Hôn nhân hay hợp đồng xã hội? Nếu bạn có dịp dự lễ kết hôn ở toà thị chính một nước châu Âu, bạn sẽ thường gặp vị đại diện chính quyền, đeo chuỗi dây trên cổ tượng trưng cho quyền lực nhà nước, dặn dò cô dâu chú rể trước khi hai người ký “hợp đồng xã hội”. Đúng vậy. Hôn nhân được nền văn minh phương Tây coi là hợp đồng xã hội, mà đám cưới thực chất là lễ ký hợp đồng giữa hai công dân, tuân thủ theo những nội dung mà bộ luật hôn nhân và các điều khoản kèm theo đã quy định. Trong thời gian làm tư vấn cho người Việt, không ít lần tôi gặp phải sự ngỡ ngàng từ các cô gái Việt Nam hiện đại, nhưng lại cứ nghĩ hôn nhân chỉ đơn giản là đoạn kết của tình yêu theo kiểu thường gặp trên phim Hollywood. Thực ra hôn nhân là sự khởi đầu cho một mối quan hệ xã hội mà nếu không tìm hiểu trước sẽ là một chuỗi rắc rối cho những ai lỡ dại chỉ vì tình yêu mà ký vào bản hợp đồng đầy nguy cơ đó. Ví dụ đơn giản. Khi ký hợp đồng chung sống với một người mà lại cùng lúc chung sống với thêm một người khác thì bạn sẽ bị đưa ra toà và đi tù. Tương tự vậy, nếu ký hợp đồng với người chưa trưởng thành, dưới 18 tuổi hay thiểu năng. Cũng như hợp đồng kinh tế, khi huỷ hay thanh lý khi đang thực hiện dở dang sẽ kéo theo vô số phiền phức mà hệ quả có khi phải tiếp tục bù đắp cả chục năm sau, như gia tài, tiền nuôi dưỡng con cái và bồi thường sự nghiệp. Có lẽ vì nhìn thấy trước nhiều rắc rối kiểu như vậy mà các vị chủ hôn ở toà thị chính thường căn dặn, giải thích rất kỹ trước khi hỏi cô dâu chú rể có thực sự muốn cưới nhau hay không, và không ít quan khách coi là chuyện bình thường nếu hai người bỗng suy nghĩ lại và tạm hoãn đám cưới. Không ít đôi vợ chồng trước khi đăng ký kết hôn đã ký sẵn hợp đồng hôn nhân để giảm bớt rắc rối về kinh tế khi chia tay. Hơn vậy, hôn nhân ở châu Á – Thái Bình Dương còn là hợp đồng kết nối giữa hai đại gia tộc hay thậm chí hai vùng đất, hai quốc gia. Trong quá khứ, mandala và negara là định chế phổ biến trong ngoại giao giữa các vương quốc, khi hôn nhân được dùng như phương thức khẳng định sự quy phục, chư hầu, hay mối quan hệ đồng minh giữa các vương triều. Cách đây không lâu, hôn nhân vẫn còn là hình thức liên kết và thực thi quyền lực giữa các đại gia tộc như nay vẫn hay thường thấy trong các phim bộ nổi tiếng của Đài Loan, Hong Kong hay Hàn Quốc. Với không ít gia đình Việt Nam, hôn nhân vẫn còn là toan tính kinh tế của mọi thành viên, là hình thức liên doanh dễ được chấp nhận nhất. Mai mối chính là mạng lưới “cò” trên “sàn hôn nhân”, giúp các gia đình tăng tối đa khả năng chọn lựa và theo đó là hiệu quả kinh tế cho bản hợp đồng xã hội mà họ sắp ký cho con cái. Nay quyền quyết định nằm trong tay mỗi bạn trẻ. Cha mẹ đã đầu tư vào bạn rất nhiều tiền của và công sức suốt cho đến ngày trưởng thành. Bạn phải cân nhắc kỹ trước khi đem số vốn đó góp vào một hợp đồng xã hội, nhất là khi con tim đã vì tình yêu mà sẵn sàng dâng hiến tất cả. . chú rể trước khi hai người ký hợp đồng xã hội”. Đúng vậy. Hôn nhân được nền văn minh phương Tây coi là hợp đồng xã hội, mà đám cưới thực chất là lễ ký hợp đồng giữa hai công dân, tuân thủ. cưới. Không ít đôi vợ chồng trước khi đăng ký kết hôn đã ký sẵn hợp đồng hôn nhân để giảm bớt rắc rối về kinh tế khi chia tay. Hơn vậy, hôn nhân ở châu Á – Thái Bình Dương còn là hợp đồng kết. Hôn nhân hay hợp đồng xã hội? Nếu bạn có dịp dự lễ kết hôn ở toà thị chính một nước châu Âu, bạn sẽ thường gặp vị đại