Tạo tế bào máu từ da Một nghiên cứu có tính đột phá gần đây chứng minh khả năng biến đổi tế bào da thành máu mà không cần phải trải qua giai đoạn phản biệt hóa thành tế bào gốc nguyên thủy. Nghiên cứu này do nhóm nghiên cứu của Giáo sư Mickie Bhatia (Đại học McMaster, Canada) thực hiện và đã được đăng trên Tạp chí Nature ngày 7 tháng 11/2010. Vào đầu năm 2010, các nhà khoa học cũng đã công bố nghiên cứu chứng minh rằng tùy theo điều kiện xử lý mà nguyên bào sợi từ da chuột có thể được biến đổi thành neuron và tế bào cơ tim. Tuy nhiên, công trình công bố kỳ này là công trình đầu tiên làm trên tế bào người, và là lần đầu tiên tạo ra được tế bào ban đầu hình thành máu. Sir Ian Wilmut, giáo sư phôi học (người tạo ra chú cừu nhân bản Dolly) – Giám đốc Trung tâm y học tái sinh tại Edinburgh thuộc Hội đồng nghiên cứu y khoa Anh quốc, cho rằng thành công này củng cố thêm niềm tin rằng chúng ta có khả năng biến đổi bất kỳ thứ gì trong cơ thể thành thứ mà ta mong muốn. Những “biến đổi trực tiếp” này cũng cho ta phương pháp chữa trị chuyên biệt cho từng bệnh nhân an toàn và đơn giản hơn là cách phản biệt hóa tế bào trưởng thành về tế bào gốc (thường được gọi là “iPS” trong tiếng Anh – tế bào gốc đa thế hình thành do cảm ứng). Hình. Xử lý bằng cách hóa chất thích hợp có thể biến tế bào da người thành tế bào máu, bao gồm cả hồng cầu (nguồn: http://www.ingrampublishing.c om/). Giáo sư Mickie Bhatia, nhà nghiên c ứu tế bào gốc tại Đại học McMaster ở Hamilton (tỉnh Ontario, Canada), cùng các cộng sự chọn đề tài nghiên cứu là tạo tế bào máu sơ khởi từ tế bào da vì tế bào hồng cầu tạo từ tế bào gốc không thể phát triển thành haemoglobin trưởng thành được. Giáo sư Bhatia ví von rằng “Mấy cái tế bào đó vẫn tưởng rằng chúng là tế bào phôi nên chúng ch ỉ tạo ra máu phôi với máu thai mà thôi”. Tạo ra dòng tế bào máu Để tạo ra tế bào máu sơ khởi, nhóm của Giáo sư Bhatia thu nhận nguyên bào sợi từ da của nhiều tình nguyện viên. Họ gây nhiễm virus có tác dụng chèn gene OCT4 vào các tế bào này, rồi nuôi chúng trong môi trư ờng có các protein cytokine gây đáp ứng miễn dịch. OCT4 là m ột trong số các nhân tố Yamanaka dùng để biến đổi nguyên bào sợi thành iPS. Nhưng nhóm của Giáo sư Bhatia không tìm thấy biểu hiện nào cho thấy các tế bào máu sơ khởi mà họ tạo ra đã từng trải qua giai đoạn hóa phôi. Kiểu biểu hiện gene ở các tế bào này hoàn toàn không giống như kiểu của các tế bào phôi, đ ồng thời các tế bào này cũng không gây ra khối tetratoma nào (một dạng khối u cho tế bào đa thế gây ra ở chuột). Các tế bào máu sơ khởi trong nguyên cứu này phát triển tạo ra cả ba loại tế bào máu: bạch cầu, hồng cầu, và ti ểu cầu với đầy đủ chức năng. Những tế bào hồng cầu từ đây còn tạo ra được haemoglobin trưởng thành chứ không phải loại của thai nhi. Mục tiêu cuối cùng là chuyển các tế bào này vào cơ thể người, nhưng Giáo sư Bhatia cho hay việc này vẫn chưa sẵn sàng, “vẫn còn khối thứ phải làm để chuẩn bị cho thử nghiệm lâm sàng ”. Tuy nhiên ít ra thì nghiên cứu của nhóm Giáo sư Bhatia cũng cho những kết quả khả quan nhất từ trước tới nay trong việc sử dụng tế bào máu cho phương pháp trị liệu thay thế tế bào. Hy vọng trong tương lai Kết quả này có ý nghĩa rất lớn về mặt trị liệu. Giáo sư Ian Wilmut, hiện cũng đang nghiên cứu các loại tế bào sơ kh ởi khác, cho rằng vì các tế bào sơ khởi không trải qua giai đoạn phản biệt hóa thành tế bào đa thế nên có thể loại bỏ khả năng hình thành các khối u trong người bệnh nhân được cấy ghép. Giáo sư sinh học phát triển Deepak Srivasta, Giám đốc Viện nghiên cứu bệnh tim m ạch Gladstone ở San Francisco (bang California, Mỹ) – vốn là người dẫn dắt nhóm nghiên cứu biến đổi nguyên bào sợi ở chuột thành tế bào cơ tim, cũng đánh giá cao nghiên cứu này. Giáo sư Srivasta cho rằng phương thức chữa trị bằng cách biến đổi tế bào trực tiếp đơn giản hơn phương cách sử dụng iPS: nguyên bào sợi xung quanh tim có thể được biến đổi thành tế bào cơ tim bằng cách dùng một thiết bị đưa thuốc vào v ị trí đó để thay đổi chương trình phát triển của tế bào. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có mặt hạn chế. Giáo sư Wilmut cho biết các tế bào iPS dễ sinh sôi trong điều kiện phòng thí nghiệm; còn phương pháp bi ến đổi trực tiếp sẽ gặp khó khăn nếu người ta cần một số lượng lớn tế bào, ví dụ như cho mục đích sàng lọc thuốc. Ngoài ra, Tiến sĩ – Bác sĩ George Daley ở Bệnh viện nhi đồng Boston (bang Massachusetts, M ỹ) cũng lo ngại về khả năng tế bào máu do bi ến đổi này hoạt động kém hơn các tế bào máu tự nhiên trong cơ thể bệnh nhân. Đặc biệt là các bi ến đổi ngoại di truyền có thể khác nhau giữa tế bào máu tự nhiên và loại máu do biến đổi mà ra này. Giáo sư Daley nói “Con đường từ hợp tử đến tế bào máu chuyên biệt là con đường rất lâu dài, và con đư ờng từ nguyên bào sợi đến tế bào máu có thể sẽ xảy ra theo một hướng rất khác biệt”. Dù có những khó khăn, nhưng Giáo sư Daley c ũng cho biết biến đổi tế bào trực tiếp đang là một xu hướng ngày càng phổ biến. . McMaster ở Hamilton (tỉnh Ontario, Canada), cùng các cộng sự chọn đề tài nghiên cứu là tạo tế bào máu sơ khởi từ tế bào da vì tế bào hồng cầu tạo từ tế bào gốc không thể phát triển thành haemoglobin. Bhatia ví von rằng “Mấy cái tế bào đó vẫn tưởng rằng chúng là tế bào phôi nên chúng ch ỉ tạo ra máu phôi với máu thai mà thôi”. Tạo ra dòng tế bào máu Để tạo ra tế bào máu sơ khởi, nhóm của. Tạo tế bào máu từ da Một nghiên cứu có tính đột phá gần đây chứng minh khả năng biến đổi tế bào da thành máu mà không cần phải trải qua giai đoạn phản biệt hóa thành tế bào gốc