- Kể tên và xác định được vị trí của các tuyến nội tiết chính.. - Nêu được vai trò và tính chất của hoocmôn và tầm quan trọng của tuyến nội tiết 2.. Đặt vấn đề: 1’ Ngoài HTK, hệ nội tiết
Trang 1Ngày soạn:…/…/2010 CHƯƠNG X: NỘI TIẾT
Tiết 58: GIỚI THIỆU CHUNG HỆ NỘI TIẾT
A MỤC TIÊU:
1 Kiến thức:
- Xác định được những điểm giống nhau và khác nhau của tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết
- Kể tên và xác định được vị trí của các tuyến nội tiết chính
- Nêu được vai trò và tính chất của hoocmôn và tầm quan trọng của tuyến nội tiết
2 Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng học tập, làm việc theo nhóm
- Rèn kĩ năng quan sát từ kêng hình rồi thu nhận kiến thức
3 Thái độ: Có ý thức xây dựng lối sống khoa học.
B PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
- Trực quan
- Nêu vấn đề, vấn đáp
- Cùng tham gia
C CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
1 GV:
- Tranh phóng to 55.1-3 SGK
- Bảng phụ phiếu học tập so sánh tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết
2 HS:
- N/c bài mới
- Kẻ bảng phụ dưới sự hướng dẫn của GV
D TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
I Ổn định lớp - kiểm tra sỉ số: (1’)
- Lớp:
- Sỉ số:
- Vắng:
II Kiểm tra bài cũ: (0’)
III Nội dung bài mới: (37’)
1 Đặt vấn đề: (1’) Ngoài HTK, hệ nội tiết có vai trò quan trọng trong điều hoà
các hoạt động sinh lý của cơ thể Vậy tuyến nội tiết có đặc điểm gì và hoạt động ntn? Bài hôm nay giúp ta trả lời câu hỏi này.
2 Triển khai bài dạy:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: (6’)
GV: Yêu cầu HS đọc thông tin SGK
GV: Thông báo: Hệ nội tiết có vai trò
quan trọng trong điều hoà các quá trình
sinh lý của cơ thể, nhưng tác động thông
qua đường máu nên chậm
HS: Lắng nghe và ghi chép nội dung
chính
I Đặc điểm hệ nội tiết:
Hệ nội tiết có vai trò quan trọng trong điều hoà các quá trình sinh lý của cơ thể, nhưng tác động thông qua đường máu nên chậm
Hoạt động 2: (17’)
GV: Treo tranh phóng to 55.1-3 SGK
II Phân biệt tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết:
Trang 2cho HS quan sát
HS: Quan sát tranh, tìm hiểu thông tin
SGK thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi:
- Hãy kể tên các tuyến mà em biết, các
tuyến đó thuộc loại tuyến nào?
- Hãy so sánh tuyến nội tiết và tuyến
ngoại tiết?
HS: Các nhóm trình bày, bổ sung và
thống nhất đáp án:
- Điểm giống:
+ Đều có TB tuyến
+ Sản phẩm tiết
- Điểm khác:
Sản phẩm ngấm thẳng vào máu Sản phẩm tập trung vào ống dẫn rồi đổ ra
ngoài hoặc đổ vào cơ quan khác
- Kể tên và xác định vị trí của các tuyến
nội tiết?
HS: Kể tên và xác định vị trí các tuyến
nội tiết
GV: Gợi ý cho HS về vị trí các tuyến
trên hình vẽ
HS: Nhận biết được các tuyến thuộc loại
nào
GV: Chốt kiến thức và lưu ý: tuyến tuỵ
là tuyến pha(nghiên cứu cụ thể bài sau)
GV: Thông báo: Sản phẩm của các
tuyến nội tiết gọi là hoocmôn Vậy nó
có vai trò gì, ta cùng nghiên cứu vào
mục III
- Các tuyến nội tiết chính(từ trên xuống):
+ Tuyến yên + Tuyến tùng + Tuyến giáp + Tuyến cận giáp + Tuyến ức + Tuyến trên thận + Tuyến tuỵ(tuyến pha) + Tuyến sinh dục
Hoạt động 3: (13’)
GV: Thông báo tính chất của hooc môn
HS: lấy ví dụ để làm rõ các tính chất
GV: Nêu câu hỏi:
- Vai trò của hooc môn là gì?
HS: Dựa vào kiến thức đã học, nghe
GVgợi ý thảo luận nhóm để trả lời câu
hỏi
HS: Đại diện nhóm trình bày
HS: Các nhóm khác bổ sung để thống
nhất đáp án
GV: Chốt kiến thức
III Hoocmôn:
1 Tính chất của hooc môn:
- Tính đặc hiệu của hooc môn: Mỗi loại hooc môn chỉ ảnh hưởng đến một hoặc một số cơ quan nhất định(cơ quan đích)
- Hooc môn có hoạt tính sinh học cao
- Hooc môn không mang tính đặc trưng cho loài
2 Vai trò của hooc môn:
- Duy trì tính ổn định của môi trường bên trong cơ thể
- Điều hoà các quá trình sinh lý
IV Củng cố: (5’)
- Đọc phần kết luận chung SGK
- Lập bảng so sánh tuyến nội tiết và ngoại tiết?
- Nêu vai trò của hooc môn? Xác định tầm quan trọng của hệ nội tiết nói chung?
V Dặn dò: (2’)
- Học bài cũ; đọc phần em có biết
- Chuẩn bị bài: Tuyến yên-tuyến giáp.