Bất hòa giữa những đứa trẻ Cha mẹ thường la át hoặc can thiệp vào cuộc chiến của các con nhưng cách này chưa phải là cách giải quyết hiệu quả cho mối bất hoà của bọn trẻ. Nếu chúng cãi nhau mà mức độ chưa căng thẳng và có thể giải quyết thì bố mẹ nên lờ đi, vì khi bố mẹ cứ cố truy tìm ra người khơi mào cuộc chiến thì lạI làm cho một trong hai chiến sĩ cảm thấy tức giận hoặc ghen tị. Anh em bọn trẻ thường cãi nhau vì đứa nào cũng muốn được cưng chiều hơn nên nếu bố hoặc mẹ vội can thiệp và quy trách nhiệm ai là người có lỗi hoặc ai đúng ai sai thì chỉ làm chúng hậm hực và chẳng bao lâu lạI lao vào đánh nhau. Thoạt đầu là đấu võ mồm, lúc sau là động tay động chân chỉ để tranh giành ai là người được mẹ thương hơn, dù chỉ là lần này thôi. Can thiệp lúc nào và như thế nào? Một khi bạn cảm thấy cần phải can thiệp để chấm dứt cuộc đấu khẩu hoặc đánh nhau để bảo toàn tính mạng, tránh gãy tay gãy chân hoặc ngăn chặn sự bất công hoặc đơn giản chỉ để thiết lập lại hòa bình; bạn nên lớn tiếng yêu cầu chấm dứt thái độ thù địch, không muốn nghe tranh cãi nữa, không quan tâm đến ai đúng ai sai (trừ phi một đứa đứng ra nhận lỗi), tập trung vào những gì cần làm tiếp theo để chấm dứt cuộc chiến và hãy để “dĩ vãng chìm vào dĩ vãng” Đôi khi bạn cũng phải đưa ra biện pháp thương lượng, lần khác thì đánh lạc sự chú ý để chúng bớt nóng, lầm khác thì cần phảI tách chúng ra, dù chúng có chán thì cứ nên cho mỗI đứa vào một phòng riêng biệt. Nhưng nếu tần số của những lần cãi nhau, đánh nhau diễn ra ngày càng thường xuyên thì không thể nào làm ngơ được nữa. Những lúc gia đình ở bên nhau thì hãy tâm sự cùng con cái “các con hãy nghĩ xem, mỗi khi các con cãi nhau như vậy thì có ai trong hai anh em cảm thấy vui vẻ không? Ai cũng buồn. ai cũng bực và dĩ nhiên là bố mẹ cũng rất buồn vì thấy hai anh em không hoà thuận với nhau. Vậy thì sao khi có chuyện gì chúng ta lại không nhẹ nhàng nói chuyện với nhau, đầu cần phải nặng lờI, đâu cần phải đánh nhau” Trẻ con làm cho cuộc sống của mỗI gia đình thêm đầm ấm và hạnh phúc, chúng không phải lo toan gì về cuộc sống, vì vậy cớ gì mà chúng lại làm cho bản thân và cả nhà rối beng cả lên. Nếu thấy chúng cứ cắn đắng nhau mãi thì cho mỗi đứa vào hai phòng riêng biệt khoảng 20 phút, chúng sẽ có thời gian suy nghĩ lại chuyện của chúng và bạn cũng có thời gian để điềm tĩnh lại và nghĩ cách giải quyết. Bạo lực Cuộc chiến chẳng mấy chốc có thể trở nên bạo lực, tổn thương cả vế tình cảm lẫn về thể chất. Lưu ý một điều là dù các bé bất hòa như thế nào thì không ai được vi phạm những quy định trong gia đình. Bọn nhỏ có thể tranh cãi, phê phán và la to để át tiếng ngườI kia; đôi lúc chúng cũng có thể đe dọa, động chân động tay; nhưng tuyệt đối không ai được nhục mạ người anh em của mình. Đến một mức độ nào đó thì cuộc chiến sẽ bùng nổ. Nên lưu ý là một khi mốI bất hòa dẫn đến việc anh em đánh nhau ngày một xảy ra thường xuyên hơn thì vấn đề đã hình thành rõ ràng. Trong trường hợp này thi việc họp mặt gia đình là rất cần thiết, cùng ngồi xuống và nói chuyện như vậy rất có ích cho những trường hợp trên. . Bất hòa giữa những đứa trẻ Cha mẹ thường la át hoặc can thiệp vào cuộc chiến của các con nhưng cách này chưa phải là cách giải quyết hiệu quả cho mối bất hoà của bọn trẻ. Nếu chúng. sự bất công hoặc đơn giản chỉ để thiết lập lại hòa bình; bạn nên lớn tiếng yêu cầu chấm dứt thái độ thù địch, không muốn nghe tranh cãi nữa, không quan tâm đến ai đúng ai sai (trừ phi một đứa. thì cứ nên cho mỗI đứa vào một phòng riêng biệt. Nhưng nếu tần số của những lần cãi nhau, đánh nhau diễn ra ngày càng thường xuyên thì không thể nào làm ngơ được nữa. Những lúc gia đình ở