Đọc thầm và làm bài tập 5 điểm Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi và bài tập sau: LÀNG DAO SUỐI LÌN Làng Dao Suối Lìn ngày nay vẫn ở trong núi sâu nhưng xe hơi vào được tận ngõ mọi nhà.
Trang 1TRƯỜNG TH CÁT LÂM
Họ và
tên:
Lớp: 5 C
KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG CUỐI NĂM Môn: TIẾNG VIỆT
Năm học: 2009 - 2010
I.Kiểm tra đọc:
A Đọc thành tiếng: (5 điểm)
- GV kiểm tra đọc thành tiếng với từng học sinh
- Nội dung kiểm tra: HS đọc một đoạn văn khoảng 150 chữ trong 3 bài:
Bài: + Phong cảnh đền Hùng ( SGK – TV5 – tập 2 – trang 68,69 )
+ Nghĩa thầy trò ( SGK – TV5 – tập 2 – trang 79,80 )
+ Tà áo dài Việt Nam ( SGK – TV5 – tập 2 – trang 122 )
Giáo viên ghi tên bài, cho hs bốc thăm chọn 1 trong 3 bài, đọc thành tiếng đoạn văn (theo SGK)
B Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm)
Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi và bài tập sau:
LÀNG DAO SUỐI LÌN
Làng Dao Suối Lìn ngày nay vẫn ở trong núi sâu nhưng xe hơi vào được tận ngõ mọi nhà Bà con tự đắp lấy con đường lớn để mang cái văn minh vào tận các bếp và đưa cái giàu có của mình đi các nơi để góp phần xây dựng đất nước
Đồng bào ở đây, gần hai mươi năm định cư, đã biến đồi hoang thành ruộng bậc thang màu mỡ, thành đồng cỏ chăn nuôi và thành những rừng cây công nghiệp Rừng móc, rừng chè, rừng sa nhân xanh mườn mượt
Ban đêm, Suối Lìn tưng bừng ánh điện thì ban ngày Suối Lìn rực rỡ màu hoa: Hoa đào, hoa mận, cúc, thược dược, lay ơn… mùa nào hoa ấy Cuộc sống có no, có ấm, ai chả muốn cảnh nhà thêm đẹp, thêm thơm Đã qua rồi cái thời túp lều nửa sàn nửa đất, xiêu vẹo dựa vào lưng núi Ngày nay, bốn mươi ngôi nhà, cột gỗ kê đá tảng, nằm giữa các vườn hoa quả
Chiều làng Dao Suối Lìn thật đẹp Ánh mặt trời sắp lặn sáng rực lên, hôm thì vàng tươi, hôm thì hồng đỏ Trẻ em mặt áo bông, áo len đủ màu ra đầu làng đón người lớn đi làm về Từng đoàn người đi hàng một, theo thói quen của những người đi rừng, từ các khu trồng trọt, chăn nuôi trở về trong tiếng hát của máy thu thanh Khi đêm xuống, những đường làng ngang dọc thẳng tắp có hàng trăm bóng điện bật sáng
Đặng Quang Tình
Dựa vào nội dung bài đọc chọn ý trả lời đúng:
1 Điều gì cho thấy đời sống khổ cực của Suối Lìn trước kia?
a Vẫn ở trong núi sâu
b Đã biến đồi hoang thành ruộng bậc thang
c Túp lều nửa sàn nửa đất, xiêu vẹo dựa vào lưng núi
2 Những nét đổi mới ở Làng Dao Suối Lìn về đường sá ?
a Đắp con đường lớn
b Xe hơi vào được tận ngõ
c Đường làng ngang dọc thẳng tắp
d Tất cả các ý trên
3 Những tiến bộ ở Làng Dao Suối Lìn về sản xuất?
a Rực rỡ màu hoa
b Ruộng bậc thang màu mỡ, đồng cỏ chăn nuôi, rừng cây công nghiệp
Trang 2c Cuộc sống no ấm.
4 Những tiến bộ ở Làng Dao Suối Lìn về đời sống?
a Có điện, trẻ em có áo ấm đủ màu, máy thu thanh
b Có điện, có vườn hoa
c Có điện, có ruộng bậc thang, rừng Cây công nghiệp
5 Nghĩa của từ “Định cư” ?
a Chuyển đổi chỗ ở hàng năm
b Chuyển đổi chỗ ở vài năm một lần
c Sống hẳn ở một nơi, không chuyển chỗ ở
6 Trong câu : “… Suối Lìn rực rỡ màu hoa : hoa đào, hoa mận, cúc, thược dược, lay ơn… ” dấu hai chấm có tác dụng:
a Dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật
b Để giải thích cho bộ phận đứng trước đó
7 Câu nào dưới đây là câu ghép ?
a Rừng móc, rừng chè, rừng sa nhân xanh mườn mượt
b Khi đêm xuống, những đường làng ngang dọc thẳng tắp có hàng trăm bóng điện bật sáng
c Làng Dao Suối Lìn ngày nay vẫn ở trong núi sâu nhưng xe hơi vào được tận ngõ mọi nhà
8 Dấu phẩy trong câu :“Rừng móc, rừng chè, rừng sa nhân xanh mườn mượt”có tác dụng gì?
a Ngăn cách các vế câu
b Ngăn cách các từ cùng làm chủ ngữ
c Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ
9 Từ “nhưng” trong câu “Làng Dao Suối Lìn ngày nay vẫn ở trong núi sâu nhưng xe hơi vào được tận
ngõ mọi nhà” có tác dụng gì?
a Từ ngữ nối
b Thay thế từ ngữ
c Lặp từ ngữ
10 Từ “nhưng” ở câu trên thể hiện mối quan hệ gì?
a Nguyên nhân kết quả
b Điều kiện – kết quả
c Tương phản
II.Kiểm tra viết:
A Chính tả: (5 điểm)
Giáo viên đọc cho học sinh (nghe-viết) bài chính tả: Buổi sáng ở thành phố Hồ Chí Minh
( SGK – TV5 – tập 2 – trang 132) từ: “Một ngày … trong nắng sớm”
Bài viết: Buổi sáng ở thành phố Hồ Chí Minh
Trang 3
B Tập làm văn: (5 điểm) Đề bài: Em hãy tả một thầy cô giáo đã từng dạy em mà em yêu thích nhất
Trang 4
GV đánh giá cho điểm dựa vào các yêu cầu sau:
- Đọc đúng tiếng, đúng từ (1 điểm )
(Đọc sai từ 2-3 tiếng: 0,5 điểm, đọc sai từ 4 tiếng trở lên: 0 điểm)
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ số nghĩa (1 điểm )
(Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2-3 chỗ 0,5 điểm, ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên :
0 điểm)
- Giọng đọc diễn cảm : (1 điểm )
( Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính diễn cảm: 0,5 điểm ; giọng đọc chưa diễn cảm : 0 điểm )
- Tốc độ đọc đạt yêu cầu ( không quá 1,5 phút ): (1 điểm )
(Đọc từ trên 1,5 phút – 2 phút : 0,5 điểm, đọc quá 2 phút : 0 điểm)
- Trả lời đúng ý câu hỏi : (1 điểm )
(Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng : 0,5 điểm; trả lời sai hoặc không trả lời được:
0 điểm )
Cho điểm:
Khoanh tròn trước chữ cái ý trả lời đúng cho từng câu hỏi (Mỗi câu trả lời đúng 0,5 điểm; đúng cả 10 câu 5 điểm)
Cho điểm:
Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng hình thức bài chính tả:
5 điểm
Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai-lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng qui định) trừ 0,5 điểm
Lưu y ù: Nếu viết chữ không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày
bẩn… bị trừ 1 điểm toàn bài
Cho điểm:
Đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau được 5 điểm:
- Viết được bài văn tả người đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài đúng yêu cầu đã học
- Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả
- Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ
- Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, diễn đạt, chữ viết, có thể cho các mức điểm: 4,5; 4; 3,5; 3; 2,5; 2; 1,5; 1; 0,5
Cát Lâm, ngày 10 tháng 4 năm 2010