Bất hòa vì mâu thuẫn khi dạy con Thấy con gào khóc vì không được mẹ cho ăn bim bim trước khi đi ngủ, anh Trung vằn mắt mắng vợ rồi vớ gói kẹo đưa cho con. Vợ anh giằng gói snack ra, quay sang cao giọng: "Anh thì chỉ làm hư con thôi". Anh Trung (Thái Hà, Hà Nội) rất chiều cô con gái 3 tuổi tên Mi, hễ con đòi gì là cho nấy. Về chuyện ăn uống của bé, anh quan niệm, con đã lười ăn nên lúc nào con thích ăn gì thì phải cho ngay. Còn vợ anh là giáo viên một trường cấp một ở Hà Nội, luôn muốn nghiêm khắc dạy con có nếp sinh hoạt, ăn uống khoa học. Không ít lần anh chị đã cãi nhau về cách uốn nắn con. Biết bố bênh, bé Mi rất hay giở chiêu khóc ăn vạ mỗi khi không được đáp ứng. Chị Trà muốn mặc kệ con, thậm chí có lần còn dùng roi để dọa bé thì anh liền xông vào quát mắng vợ, bảo chị là "đồ tồi". Sau mỗi lần con quấy, khóc, vợ chồng anh chị lại cãi nhau. Từ ngày bé Mi 2 tuổi đến giờ, mối quan hệ giữa hai người ngày càng căng thẳng. Vợ chồng anh Hải ở Sóc Sơn, Hà Nội thời gian này cũng đang chiến tranh lạnh chỉ vì bất hòa trong cách dạy con. Lập nghiệp từ đôi bàn tay trắng, tuy hiện tại gia đình khá giả, nhưng anh muốn dạy con tính tự lập và quý trọng lao động nên luôn khuyến khích hai cháu, con trai 5 tuổi và con gái 12 tuổi tham gia làm việc nhà dù đã có người giúp việc. Tuy vậy, vợ anh cho rằng việc đó là không cần thiết, thời gian ấy phải để các con tập trung học hành hay vui chơi, thư giãn. Có lần, thấy cô con gái gọt hoa quả bị đứt tay, chị đã cằn nhằn anh cả mấy ngày. Rồi khi cậu con trai vào bếp cùng người giúp việc, chân tay lấm lem, mồm dính cả bột, chị đã mắng cả con, cả người giúp việc lẫn chồng. Anh Hải bảo với vợ nếu nuôi con theo kiểu của chị, các con anh lớn lên sẽ trở thành những cô ấm, cậu chiêu chỉ quen được phục vụ, không làm được trò trống gì. Vợ anh nghe chồng nói vậy, nghĩ anh ám chỉ mình – vốn là cô gái thành phố không thạo việc nhà, lại quay sang giận dỗi chồng. Theo chuyên gia tâm lý Trần Hồng Hà, Phó giám đốc Trung tâm tư vấn tình yêu – hôn nhân – gia đình thuộc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, mâu thuẫn trong cách dạy con là một trong những lý do dễ gây xung đột giữa hai vợ chồng nhất. Bà Hà cho biết, đáng lẽ, ngay từ khi mới kết hôn, sinh con, các đôi cần trò chuyện với nhau về cách nuôi dạy trẻ để cùng có ý kiến thống nhất về việc này. Thế nhưng, thực tế, hầu như rất ít người làm thế, chỉ khi có những bất đồng về cách chăm sóc, dạy dỗ trẻ, các cặp mới bắt đầu để ý đến việc này. Và mâu thuẫn xuất hiện khi ai cũng cho cách của mình là đúng và chỉ trích người kia. Như trường hợp vợ chồng chị Thái ở Từ Liêm, Hà Nội là một điển hình. Không khí gia đình chị thời gian gần đây luôn nặng nề vì việc cậu con trai bỏ học thường xuyên. Trước việc này, anh chồng không tiếc lời mắng con, thậm chí có lần còn đánh nó. Chị Thái không đồng ý với cách giáo dục này. Chị cho rằng con đang bước vào tuổi mới lớn, tâm sinh lý có nhiều thay đổi nên mới vậy. Khi tranh luận với chồng về việc này, chị không tiếc lời bảo anh là "Con người cổ hủ, không theo kịp thời đại, không hiểu tâm lý lớp trẻ, sao con nghe lời" khiến anh tự ái. Nhất là mỗi lần anh "dạy" con thì chị lại ra mặt bênh vực, quay sang công kích chồng thì anh càng bực bội và hai vợ chồng lại cãi vã nảy lửa. Chuyên gia tâm lý Hồng Hà cho rằng, khi vợ chồng bất hòa vì con cái, đau khổ sẽ tăng gấp đôi bởi không chỉ hai người buồn phiền, mệt mỏi mà còn ảnh hưởng đến cả sự phát triển tâm lý, tính cách của trẻ. Theo bà, thực ra, việc các đôi mâu thuẫn với nhau về cách dạy con là điều rất bình thường và dễ hiểu. Mỗi người đều có hoàn cảnh sống và được giáo dục theo cách khác nhau nên tất nhiên sẽ có quan điểm riêng về cách dạy dỗ thế hệ sau. Bởi vậy, hai người không nên coi điều này là chuyện gì ghê gớm và muốn mau chóng bắt người kia phải nghe theo ý kiến của mình. "Kỵ nhất là ai cũng khăng khăng giữ ý kiến của bản thân và bác bỏ phương pháp của bạn đời. Khi ấy, họ chỉ quan trọng việc ‘thắng, thua’ trong cuộc chiến khẳng định mình là đúng chứ không phải là mong muốn con được phát triển toàn diện", bà Hà nói. Theo bà, nhiều khi, dù biết cách của vợ hay chồng sai, bạn cũng không nên quá quyết liệt ngăn cản trước mắt con. Điều này vừa làm "mất mặt" nửa kia vừa phản tác dụng giáo dục với trẻ. Tốt hơn là hãy nhẹ nhàng góp ý sau với bạn đời và cùng rút kinh nghiệm cho các tình huống khác. Nếu trống đánh xuôi, kèn thổi ngược, đứa trẻ sẽ mất phương hướng, không biết đâu là đúng, đâu là sai, thậm chí còn biết "lợi dụng" sự bất hòa của người lớn để đạt được ý muốn của mình. Chẳng hạn như trường hợp của chị Thái, thay vì ra mặt bênh con và chỉ trích chồng, chị nên tìm cách nhẹ nhàng khuyên nhủ anh không nên mắng, đánh con, cùng chia sẻ với anh các tài liệu nói với tâm, sinh lý tuổi mới lớn, cách ứng xử với con giai đoạn này… Mặt khác, chị cũng cần gần gũi, trò chuyện với con, giải thích để con hiểu rằng bố hành động như vậy dù hơi quá nhưng cũng chỉ vì trong lúc nóng giận và lo cho con thôi… "Hãy luôn tôn trọng bạn đời trước mặt con cái. Hai người cùng chia sẻ và bàn luận với nhau những kiến thức về nuôi dạy con một cách khoa học, phù hợp từng độ tuổi từ sách vở, nhà chuyên môn hay thực tế xung quanh rồi thống nhất về cách ứng xử của mỗi người trong từng tình huống khác nhau. Đó là cách tốt nhất để vợ chồng bạn giữ được hòa khí và nuôi dạy con thật tốt", chuyên gia tâm lý chia sẻ. . Bất hòa vì mâu thuẫn khi dạy con Thấy con gào khóc vì không được mẹ cho ăn bim bim trước khi đi ngủ, anh Trung vằn mắt mắng vợ rồi vớ gói kẹo đưa cho con. Vợ anh giằng. chỉ vì bất hòa trong cách dạy con. Lập nghiệp từ đôi bàn tay trắng, tuy hiện tại gia đình khá giả, nhưng anh muốn dạy con tính tự lập và quý trọng lao động nên luôn khuyến khích hai cháu, con. " ;dạy& quot; con thì chị lại ra mặt bênh vực, quay sang công kích chồng thì anh càng bực bội và hai vợ chồng lại cãi vã nảy lửa. Chuyên gia tâm lý Hồng Hà cho rằng, khi vợ chồng bất hòa vì con