1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

"Mỗi sáng phải ra từ giường của vợ" pot

6 96 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 217,11 KB

Nội dung

"Mỗi sáng phải ra từ giường của vợ" ình đều có những nguyên tắc riêng và từng thành viên phải tôn trọng nguyên tắc ấy đ ể mái nh đong đầy tình yêu. Có mỗi điều đơn giản ấy mà chồng không làm được. Không ít lần anh biến cô thành đầu xù tóc rối đi đi lại lại trong nhà, chốc chốc lại mở máy đọc cái tin nhắn “a sap ve”. Thương chưa bao giờ cảm thấy khó diễn đạt thành lời như lần này. Sao lần cãi nhau với Tùng, cô thấy mình hùng hồn thế. Bao nhiêu uất ức trong lòng được tuôn trào ra thành một bài diễn văn đẫm lệ nhưng rành mạch, trình tự, logic lạ lùng. Cô gom nhặt từng chi tiết từ thời còn hẹn hò yêu đương đến khi có bé Nhím tồ, xâu chuỗi các sự kiện lại và chấm hết bằng một kết luận: Một năm Tùng phá vỡ nguyên tắc “không qua đêm ở nhà khác” 3 đến 4 lần. Nguyên tắc bị phá vỡ có nghĩa là Tùng không tôn trọng nó nữa. Còn Thương thì không thể sống mà không có nguyên tắc. Trước khi cưới, Thương đã mail cho Tùng một câu chuyện mà cô đọc được trên báo, rồi ghi chú rằng cô thích giống như người đàn bà đã trói chồng bằng một thứ lạt mềm như thế này: “Anh đi đông đi tây ở đâu thì tùy, miễn là sáng dậy anh chui từ cái mùng của nhà mình ra”. Đấy, Thương cũng chỉ mong chồng không qua đêm ở nơi khác, 2 – 3 giờ sáng cũng phải cố mà mò về nhà. Có nhỡ say sưa quá thì bỏ xe máy đấy, bắt taxi. Đơn giản thế còn gì. Vậy mà không ít lần Tùng biến cô thành đầu xù tóc rối đi đi lại lại trong nhà, chốc chốc lại mở máy đọc cái tin nhắn “a sap ve” rồi cuối cùng là câu chốt hạ: “muon qua a di lam luon roi”. Tùng luôn có lý do của việc “muộn quá”. Lần nào cũng là bạn ở Sài Gòn ra, bạn từ Quảng Ninh lên chơi, một năm gặp nhau có vài lần nên không thể không ngồi hầu nhau thâu đêm suốt sáng được. Thương không muốn nghe. Thương chỉ muốn dù gì thì gì, từ khuya về sáng, Tùng phải là người của gia đình. Cho nên lần gần đây nhất, khi con ốm mà Tùng vẫn xách xe đi cùng mấy anh bạn một năm gặp nhau có vài lần, Thương quyết định ra ở riêng. Sau khi xả hết những nỗi giận hờn của mình, Thương buông một câu: “Các nguyên tắc vợ chồng đã bị anh chà đạp không thương tiếc. Chấm hết. Em sẽ ra khỏi nhà anh và chờ ngày tòa gọi!”. Bé Nhím tồ thấy mẹ khóc thì chạy lại đấm thùm thùm vào ngực bố. Không nghĩ sự việc lại nghiêm trọng đến nước này, Tùng ngồi sững ra, chẳng nói được gì. Giờ thì Thương muốn ôm con về. Thương thấy có chồng rồi mà phải sống không chồng thì cực quá. Cứ tưởng như ngày xưa, lúc ở cùng bố mẹ, làm gái tân bay nhảy mãi, ngại phải ghép cùng mâm cùng giường với một ai đó. Ngày xưa không chồng cũng chả chết ai. Giờ sống cùng con rồi, yêu thương con lắm, mà sao vẫn thấy chống chếnh. Chết thì rõ là chẳng chết được nhưng Thương có cảm giác mình sống không ra sống. Vạ vật, tạm bợ. Thương ngại phải ngồi trước một bát mỳ tôm không thịt không rau, ăn cho qua bữa như thế này. Ngại mỗi tối lên giường, dỗ con ngủ xong rồi nằm nhìn lên trần nhà, nghe tiếng chuột chạy lích rích trên đầu và thở dài. Lúc còn ở bên nhau, động đến cái dao cùn, gọi Tùng. Cần đóng một cái đinh 3 phân, cũng Tùng. Nửa đêm con đòi nước, Tùng nốt. Sao lúc giận dữ bỏ nhà ra đi, Thương không nghĩ được đến điều này nhỉ? Giờ Thương muốn về nhà quá rồi. Mấy lần Tùng đến thăm con, Thương cũng biết Tùng muốn Thương quay về. Trông cái bộ dạng phờ phạc, tóc tai tốt um tùm thế kia, hẳn là cũng thấm thía cảnh ăn co nằm quắp. Thế mà cũng chả nói với nhau được câu gì cho ra hồn. Toàn nhấm nhẳng hỏi nhau chuyện bao giờ thì viết đơn. Thế có chán không! Còn lối nào cho Thương quay về nữa! Gần tết dương lịch, Tùng chủ động gọi điện mời hai mẹ con về ăn cơm. “Dự bữa cơm sum họp trước lúc chia tay, cho có đầu có cuối”, Tùng nói ráo hoảnh trong điện thoại. Thương uất đến tận cổ. Thế này có nghĩa là Tùng đã chủ động viết đơn rồi. Có khi những ngày cô đi vắng lại là cơ hội cho Tùng sổ lồng. Mất công cô bao nhiêu đêm nhớ thương, lo cho Tùng không có người nấu ăn, giặt giũ. Đã thế, Thương cũng tung hê tất cả. Thương ăn mặc đẹp như bà hoàng, bé Nhím cũng được diện một bộ váy trắng như công chúa tuyết. Hai mẹ con bắt xe tắc xi về nhà. Cho Tùng tiếc đứt ruột. Hai mẹ con lặng lẽ đẩy cửa bước vào. Nhà mình mà cứ như không phải nhà mình. Đồ đạc xếp ngăn nắp. Hoa tươi được bày biện khắp nơi, từ phòng khách đến phòng ngủ. Dễ có đến 2 năm, kể từ khi bé Nhím ra đời, Thương quên cả việc ghé qua hàng hoa. Không biết cô gái xinh đẹp nào đã khiến Tùng thay đổi đột ngột thế. Thương ngồi ở phòng khách như người thừa. Tùng càng bày đặt càng khiến Thương đau lòng. Chia tay thì im lặng mà chia tay, sao phải bắt nhau nhìn khung cảnh lãng mạn này. Tùng gọi bé Nhím đến mở bánh ga tô cùng bố. Một cái bánh hình trái tim, trên đó có dòng chữ: kết nối các nguyên tắc. Có ba ngọn nến được thắp lên. Tùng bảo nếu cả nhà cùng thổi hết nến thì có nghĩa là các nguyên tắc sẽ quay trở lại. Bằng không thì mọi nguyên tắc vĩnh viễn được xóa bỏ. Bài toán của Tùng ra đơn giản quá. Một mình bé Nhím cũng đủ sức thổi bay ba ngọn nến bé xíu. Các nguyên tắc đã quay trở lại. Thương cũng có thể quay trở lại mà không cần phải nhiều lời. Đèn tắt. Rồi nến tắt. Thương nghe Tùng thì thầm: Năm hết tết đến rồi, về nhà mình thôi! . "Mỗi sáng phải ra từ giường của vợ" ình đều có những nguyên tắc riêng và từng thành viên phải tôn trọng nguyên tắc ấy đ ể mái nh đong đầy. đông đi tây ở đâu thì tùy, miễn là sáng dậy anh chui từ cái mùng của nhà mình ra . Đấy, Thương cũng chỉ mong chồng không qua đêm ở nơi khác, 2 – 3 giờ sáng cũng phải cố mà mò về nhà. Có nhỡ say. thì gì, từ khuya về sáng, Tùng phải là người của gia đình. Cho nên lần gần đây nhất, khi con ốm mà Tùng vẫn xách xe đi cùng mấy anh bạn một năm gặp nhau có vài lần, Thương quyết định ra ở riêng.

Ngày đăng: 06/07/2014, 20:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w