Đề Kiểm tra Học kỳ II môn Ngữ Văn lớp 9_Đề lẻ

3 649 0
Đề Kiểm tra Học kỳ II môn Ngữ Văn lớp 9_Đề lẻ

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐỀ THI HỌC KỲ II Môn : NGỮ VĂN 9 Thời gian: 90 phút (KKTGGĐ) A - ĐỀ LẺ 1/ Văn bản: (2 điểm) Nêu những nét tiêu biểu về tác giả Giắc Lân-đơn (Jack LonDon) và đoạn trích “Con chó Bấc”. 2/ Tiếng Việt: (1 điểm) Thế nào là nghĩa hàm ý? Câu ca dao sau có ẩn ý gì: “ Bao giờ trạch đẻ ngọn đa Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình”? 3/ Tập làm văn: (7 điểm) Nêu cảm nhận của em về mùa thu qua bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh. ĐÁP ÁN 1/ Văn bản: - Giắc Lân-đơn (1876 – 1916) là nhà văn Mĩ. - Ông trải qua thời thanh niên vất vả, làm nhiều nghề để sống và sớm tiếp cận tư tưởng chủ nghĩa xã hội. - Là tác giả của nhiều tiểu thuyết nổi tiếng như: Tiếng gọi nơi hoang dã, Sói biển, Nanh trắng, … - “Con chó Bấc” trích tiểu thuyết “Tiếng gọi nơi hoang dã” (1903) kể về một con chó bị bắt cóc lên vùng bắc cực kéo xe trượt tuyết cho những người đi tìm vàng, sau khi qua tay nhiều ông chủ độc ác thì Bấc được ở với Thooc-tơn là một ông chủ nhân từ và cậu ta được cảm hóa. Khi Thooc-tơn chết, Bấc dứt bỏ con người để đi theo tiếng gọi nơi hoang dã của nó và trở thành một con chó hoang. 2/ Tiếng Việt: - Nghĩa hàm ý là phần thông báo không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy. - Câu ca dao trên có ẩn ý rằng: Trạch không thể đẻ trên ngọn đa, sáo không bao giờ đẻ dưới nước nên chuyện “ta” và “mình” lấy nhau sẽ không bao giờ xảy ra. 3/ Tập làm văn: Học sinh cần nêu được các ý sau: a) Mở bài: Giới thiệu chung về tác giả Hữu Thỉnh, bài thơ “Sang thu” và cảm nhận ban đầu của em về mùa thu. (1đ) b) Thân bài: - Những tín hiệu báo thu về: + hương ổi “phả” + gió “se” + Sương “chùng chình” + Sông “dềnh dàng” + Chim “vội vã” + Mây mùa hạ “vắt nửa mình sang thu” -> Đây là những dấu hiệu đặc trưng của mùa thu và hình ảnh ấn tượng nhất là đám mây mùa hạ như một thiếu nữ e thẹn nhưng rất duyên dáng “vắt vẻo nửa thân mình qua tới mùa thu” (2đ) - 2 câu đầu khổ thứ 3 thể hiện rõ thời tiết của mùa thu vẫn còn dư âm sự chuyển giao của mùa hạ nhưng tất cả đều nhẹ nhàng, êm ả không ồn ào vội vã, không chói chang cuồn cuộn như trong mùa hè. (0,5 đ) - Điều đáng lưu ý là 2 câu cuối vừa thể hiện thời tiết mùa thu “sấm bớt bất ngờ” nhưng cũng cho ta một triết lý về cuộc đời mỗi người “người từng trải sẽ không bị bất ngờ, vững vàng hơn trước những thử thách cuộc sống” (1đ) - Học sinh lấy dẫn chứng từ một số bài thơ khác viết về mùa thu. (1đ) c) Kết bài :(0,5 đ) Sự chuyển giao mùa từ hạ sang thu trong bài hết sức nhẹ nhàng nhưng phải dưới cái nhìn tinh tế như Hữu Thỉnh mới khiến ta cảm nhận rõ điều đó. Liên hệ bản thân cần có một sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt để tránh bất ngờ hay thụ động trong bất kỳ việc gì. * Học sinh trình bày sạch đẹp, bố cục rõ ràng, diễn đạt mạch lạc, không sai chính tả và ngữ pháp, thể hiện được nội dung yêu cầu của đề. (1đ) MA TRẬN ĐỀ NV9 Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Tổng TN TL TN TL TN TL TN TL Điểm 1. Văn bản Câu 1 (ý 1) Câu 1 (ý 2) 2 2.Tiếng Việt Câu 2 (ý 1) Câu 2 (ý 2) 1 3. Tập làm văn Câu 3 7 Tổng câu 3 10 . ĐỀ THI HỌC KỲ II Môn : NGỮ VĂN 9 Thời gian: 90 phút (KKTGGĐ) A - ĐỀ LẺ 1/ Văn bản: (2 điểm) Nêu những nét tiêu biểu về tác giả Giắc. động trong bất kỳ việc gì. * Học sinh trình bày sạch đẹp, bố cục rõ ràng, diễn đạt mạch lạc, không sai chính tả và ngữ pháp, thể hiện được nội dung yêu cầu của đề. (1đ) MA TRẬN ĐỀ NV9 Nội dung. thì ta lấy mình”? 3/ Tập làm văn: (7 điểm) Nêu cảm nhận của em về mùa thu qua bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh. ĐÁP ÁN 1/ Văn bản: - Giắc Lân-đơn (1876 – 191 6) là nhà văn Mĩ. - Ông trải qua thời

Ngày đăng: 07/07/2014, 00:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan