1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tham khao rat hay. doc

2 151 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 33,5 KB

Nội dung

Tết Đoan Ngọ, nhớ món tiết canh vịt May 29, '09 12:25 AM for everyone Sáng qua tự dưng nghe có người nhắc đâu đó, rằng mai là mùng năm tháng Năm âm lịch, lại đến ngày giết sâu bọ rồi. Buổi chiều về nhà, ghé vào mua ít trái cây, bày ra cúng trước bàn thờ ông địa. Những dịp cúng bái thế này cực hiếm. Kể từ khi ra trường rồi đi làm, nhất là khi đã vào SG, chẳng bao giờ nhớ được ngày này. Có khi đến sở làm, thấy mấy chị em bày ra những đào, mận, chôm chôm… và nhắc về ngày “giết sâu bọ” mới nhớ ra. Ngày trước, ở nhà mình, Tết Đoan Ngọ cũng là dịp ông bà bày biện cúng bái rồi đánh chén ra trò. Có thể nói đây là cái “Tết” lớn thứ 3 sau Tết Nguyên Đán và Nguyên tiêu, “to” hơn cả Tết Trung thu chỉ dành cho trẻ con… Tết Đoan Ngọ đến vào dịp mùa hè, thường là khi ấy trẻ con được nghỉ hè, nên vô cùng háo hức. Sáng sớm dậy là ra bể múc nước dội ào ào, tắm sớm vầy để “diệt” các loại rôm xảy, rồi xông vào chén các loại trái cây như đào, mận, ổi, na, chuối, vải. Chỉ đến dịp này, trẻ con mới được ăn trái cây đến no nê, thỏa thích vì cũng theo người lớn, ăn trái cây vào sáng sớm ngày 5/5 sẽ “giết” được tất cả các loại sâu bọ, bệnh tật trong người, lũ trẻ sẽ khỏe khoắn, rắn rỏi hơn, và hay ăn chóng lớn… Có một món không thể thiếu trong ngày “giết sâu bọ” đó là cơm rượu nếp. Sáng sớm, món rượu nếp ủ đã ngấu trong nhà được mang ra, mùi rượu thơm nồng quện với mùi nếp ngòn ngọt chỉ ngửi là đã thèm thuồng. Những hạt nếp khi múc ra đã ngả sang màu hồng đào, chín mềm và mọng, dấp dính nước “mật”, ngọt như đường. Trước đó vài ngày, mẹ mình đã xay nếp, loại nếp chỉ cần xay cho trật vỏ trấu, chứ ko phải như loại nếp đã xay trắng tinh để đồ xôi, làm bánh. Nếp xay xong ngâm kỹ, đồ lên thật chín, rồi tãi ra chờ khi các hạt nếp nguội, se lại. Men rượu nếp mua về, thứ men khi ấy đã nặn thành bánh, giành riêng để làm cơm rượu nếp, rồi phải đập vụn ra thành bột. Cứ mỗi lớp cơm nếp, tãi một lớp men, ủ chặt trong thứ đồ đựng, bên trên tãi vài lớp lá. Để việc lên men rượu không bị ảnh hưởng bởi môi trường bên ngoài, tuyệt đối ko được mở cơm rượu ra cho đến 2-3 ngày sau, khi nắn bên ngoài đã thấy nước rượu đọng dưới đáy, ghé mũi ngửi thấy mùi thơm thấp thoáng. Cơm rượu làm vào ngày hè nóng, nhiệt độ cao nên quá trình lên men rất nhanh, có khi chỉ 2 ngày đã thành “rượu” và chén được rồi. Ăn cơm rượu vào ngày hè hơi nóng, tuy nhiên, với đám trẻ háu ăn và lại ăn vào buổi sáng sớm, sau khi dội mấy thùng nước bể mát lạnh, thì vị ngọt của nếp, của đường, vị cay nồng của rượu không ngon gì bằng. Có kẻ ăn xong, mặt đỏ tưng bừng như vừa uống rượu. Nhưng cơm rượu sẽ chẳng bao giờ làm ai say… Nhớ đến ngày Tết Đoan Ngọ, cũng là nhớ tới món thịt vịt nấu măng tươi, ăn với bún, đặc biệt là món tiết canh vịt. Buổi sáng, xe đạp đi chợ về thể nào cũng lủng lẳng đôi vịt béo treo ghi đông. Phải là cả đôi mới đủ làm mâm cỗ vịt 3 món cho cả nhà. Tháng Năm, vịt vào mùa, ngon và rẻ, béo mầm, lại chắc thịt. Ra chợ chỉ thấy toàn quàng quạc tiếng vịt kêu. Ông nội sẽ sai bắc nồi nước lên bếp, chờ sôi, rồi bỏ vào mấy cọng rau muống, ít vôi tôi sẵn, để làm lông vịt. Nước sôi có rau muống và vôi tôi sẽ có tác dụng khử bớt mùi hôi, dễ làm lông vịt, dễ nhổ sạch lông tơ, lông ống. Vịt vặt lông xong, sẽ cho vào nồi luộc, chân cánh chặt ra cho vào nấu với măng và nước dùng. Phần ngon nhất sẽ chặt bày ra đĩa, còn lại cổ, đầu, lườn và những chỗ có sụn giòn, sẽ bằm ra để đánh tiết canh, cùng với bộ lòng, tim, mề đã luộc sẵn. Tiết vịt cắt ra, được "hãm" vào bát nước mắm cho khỏi đông lại. Nước suýt trước khi nấu măng được múc riêng ra một bát lớn dành để pha với tiết đã hãm. Hành khô nướng, mùi tàu, húng, lạc rang dập vụn, các loại rau thơm được thái nhỏ, trộn lẫn với món thịt đã bằm, bày sẵn ra từng bát nhỏ, vừa đủ mỗi người một bát. Tiết đã hãm pha với nước dùng theo tỉ lệ 50/50, bỏ thêm muỗng mì chính, đánh đều lên, rồi dưới lên trên từng bát thịt bày sẵn. Chỉ 1 phút sau, bát tiết canh đã đông cứng, có khi rơi xuống đất không vỡ (:D). Sẽ bày thêm lên đó mấy miếng gan thái mỏng, rắc thêm chút lạc rang, mấy cọng hành hoa thái sợi, rau húng, rau mùi, dăm ba lát ớt… Thế là đã có món tiết canh mát ruột ngày hè. Nghĩ đến thôi đã tứa nước miếng rồi. Ông nội sẽ bày ra nào bún, nào măng, thịt vịt, giấm tỏi, các loại rau sống, ớt, đĩa lạc rang trên mâm, chuẩn bị vào món. Đặc biệt, ăn tiết canh vịt không thể thiếu rượu trắng. Nước rượu gạo trong veo, vừa rót khỏi chai, mùi đã bay thơm lừng, nhâm nhi với món tiết canh có thể sẽ là một lạc thú tột đỉnh cho người già. Ờ người già chỉ cần lạc thú nhẹ nhàng thế thôi, đâu còn năng lực để có thêm những lạc thú lắc lơ nào khác :)) :)). Đấy sẽ là món tiết canh ngon nhất mà ta đã được ăn trong mùa hè, không hàng quán nào ngon bằng. Thế nên khi viết bài văn không mở bài tả ngày giết sâu bọ mùa hè này, món tiết canh vịt càng làm ta nhớ quay nhớ quắt. Nhớ đến nỗi thậm chí có phải viết mở bài, thì ta vẫn cứ rằng: “Mỗi năm đến hè là lòng em lại nhớ tha thiết những cành hoa phượng đỏ, đỏ như món tiết canh vịt mỗi ngày giết sâu bọ mà em đã từng ăn”… Viết trong cái chết của sâu bọ, ngày Năm tháng Năm Kỷ Sửu… . “giết” được tất cả các loại sâu bọ, bệnh tật trong người, lũ trẻ sẽ khỏe khoắn, rắn rỏi hơn, và hay ăn chóng lớn… Có một món không thể thiếu trong ngày “giết sâu bọ” đó là cơm rượu nếp. Sáng sớm,

Ngày đăng: 07/07/2014, 01:00

w