KIỂM TRA GIỮA KỲ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP pot

6 558 4
KIỂM TRA GIỮA KỲ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Họ và tên: NGÔ THỊ PHƯƠNG THẢO Lớp: KT3 –K2007TP KIỂM TRA GIỮA KỲ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 1. Những vấn đề chung về thuế TNDN: a) Khái niệm: Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ (gọi chung là cơ sở kinh doanh) có thu nhập phải nộp thuế TNDN. b) Xác định thuế TNDN: - Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng, tiền cung ứng dịch vụ kể cả trợ giá, phụ thu,phụ trội mà cơ sở kinh doanh được hưởng, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. - Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế là doanh thu không có thuế GTGT. Doanh thu để tính thu nhập chịa thuế đối với cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên GTGT là doanh thu bao gồm cả thuế GTGT. - Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với hoạt động bán lẻ hàng hóa, cung ứng dịch vụ là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa, hoàn thành dịch vụ hoặc thời điểm lập hóa đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ. - Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế trong một số trường hợp được quy định cụ thể trong các nghị định, thông tư của Bộ tài chính ban hành. 2. Phân biệt chênh lệch tạm thời và chênh lệch vĩnh viễn: a) Chênh lệch tạm thời: là chênh lệch phát sinh do sự khác biệt về thời điểm doanh nghiệp ghi nhận thu nhập hoặc chi phí và thời điểm pháp luật về thuế Trang 1 Họ và tên: NGÔ THỊ PHƯƠNG THẢO Lớp: KT3 –K2007TP quy định tính thu nhập chịu thuế hoặc chi phí đươc khấu trừ khỏi thu nhập chịu thuế. b) Chênh lệch vĩnh viễn: là chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịa thuế phát sinh từ các khoản doanh thu, thu nhập khác, chi phí được ghi nhận vào lợi nhuận kế toán nhưng lại không được tính vào thu nhập, chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. 3. Kế toán chi tiết thuế TNDN: a) Chứng từ kế toán: - Khái niệm: Chứng từ kế toán là những chứng minh bằng giấy tờ về nghiệp vụ kinh tế phát sinh và thực sự hoàn thành. Ngoài ra, chứng từ kế toán còn có thể là các loại thẻ thanh toán, băng từ, đĩa từ (gọi chung là chứng từ điện tử). - Tác dụng: Chứng từ kế toán có các tác dụng: + Căn cứ để tính toán và ghi sổ kế toán. + Căn cứ để kiểm tra tính hợp pháp của nghiệp vụ kinh tế phát sinh, ngăn ngừa và phát hiện các hiện tượng vi phạm chính sách, chế độ về quản lý kinh tế, tài chính. + Căn cứ để quy trách nhiệm các đối tượng có liên quan. + Căn cứ để giải quyết tranh chấp, kiện tụng nếu có. - Các yếu tố cơ bản của chứng từ bao gồm các yếu tố sau: (1) Tên gọi chứng từ. (2) Số và ngày lập chứng từ. Trang 2 Họ và tên: NGÔ THỊ PHƯƠNG THẢO Lớp: KT3 –K2007TP (3) Tên, chữ ký, địa chỉ của những người có trách nhiệm, có liên quan đến nghiệp vụ kinh tế. (4) Nội dung của nhiệp vụ phát sinh. (5) Đơn vị đo lường. - Trình tự xử lý chúng từ bao gồm các bước: (1)Kiểm tra chứng từ: kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp và chính xác. (2)Hoàn chỉnh chứng từ: phân loại theo yêu cầu ghi sổ, xác định và ghi nhận giá trị, lập định khoản. (3) Luân chuyển chứng từ: xác định con đường để chứng từ đến phòng kế toán trong thời gian ngắn nhất. (4) Bảo quản chứng từ: sau khi ghi sổ, phải lưu trữ và bảo quản chứng từ phù hợp với quy định. b) Sổ kế toán: - Khái niệm: Sổ kế toán là những tờ sổ được thiết kế có kết cấu phù hợp với đối tượng mà nó phản ánh, được dùng để ghi chép số hiện có và tình hình biến động của các đối tượng kế toán và phục vụ cho việc lập ra các báo cáo kế toán có liên quan. - Phân loại sổ kế toán: có 4 cách phân loại: (1) Căn cứ vào phương pháp ghi chép thì sổ kế toán được phân thành 3 loại: sổ ghi theo thứ tự thời gian, sổ ghi theo hệ thống và sổ kế hợp ghi theo thứ tự thời gian và theo hệ thống. (2) Căn cứ vào mức độ phản ánh đối tượng thì sổ kế toán được chia thành 3 loại : sổ tổng hợp, sổ chi tiết và sổ kết hợp tổng hợp và chi tiết. (3) Căn cứ vào kiểu thiết kế mẫu sổ thì sổ kế toán được chia thành 4 loại: sổ kiểu 1 bên, sổ kiểu 2 bên, sổ kiểu nhiều cột và sổ kiểu bàn cờ. (4) Căn cứ vào hình thức tổ chức sổ thì sổ kế toán được chia thành 2 loại: sổ đóng thành quyển và sổ tờ rơi (thẻ). Trang 3 Họ và tên: NGÔ THỊ PHƯƠNG THẢO Lớp: KT3 –K2007TP c) Trình tự ghi sổ: Hàng ngày nhân viên kế toán phụ trách từng phần thành căn cứ vào các chứng từ gốc đã kiểm tra lập các chứng từ ghi sổ. Đối với những nghiệp vụ kế toán phát sinh nhiều và thường xuyên, chứng từ gốc sau khi kiểm tra được ghi vào bảng tổng hợp chứng từ gốc, cuối tháng hoặc định kỳ căn cứ vào bảng tổng hợp chứng từ gốc lập các chứng từ ghi sổ. Chứng từ ghi sổ sau khi lập xong được chuyển đến Kế toán trưởng (hoặc người được kế toán trưởng ủy quyền) ký duyệt rồi chuyển cho bộ phận kế toán tổng hợp với đầy đủ các chứng từ gốc kèm theo để bộ phận ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và sau dó ghi và sổ Cái. Cuối tháng khóa sổ ta tìm tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và tổng số phát sinh Nợ. Tổng số phát sinh Có của từng tài khoản trên sổ Cái, tiếp đó căn cứ vào sổ cái lập bảng cân đối phát sinh của các tài khoản tổng hợp trên bảng cân đối số phát sinh phải khớp nhau và khớp với số tiền của sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, tổng số phát sinh phải khớp nhau và số dư của từng tài khoản (dư Nợ, dư Có) trên bảng cân đối phái khớp với số dư của tài khoản tương ứng trên bảng tổng hợp chi tiết thuộc phần kế toán chi tiết. Sau khi kiểm tra đối chiếu khớp với số liệu nói trên, bảng cân đối số phát sinh được sử dụng để lập bảng cân đối kế toán và các báo biểu kế toán khác. Đối với những tài khoản có mở các số hoặc thẻ kế toán chi tiết thì chứng từ gốc sau khi sử dụng để lập chứng từ ghi sổ và ghi vào các sổ sách kế toán tổng hợp được chuyển đến các bộ phận kế toán chi tiết có liên quan để làm căn cứ ghi vào sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết theo yêu cầu của từng tài khoản. Cuối tháng cộng các sổ hoăc thẻ kế toán chi tiết và căn cứ vào sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết lập các bảng tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản tổng hợp để đối chiếu với sổ cái thông qua bảng cân đối số phát sinh. Các bảng tổng Trang 4 Họ và tên: NGÔ THỊ PHƯƠNG THẢO Lớp: KT3 –K2007TP hợp chi tiết, sau khi kiểm tra đối chiếu số liệu cùng với bảng cân đối số phát sinh được dùng làm căn cứ để lập các báo biểu kế toán. Trình tự ghi chép theo hình thức chứng từ ghi sổ: Ghi hằng ngày (định kỳ) Ghi vào cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra 4. Kế toán tổng hợp thuế TNDN. a) Chi phí thuế TNDN hiện hành: Ghi nhận chi phí thuế thu nhập của năm tài chính hiện hành mà DN phải nộp và đã nộp theo luật thuế TNDN. b) Tài khoản sử dụng: TK 8211 Sơ đồ kế toán thuế TNDN hiện hành: Trang 5 Họ và tên: NGÔ THỊ PHƯƠNG THẢO Lớp: KT3 –K2007TP 5. Tài liệu tham khảo: - Giáo trình Kế toán tài chính P5. - Nguyên lý kế toán. Trang 6 . THẢO Lớp: KT3 –K2007TP KIỂM TRA GIỮA KỲ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN THU THU NHẬP DOANH NGHIỆP 1. Những vấn đề chung về thu TNDN: a) Khái niệm: Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch. khấu trừ thu là doanh thu không có thu GTGT. Doanh thu để tính thu nhập chịa thu đối với cơ sở kinh doanh nộp thu GTGT theo phương pháp trực tiếp trên GTGT là doanh thu bao gồm cả thu GTGT. . kế toán nhưng lại không được tính vào thu nhập, chi phí khi xác định thu nhập chịu thu thu nhập doanh nghiệp. 3. Kế toán chi tiết thu TNDN: a) Chứng từ kế toán: - Khái niệm: Chứng từ kế toán

Ngày đăng: 06/07/2014, 22:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan