1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

kiem tra phan truyen - tiet 155

2 237 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 36,5 KB

Nội dung

Đề: A.PHẦN TRẮC NGHIỆM: (5Đ) Chọn câu trả lời đúng nhất Câu 1: Tác phẩm Làng của Kim Lân được viết theo thể loại nào? A. Tiểu thuyết B. Truyện ngắn C. Hồi kí D. Tùy bút Câu 2: Tác giả đã đặt ông Hai vào một tình huống như thế nào để ông tự bộc lộ tính cách của mình? A. Ông Hai không biết chữ, phải đi nghe nhờ người khác đọc B. Tin làng ông theo giặc mà tình cờ ông nghe được từ những người tản cư. C. Bà chủ nhà hay dòm ngó, nói bóng gió với vợ chồng ông Hai D. Ông Hai lúc nào cũng tha thiết nhớ cái làng chợ Dầu của mình. Câu 3: Các câu văn: “Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như không đến thở được. Một lúc sau ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi” nói lên tâm trạng gì của ông Hai? A. Quá vui mừng vì nghe được tin hay từ tờ báo mà anh dân quân đọc B. Vui sướng vì thấy trời nắng thì Tây sẽ nóng như ngồi trong tù C. Sững sờ và đau đớn khi nghe tin làng chợ Dầu theo Tây làm Việt gian D. Cảm động vì được gặp lại những người cùng làng lên tản cư. Câu 4: Mục đích của việc ông Hai trò chuyện với đứa con út là gì? A.Để tỏ lòng yêu thương một cách đặc biệt đứa con út của mình B.Để cho bớt cô đơn và buồn chán vì không có ai để nói chuyện C.Để thổ lộ nỗi lòng và làm vơi bớt nỗi buồn khổ D.Để mong thằng Húc hiểu được tấm lòng ông. Câu 5: Truyện Lặng lẽ Sa Pa chủ yếu được kể qua cái nhìn của ai? A. Tác giả B. Ông họa sĩ già C. Anh thanh niên D. Cô gái Câu 6: Đoạn văn sau có sự kết hợp giữa các phương thức biểu đạt nào? Vừa lúc ấy, tôi đã đến gần anh. Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh. Anh vừa bước, vừa khom người đưa tay chờ đón con. Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động. Mỗi lần bị xúc động, vết thẹo dài bên má phải lại đỏ ửng lên, giần giật, trông rất dễ sợ. Với vẻ mặt xúc động ấy và hai tay vẫn đưa về phía trước, anh chầm chậm bước tới, giọng lặp bặp run run A. Tự sự và biểu cảm B. Tự sự và miêu tả C. Miêu tả và biểu cảm D. Biểu cảm và thuyết minh Câu 7: Nội dung chính của đoạn văn trên là gì? A. Sự hiểu lầm của bé Thu với ông Sáu B. Nỗi nhớ thương của Ô Sáu với đứa con gái của mình C. Sự xúc động của ông Sáu khi nhìn thấy đứa con D. Sự ngạc nhiên của bé Thu khi gặp cha mình Câu 8: Người kể chuyện trong tác phẩm là bạn của ông Sáu. Điều đó có tác dụng gì? A. Vừa dẫn dắt câu chuyện được khách quan, vừa bày tỏ thái độ, tình cảm đối với các nhân vật trong truyện. B. Làm cho câu chuyện kể trở nên gần gũi, đáng tin cậy và xúc động C. Cả A và B đều đúng D. Cả A và B đều sai Câu 9: Nhận định nào sau đây không phù hợp với giá trị nghệ thuật của truyện Chiếc lược ngà? A. Xây dựng được một cốt truyện chặt chẽ, có nhiều yếu tố bất ngờ nhưng hợp lí B. Đặt nhân vật vào tình huống đặc biệt để bộc lộ tính cách tâm lí C. Xây dựng được nhân vật người kể chuyện thích hợp D. Nghệ thuật tả cảnh và độc thoại nội tâm đặc sắc. Câu 10: Nội dung chính được thể hiện qua truyện Những ngôi sao xa xôi là gì? A. Cuộc sống gian khổ ở Trường Sơn trong những năm chống Mĩ B. Vẻ đẹp của những người chiến sĩ lái xe Trường Sơn C. Vẻ đẹp của những cô gái thanh niên xung phong ở Trường Sơn D. Vẻ đẹp của những người lính công binh trên con đường Trường Sơn B.PHẦN TỰ LUẬN: (5Đ) Hãy trình bày những ý nghĩa, thông điệp toát ra từ truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu mà em cảm nhận được ĐÁP ÁN: A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: Mỗi câu đúng được 0.5 đ Các đáp án đúng: 1B, 2B, 3C, 4C, 5B, 6B, 7C, 8C, 9D, 10C B. PHẦN TỰ LUẬN: Các thông điệp:(mỗi ý 1 điểm; 1 điểm trình bày sach sẽ ) - Cuộc đời vốn đầy nghịch lí, bất ngờ nằm ngoài toan tính của con người - Hãy trân trọng những vẻ đẹp, những giá trị bình dị, gần gũi của cuộc sống quê hương - Phê phán thói đời con người ta thường mắc căn bệnh ưa “chùng chình, vòng vèo” trên đường đời, chạy theo những giá trị hư ảo xa xôi, chẳng đâu vào đâu. - Dù có đi đâu thì quê hương vẫn là chỗ dừng chân cuối cùng của cuộc đời con người . trình bày sach sẽ ) - Cuộc đời vốn đầy nghịch lí, bất ngờ nằm ngoài toan tính của con người - Hãy trân trọng những vẻ đẹp, những giá trị bình dị, gần gũi của cuộc sống quê hương - Phê phán thói đời. “chùng chình, vòng vèo” trên đường đời, chạy theo những giá trị hư ảo xa xôi, chẳng đâu vào đâu. - Dù có đi đâu thì quê hương vẫn là chỗ dừng chân cuối cùng của cuộc đời con người

Ngày đăng: 06/07/2014, 19:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w