bật lên là quan điểm về đại đoàn kết dân tộc. Nó đã trở thành tưởng cơ bản, nhất quán, xuyên suốt của cách mạng Việt Nam, là chiến lược tập hợp lực lượng đấu tranh với kẻ thù dân tộc và giai cấp. tưởng đó không chỉ có giá trị to lớn đối với cách mạng Việt Nam mà trong thời đại ngày nay, trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, chúng ta cũng cần phải quán triệt sâu sắc tưởng đại đoàn kết dân tộc của Người để phát huy sức mạng của dân tộc. Hiểu biết và nắm vững quan điểm này không chỉ giúp ta có cái nhìn sâu sắc hơn về tưởng Hồ Chí Minh mà còn là cơ sở quan trọng để giải quyết những vấn đề được đặt ra trong thời đại mới. Đồng thời, tìm hiểu về vấn đề này cũng sẽ giúp chúng ta hiểu rõ vai trò và trách nhiệm của mình trong cuộc sống, đối với mọi người, đối với đất nước. Từ đó, giúp chúng ta xây dựng một cái nhìn đúng đắn về lòng đoàn kết, nhân nghĩa trong mỗi con người để tự hoàn thiện mình. Đây cũng chính là lí do mà trong bài tập lớn lần này, em đã lựa chọn nghiên cứu về đề tài: “”. Bài viết còn có nhiều thiếu sót mong thầy cô góp ý để em có thể tiếp thu và sửa chữa. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I.KHÁI QUÁT VỀ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH. 1. Khái niệm tưởng Hồ Chí Minh. tưởng Hồ Chì Minh là một khái niệm khoa học có thể hiểu một cách khái quát là “một hệ thống tưởng cơ bản phản ánh sâu sắc thực tiễn cách mạng Việt Nam, cách mạng thuộc địa, trên cơ sở kế thừa, vận dụng và phát triển Chủ Nghĩa Mác Lênin, tinh hoa văn hóa dân tộc, trí tuệ nhân loại nhằm giải phóng dân tộc, giai cấp, con người.” Với cách hiểu ngắn gọn, súc tích như trên, chúng ta đã có thể có được cái nhìn tổng thể khá toàn diện về nội dung cốt lõi, hệ thống tưởng, những nguồn gốc hình thành và mục đích hướng tới của tưởng Hồ Chí Minh. 2. Vài nét về tưởng Hồ Chí Minh. a) Giá trị tưởng Hồ Chí Minh. Trong văn kiện của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã khẳng định về tưởng Hồ Chí Minh: “là tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người; về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết 2 tưởng Hồ Chí Minh – Bài tập lớn học kỳ hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; về sức mạnh của nhân dân, của khối đoàn kết dân tộc…Với những nội dung đó, tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành ngọn đèn chỉ lối để đưa cuộc đấu tranh của nhân dân ta đi tới thắng lợi, là taì sản tinh thần to lớn của dân tộc ta”. Trong suốt tiến trình lịch sử của cách mạng Việt Nam, bên cạnh Chủ nghia Mác Lênin Đảng ta đã kiên trì vận dụng tưởng Hồ Chí Minh để vạch ra chủ trương, đường lối của mình nhằm đưa cách mạng đi tới thắng lợi. Trong đó, “Đại đoàn kết dân tộc” là một trong những tưởng nền tảng và là kim chỉ nam cho hoạt động của Đảng ta. b) Cơ sở hình thành tưởng Hồ Chí Minnh về đại đoàn kết dân tộc. tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc có nguồn gốc nhiều yếu tố và được hình thành trên cơ sở kế thừa và phát triển chủ nghĩa yêu nước và truyền thống đoàn kết của toàn dân, tinh hoa văn hóa nhân loại, tổng kết những kinh nghiệm thành công và thất bại của các phong trào yêu nước cách mạng Việt Nam, cách mạng thế giới, đặc biệt là đã vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác Lênin phù hợp với tình hình và điều kiện cụ thể của Việt Nam trong từng giai đoạn cách mạng. II. NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC. tưởng Hồ Chí minh về đại đoàn kết dân tộc và việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc của Người là một cống hiến đặc sắc có giá trị lý luận và thực tiễn to lớn đối với cách mạng Việt Nam. Tìm hiểu tưởng này của Hồ Chí Minh gồm có năm quan điểm chính: 1.Đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược của cách mạng. tưởng đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh trở thành vấn đề có ý nghĩa chiến lược đối với cách mạng Việt Nam, là tưởng cơ bản, nhất quán và xuyên suốt quá trình cách mạng. Vậy, đại đoàn kết dân tộc có nghĩa là gì? Hiểu một cách khái quát, “đó là chiến lược tập hợp mọi lực lượng nhân dân, nhằm hình thành sức mạnh to lớn của cả dân tộc trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù của cả dân tộc và giai cấp”. Đây được xem là chiến lược quan trọng để hình thành sức mạnh của cách mạng Việt Nam. Chiến lược này đã được Hồ Chí Minh tổng kết thành những luận điểm có tính chân lý và giá trị thực tiễn cao. “Đoàn kết là sức mạnh của chúng ta”. Đoàn kết là tập hợp tất cả mọi người lại thành một thể thống nhất để tổng hợp sức mạnh của mỗi cá nhân. Cho nên đoàn kết chính là nhân tố hàng đầu tạo ra sức mạnh cho cách mạng Việt Nam. “Đoàn kết là sức mạnh, đoàn kết là thắng lợi”, “đoàn kết là sức mạnh, đoàn kết là then chốt của thành công”, “đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết, thành công thành công đại thành công”. Dân gian ta có câu “một cây làm chẳng lên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Như vậy, Có thể thấy, sức mạnh được tạo ra từ đoàn kết 3 tưởng Hồ Chí Minh – Bài tập lớn học kỳ là rất lớn. Nó có khả năng đánh bại sức mạnh hung hãn được tàn bạo của kẻ thù. Muốn đưa cách mạng đến thắng lợi phải có lực lượng đủ mạnh, muốn có lực lượng phải quy tụ cả dân tộc thành một khối thống nhất. Vì vậy, đoàn kết là một trong những nhân tố có vai trò quan trọng quyết định để đưa cách mạng đi đến thành công. Phương pháp đoàn kết. Đoàn kết không có nghĩa là cứ tập hợp tất cả mọi người dân để tiến hành cách mạng một cách chung chung. Mà ở mỗi giai đoạn, tùy thuộc vào điều tiện hoàn cảnh và tình hình cụ thể của cách mạng, chúng ta cần có sự điều chỉnh chính sách, phương pháp tập hợp lực lượng cách mạng cho phù hợp với những đối tượng khác nhau trong cộng đồng các dân tộc. Có như vậy, chiến lược đoàn kết mới phát huy được hết vai trò tích cực của mình. Điều này đã được vận dụng trong chủ trương tập hợp lưc lượng của Đảng ta qua các giai đoạn khác nhau của cách mạng. Trước năm 1941, bên cạnh lực lượng là người Việt, Bác còn chủ trương lôi kéo người nước ngoài có tinh thần chống đế quốc vào mặt trận dân tộc. Nhưng từ năm 1941, nhận thấy thời cơ cách mạng đang đến gần. Đây là thời điểm cần phát huy tối đa sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc để đi đến thắng lợi cuối cùng. Vì vậy, Người chủ trương thành lập mặt trận Việt Minh- mặt trận của khối đại đoàn kết dân tộc. 2. Đại đoàn kết là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng. tưởng đại đoàn kết dân tộc phải được quán triệt trong mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng. Sở dĩ như vậy là vì: Đảng là lực lượng lãnh đạo duy nhất đối với cách mạng Việt Nam, sức mạnh của Đảng là ở sự đoàn kết nhất trí và sự đoàn kết trong Đảng là hạt nhân đoàn kết trong tất cả các tổ chức chính trị - xã hội trong toàn xã hội. Mục tiêu trong đường lối hoạt động của Đảng là: “ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN, PHỤNG SỰ TỔ QUỐC”; Như vậy, đoàn kết toàn dân là một đường lối lãnh đạo của Đảng. Không dừng lại ở việc xác định đại đoàn kết là mục tiêu, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn khẳng định nhiệm vụ của toàn Đảng là tuyên truyền, huấn luyện làm sao cho nhân dân hiểu được và làm được những chủ trương chính sách mà Đảng đã đặt ra. Trong buổi nói chuyện nói chuyện với cán bộ tuyên huấn miền núi về cách mạng xã hội chủ nghĩa, Người chỉ rõ mục đích của tuyên truyền huấn luyện của Đảng là làm sao cho dân hiểu được và làm được: “Một là đoàn kết. Hai là xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ba là đấu tranh thống nhất nước nhà”. Vì chỉ có làm được như vậy thì mục tiêu, nhiệm vụ của Đảng mới trở thành mục tiêu và nhiệm vụ của cả dân tộc và đoàn kết dân tộc, mới trở thành một đòi hỏi khách quan của bản thân quần chúng trong cuộc đấu tranh tự giải phóng, và cuộc cách mạng Việt Nam mới trở thành sự nghiệp của quần chúng, do quần chúng và vì quần chúng. Để thực hiện được mục tiêu và nhiêm vụ của cách mạng giải phóng dân tộc, sứ mệnh lịch sử đặt ra cho Đảng là phải thức tỉnh, tập hợp, hướng dẫn chuyển những đòi hỏi khách quan, tự phát của quân chúng thành những đòi hỏi tự giác, thành 4 tưởng Hồ Chí Minh – Bài tập lớn học kỳ hiện thực có tổ chức, thành sức mạnh vô địch trong cuộc đấu tranh vì độc lập cho dân tộc và tự do cho nhân dân, hạnh phúc cho con người. 3. Đại đoàn kết dân tộc để thực hiện khối đại đoàn kết toàn dân. Tại sao đại đoàn kết dân tộc lại nhằm để thực hiện khối đại đoàn kết toàn dân, vậy “Dân” là gì? Trong tưởng Hồ Chí Minh các khái niệm đồng nghĩa thường được dùng là dân, nhân dân, đồng bào, quần chúng nhân dân, quốc dân…Ở đây khái niệm “Dân” được dùng với cách là khái niệm chung cho tất cả. Khái niệm “Dân”được hiểu là một tập hợp đông đảo quần chúng nhưng cũng có thể hiểu là mỗi con người Việt Nam cụ thể. Vì vậy, nó là cách dùng đơn giản dùng để chỉ “mọi con dân nước Việt”, con Rồng cháu Tiên, không phân biệt già, trẻ, gái, trai, giàu, nghèo, quý, tiện, tín ngưỡng, dân tộc …. Như vậy, “Dân” được hiểu là chủ thể của đoàn kết dân tộc. Đại đoàn kết dân tộc là cơ sở để thực hiện khối đại đoàn kết toàn dân với ý nghĩa là phải huy đông và tập hợp mọi người dân Việt Nam, đang sống ở trong nước hay đang định cư ở nước ngoài, vào khối đại đoàn kết nhằm thực hiện thành công sự nghiệp cách mạng chung của dân tộc. Điều kiện để tiến hành đại đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân tộc theo Người là cần phải kế thừa truyền thống yêu nước, nhân nghĩa, đoàn kết của dân tộc, phải có tấm lòng khoan dung, độ lượng với con người ngay cả đối với những người lầm đường lạc lối nhưng đã biết hối cải chúng ta vẫn đoàn kết và kéo họ về phía dân tộc, cần xóa bỏ những định kiến, cách biệt. “Bất kỳ ai mà thật thà tán thành hòa bình, thống nhất độc lập, dân chủ thì dù những người đó trước đây chống chúng ta, bây giờ chúng ta vẫn thật thà đoàn kết với họ”.Đại đoàn kết dân tộc mở rộng cửa để đón tiếp những người lầm đường lạc lối mà biết ăn năn hối cải. Theo Người, “ta đoàn kết để đấu tranh cho thống nhất và độc lập của tổ quốc; ta còn phải đoàn kết để xây dựng nước nhà. Ai có tài, có đức, có lòng phụng sự tổ quốc và phục vụ nhân dân thì ta đoàn kết với họ”. Cơ sở để tập hợp quần chúng nhân dân vào khối đại đoàn kết dân tộc là nền độc lập, thống nhất của Tổ quốc, là cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc của nhân dân. Nền tảng của khối đại đoàn kết dân tộc, cũng chính là nền tảng của khối đại đoàn kết toàn dân – là liên minh công nông và lao động trí óc. Sở dĩ như vậy là vì, Người tin rằng trong mỗi người, “ai cũng có ít hay nhiều tấm lòng yêu nước, dù cho nó đang bị che mờ thì chỉ cần làm thức tỉnh lương tri của mỗi người thì lòng yêu nước lại bộc lộ”. Mặt khác trong bối cảnh đất nước đang bị xâm lược, nhân dân ta đang ở trong cảnh nô lệ lầm than thì một dân tộc độc lập và một cuộc sống ấm no, tụ do, hạnh phúc luôn là ước mơ khát vọng, là mong muốn to lớn nhất của bất kỳ mọi người dân mất nước nào. 4. Đại đoàn kết dân tộc trở thành sức mạnh vật chất, có tổ chức dưới sự lãnh đạo của Đảng. 5 tưởng Hồ Chí Minh – Bài tập lớn học kỳ Theo Hồ Chí Minh, dân tộc hay quần chúng nhân dân khi chưa được tổ chức và giác ngộ về lợi ích, mục tiêu lý tưởng thì chỉ là mục tiêu chưa có sức mạnh. Thất bại của các phong trào yêu nước trước kia đã chứng minh rất rõ điều đó. Nhưng quần chúng nếu được tổ chức và, giác ngộ và hoạt động theo một đường lối chính trị đúng đắn dưới sự lãnh đạo của Đảng thì sẽ trở thành sức mạnh vô địch. Vì vậy, Việc quy tụ quần chúng nhân dân vào một tổ chức yêu nước phù hợp là sự quan tâm ngay từ đầu của Hồ Chí Minh và là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng ta. Đó là lý do mà ngay từ khi tìm thấy con đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã chú ý đến việc đưa quần chúng nhân dân vào những tổ chức cứu nước phù hợp với từng giai tầng, từng giới, từng ngành nghề, lứa tuổi tôn giáo và đặc biệt là phải phù hợp với từng bước phát triển của phong trào cách mạng Việt Nam. Theo đó, trong suốt quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam, nhiều tổ chức quần chúng đã được thành lập như công hội đỏ, nông hội đỏ, đoàn thanh niên, đội thiếu niên, hội phụ lão, hội Phát giáo cứu quốc, Công giáo yêu nước hay là những nghiệp đoàn…Trong đó, tổ chức quần chúng rộng lớn, bao trùm nhất là Mặt trận dân tộc thống nhất. Mặt trận tổ quốc được xem là tổ chức thể hiện sức mạnh vật chất của khối đại đoàn kết dân tộc. Mặt trận dân tộc thống nhất là nơi quy tụ mọi tổ chức và cá nhân yêu nước, tập hợp mọi người dân nước Việt ở trong và ngoài nước Trong tiến trình phát triển của cách mạng Việt Nam, mặt trận này không ngừng được đổi mới, phát triển ở một mức độ cao hơn về quy mô, tính chất, trình độ đấu tranh với những tên gọi khác nhau. Ngay từ lúc đầu được thành lập năm 1930, mặt trận có tên là Hội phản đế đồng minh với chủ trương ủng hộ quân đồng minh chống lại các nước Đế Quốc, trong phong dân chủ 1936 – 1939, đổi tên là mặt trận dân chủ để phù hợp với mục tiêu của giai đoạn cách mạng lúc bấy giờ, năm 1939 đổi tên là mặt trận phản đế với mục tiêu là đoàn kết mọi lực lượng cả trong và ngoài nước, cả người Việt Nam và người nước ngoài, chỉ cần có tinh thần chống đê quốc thì đều chủ trương lôi kéo. Đến năm 1941, tại hội nghị chính trị đặc biệt ở Cao Bằng, Hồ Chí Minh đã đổi tên thành mặt trận Việt Minh với mục tiêu đoàn kết mọi lực lượng dân tộc đê tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc khi mà thời cơ đang đến gần. Sau đó, mặt trận còn được đổi tên nhiều lần nữa: Mặt trận Liên Việt năm 1946, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam năm 1941, Mặt trận Liên Việt năm 1946, Mặt trận dân tộc giaỉ phóng miền Nam năm 1960 và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 1955 và 1976. Mặc dù có nhiều tên gọi khác nhau, nhưng tựu trung lại đây cũng chỉ là một tổ chức chính trị rộng rãi tập hợp đông đảo các giai cấp, tầng lớp, dân tộc, tôn giáo, đảng phái, các tổ chức và cá nhân yêu nước ở trong và ngoài nước, phấn đấu vì mục tiêu độc lập, thống nhất của Tổ quốc. Theo Hồ Chí Minh, Mặt trận dân tộc thống nhất phải được xây dựng theo các nguyên tắc: 6 tưởng Hồ Chí Minh – Bài tập lớn học kỳ Thứ nhất, Mặt trận dân tộc thống nhất phải được xây dựng trên nền tảng liên minh công nông (về sau Người nêu thêm là liên minh công – nông – lao động trí óc) bởi vì đó là lực lượng đông đảo nhất, có tinh thần cách mạng nhất, đấu tranh triệt để nhất và là lực lượng nòng cốt của cách mạng. Mặt trận phải được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản vì đó là lực lượng duy nhất có khả năng lãnh đạo và đưa cách mạng đi đến thắng lợi. Từ đó Mặt trận được mở rộng và thực sự quy tụ cả dân tộc, kết thành một khối vững chắc. Thứ hai, Mặt trận dân tộc thống nhất hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ, lấy việc thống nhất lợi ích tối cao của dân tộc với lợi ích của các tầng lớp nhân dân bởi đó chính là cơ sở để tập hợp, quy tụ toàn thể quần chúng nhân dân vào một mặt trận thống nhất. Từ đó, tăng cường tập hợp lực lượng để củng cố và mở rộng mặt trận. Lợi ích của dân tộc là tổ quốc độc lập và thống nhất, xã hội giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Nhưng muốn xây dựng được khối đoàn kết dân tộc thì phải làm cho bất cứ người dân nào, bất cứ gai cấp, tầng lớp nào cũng đều đặt lợi ích dân tộc lên trên hết bởi vì lợi ích dân tộc là đại diện chung cho lợi ích chung của mọi người dân. Vì vậy chỉ khi dành được lợi ích dân tộc thì lợi ích của các giai tầng khác mới được đảm bảo. Nhưng cũng cần phải nhận thấy rõ, mỗi người mỗi bộ phận lại có địa vị, quyền lợi và hoàn cảnh sống khác nhau, vì thế mà nhu cầu, lợi ích mà họ muốn có được cũng khác nhau. Cho nên, những lợi ích riêng nếu chính đáng và phù hợp với lợi ích chung của toàn dân tộc thì cần phải được tôn trọng còn nếu không phù hợp thì sẽ dần dần được giải quyết bằng nhận thức của mỗi người về mối quan hệ giữa lợi ích chung và lợi ích riêng mà trong đó, lợi ích chung phải được đặt lên trên hết. Thứ ba, đoàn kết lâu dài, chặt chẽ, đoàn kết thật sự, chân thành; thân ái, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Trước hết là phải đoàn kết lâu dài, chặt chẽ, Người yêu cầu: “Chúng ta phải đoàn kết chặt chẽ các tầng lớp nhân dân…Phải đoàn kết tốt các đảng phái, đoàn thể, các nhân sĩ trong mặt trận tổ quốc Việt Nam, thực hiện hợp tác lâu dài, giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau tiến bộ. Phải đoàn kết các dân tộc anh em, cùng nhau xây dựng tổ quốc…Phải đoàn kết chặt chẽ giữa đồng bào đồng lương và đồng bào các tôn giáo, cùng nhau xây dựng đời sống hòa thuận ấm no, xây dựng tổ quốc”. Chỉ có như vậy, mới tạo được khối đoàn kết rộng lớn, rộng rãi. Nhưng bên cạnh đó còn cần phải đoàn kết thật sự mà theo Người: “Đoàn kết thật sự nghĩa là mục đích phải nhất trí và lập trường cũng phải nhất trí. Đoàn kết thật sự nghĩa là vừa đoàn kết, vừa đấu tranh, học hỏi những cái tốt của nhau, phê bình những cái sai của nhau và phê bình trên lập trường thân ái, vì nước, vì dân”. Điều đó không những không gây ra những hiểu lầm xung đột trong khối đoàn kết mà chỉ có như vậy thì mọi người mới có thể giúp nhau khắc phục những hạn chế, phát huy những điểm mạnh để tạo nên một khối đoàn kết thống nhất về mọi mặt. Theo ý nghĩa đó thì đoàn kết thật sự 7 tưởng Hồ Chí Minh – Bài tập lớn học kỳ từ bên trong chính là cơ sở để đảm bảo cho đoàn kết lâu dài, chặt chẽ. Có đoàn kết thật sự, lâu dài, chặt chẽ thì mới phát huy được ý nghĩa quan trọng nhất của đoàn kết đó là tạo được sức mạnh to lớn cho cách mạng Việt Nam. Chính vì vậy, Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: “Dân ta xin nhớ chữ đồng - Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh”. Là tổ chức chính trị to lớn nhất, Đảng Cộng sản vừa là thành viên của Mặt trận dân tộc thống nhất, lại vừa là lực lượng lãnh đạo mặt trận, xây dựng khối đoàn kết toàn dân ngày càng vững chắc. Đảng lãnh đạo Mặt trận trước hết bằng việc xác định chính sách Mặt trận đúng đắn. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Đảng ta có chính sách Mặt trận dân tộc đúng đắn, cho nên đã phát huy được truyền thống đoàn kết và yêu nước rất vẻ vang của dân tộc ta". Theo Hồ Chí Minh thì Đảng cộng sản Việt Nam là kết quả của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác Lênin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước.Ngay từ khi ra đời, Đảng ta đã xác định rõ vai trò sứ mệnh lịch sử của mình là đội tiên phong của giai cấp công nhân, là lực lượng duy nhất có vai trò lãnh đạo cách mạng Việt Nam và đưa cách mạng đi đến thắng lợi. Nhưng muốn thực hiện được vai trò lãnh đạo của mình, Đảng phải tiêu biểu cho trí tuệ, danh dự, lương tâm của dân tộc và thời đại, phải thực sự đoàn kết nhất trí. Đảng cộng sản Việt Nam phải là Đảng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của cả dân tộc. Người viết: “Đảng không thể đòi hỏi Mặt trận thừa nhận quyền lãnh đạo của mình, mà tỏ ra là một bộ phận trung thành nhất, hoạt động nhất và chân thành nhất. Chỉ có trong đấu tranh và công tác hằng ngày khi quần chúng rộng rãi thừa nhận chính sách đúng đắn và năng lực lãnh đạo của Đảng, thì Đảng mới giành được địa vị lãnh đạo”. Đó chính là cơ sở để Hồ Chí Minh định hướng cho việc hình thành ba tầng mặt trận ở Việt Nam là: Mặt trận đại đoàn kết dân tộc; Mặt trận đoàn kết Việt – Miên – Lào; Mặt trận nhân dân tiến bộ thế giới đoàn kết với nhân dân Việt Nam chống đế quốc xâm lược. 5. Phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc dưới ánh sáng tưởng Hồ Chí Minh trong bối cảnh hiện nay. Trong giai đoạn hiện nay, cùng với công cuộc đổi mới, những thời cơ và thách thức đan xen nhau đang thường xuyên tác động đến khối đại đoàn kết dân tộc. Thực tiễn dân tộc đặt ra chô chúng ta yêu cầu là phải quán triệt sâu sắc những quan điểm của Hồ Chí Minh về đaiị đoàn kết dân tộc, phải vận dụng sáng tạo và phát triển những quan điểm ấy cho phù hợp với những biến đổi của tình hình mới là vấn đề có ý nghĩ quyết định đến sự thành bại của sự nghiệp đổi mới. Việc mở rộng biên độ tập hợp mọi giai tầng xã hội, mọi ngành, mọi giới, mọi lứa tuổi, tôn giáo, dân tộc, tổ chức và cá nhân…vào mặt trận dân tộc thống nhất là cần thiết để phát huy tối đa nguồn lực cho khối đại đoàn kết dân tộc. Song bên cạnh việc tăng cường đoàn kết cũng cần phải đề cao cảnh giác trước những hành động chống phá của kẻ 8 tưởng Hồ Chí Minh – Bài tập lớn học kỳ thù như: những âm mưu xuyên tác, tung tin kích động, chia rẽ dân tộc, tôn giáo, nuôi dưỡng các phần tử xấu gây rối loạn… Việc vận dụng tinh thần và phương pháp đại đoàn kết dân tộc của tưởng Hồ Chí Minh là để xây dựng sự đồng thuận xã hội theo tương chủ đạo của Đảng ta. Trong đó, Đảng ta luôn coi tưởng đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh là một trong những vấn đề có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Từ đó, trong những năm đổi mới Đảng ta chủ trương thực hiện: Về chính trị tưởng: nêu cao ngọn cờ đại đoàn kết dân tộc, mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất, chủ trương xóa bỏ mọi thành kiến để mở rộng khối đoàn kết cho sự nghiệp xây dựng và phát triên đất nước. Trong đó vẫn lấy liên minh công noong làm nòng cốt. Về kinh tế - xã hội: khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế, xác lập quyền làm chủ của người lao động, khuyến khích làm giàu chính đáng theo pháp luật, thực hiện các chính sách “đền ơn đáp nghĩa”, “xóa đói giảm nghèo”. Về đối ngoại: thực hiện chính sách đối ngoại độc lập, tụ chủ ,mở rộng đa dạng hóa, đa phương hóa theo phương châm “Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước” để vừa củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, vừa tăng cường khối đoàn kết quốc tế. Với việc nêu cao nguyên tắc độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường theo tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay, việc củng cố và phát triển khối đại đoàn kết dân tộc là nhằm: Thứ nhất, xóa bỏ đói nghèo, lạc hậu, tụt hậu và khơi dậy tinh thần tự tôn dân tộc sâu sắc, phát huy tự lực tự cường. Thứ hai, phát huy tính năng động, sáng tạo, phát huy tính tích cực của nền kinh tế thị trường trong quá trình vận dụng cơ chế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa. Thứ ba, xây dựng Đảng vững mạnh, xây dựng một chế độ dân chủ và một Nhà nước của dân do dân vì dân. Thứ tư, củng cố tình đoàn kết với phong trào cách mạng cách mạng các nước đặc biệt là với Lào và Campuchia, nắm vững những bài học quốc tế của Hồ Chí Minh là “cứng rắn theo nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược”, luôn giương cao ngọn cờ hòa bình, độc lập, hợp tác và phát triển. KẾT LUẬN. Như vậy, qua đây ta có thể nhận thấy những nhận thức sâu sắc của Hồ Chí minh trong tưởng đại đoàn kết dân tộc. Với vai trò to lớn của mình, nó đã trởi thành phương châm có tính chất chỉ đạo cho hoạt động của Đảng ta trong quá trình tập hợp lực lượng cách mạng, là nhân tố có ý nghĩa quyết định đén thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Nó đồng thời cũng là một trong những đóng góp to lớn của Hồ Chí Minh đối với dân tộc. 9 tưởng Hồ Chí Minh – Bài tập lớn học kỳ TÀI LIỆU THAM KHẢO.  Nguyễn Mạnh Tường, “Tư tưởng Hồ Chí Minh – Một số nhận thức cơ bản”, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, 2009.  Nguyễn Mạnh Tường, “Về những nội dung cốt lõi trong tưởng Hồ Chì Minh”,Tạp chí triết học, 5/2005, tr 14 – 20.  Hội đồng biên soạn chỉ đạo giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác Lênin, tưởng Hồ Chí Minh, Nxb. CTQG, Hà Nội, 2003.  Giáo trình tưởng Hồ Chí Minh, Nxb CTQG, Bộ giáo dục đào tạo.  TS. TRần Thị Huyền – Phạm Quốc Thành, “ Hỏi đáp – Tìm hiểu Tưởng Hồ Chí Minh”, Nxb GD. 10 [...].. .Tư tưởng Hồ Chí Minh – Bài tập lớn học kỳ 11 . hệ thống tư tưởng, những nguồn gốc hình thành và mục đích hướng tới của tư tưởng Hồ Chí Minh. 2. Vài nét về tư tưởng Hồ Chí Minh. a) Giá trị tư tưởng Hồ. Hồ Chí Minh. 2. Một vài nét về tư tưởng Hồ Chí Minh. a) Giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh. b) Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết

Ngày đăng: 23/02/2013, 12:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w