1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Nền kinh tế tri thức

3 734 10

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

NỀN KINH TẾ TRI THỨC I. SỰ RA ĐỜI CỦA KINH TẾ TRI THỨC Khi nhân loại bước vào giai đoạn hai của cuộc CMKHKT hiện đại thì nền kinh tế thế giới có những biến đổi về chất so với trước đây. Từ một nền kinh tế lấy tài nguyên, lao động đơn giản làm nền tảng kinh tế thế giới đã chuyển sang thời kì mà chất xám, trí tuệ có vai trò chủ chốt. Sức mạnh đã chuyển từ các quốc gia nhiều vàng đen, kim loại sang quốc gia giàu tri thức. Các ngành kinh tế chủ đạo chuyển từ công nghiệp sang dịch vụ, từ khu vực sản xuất sang phi vật chất. Cuối cùng, giá trị của sản phẩm được xác định thông qua lượng chất xám kết tinh trong đó. Kỉ nguyên của chúng ta, được gọi là kỉ nguyên của nền kinh tế tri thức. II. KHÁI NIỆM VỀ NỀN KINH TẾ TRI THỨC Một câu hỏi phổ biến được đặt ra là tại sao lại cần phải có kinh tế tri thức, chẳng lẽ lại có những hoạt động kinh tế không cần tri thức? Vấn đề là không nên hiểu khái niệm này theo kiểu triết tự ngôn từ, mà phải hiểu nó như một thuật ngữ, một khái niệm. Trước hết, nên tìm hiểu khái niệm tri thức. Theo Mác, tri thức là phương thức tồn tại của ý thức. Tri thức của một con người phản ánh sự nắm bắt thực tại khách quan của họ. Trong cuộc sống, con người vận dụng tri thức để phục vụ cho bản thân mình, cho xã hội. Tri thức của con người có thể phân thành hai loại là tri thức kinh nghiệm và tri thức khoa học. Tri thức kinh nghiệm (còn gọi là tri thức ngầm) hình thành trực tiếp qua hoạt động hàng ngày mà không qua học tập, đào tạo, chẳng hạn: những tri thức về phòng tránh rét cho cơ thể, tri thức kĩ năng của nông dân trong sản xuất nông nghiệp cổ truyền Những tri thức này là không đầy đủ, không hệ thống, vì nó mới cho người ta cái đã biết, cái đã có và được tích luỹ ngày càng nhiều qua các thế hệ. Kinh nghiệm của người nông dân thất học thế kỉ XX nhất định phải nhiều hơn so với người nông dân hồi đầu công nguyên. Tích luỹ tri thức theo kinh nghiệm trong lịch sử loài người là một quá trình chậm chạp. Nền kinh tế dựa vào tri thức kinh nghiệm cũng tiến triển chậm chạp, bấp bênh như chính sự đi lên của kinh nghiệm. Một sự thay đổi không theo nếp cũ tất nhiên sẽ gây bất ngờ và người ta không lường được. Tri thức khoa học (còn gọi là tri thức nổi) là tri thức hình thành qua hoạt động đào tạo, hình thành do khái quát các kinh nghiệm, thực tiễn và từ đó tìm ra cái bản chất, các mối liên hệ, các quy luật vận động của sự vật hiện tượng. Nhờ đó con người có khả năng suy luận, phán đoán, phát minh… Có thể nói, với kinh nghiệm con người ta hiểu rất ít so với những gì người ta biết, nhưng với tri thức khoa học, người ta có thể trải nghiệm ít nhưng hiểu nhiều và từ đó có cơ sở để dự đoán nhiều hơn nữa. Một ví dụ điển hình, Menđêlêép chỉ biết có mấy chục nguyên tố nhưng đã dự đoán, thậm chí mô tả tính chất của rất nhiều nguyên tố khác. Các nhà khoa học ngày nay có thể dự đoán chính xác đến phút, giây của những hiện tượng vũ trụ hay nghiên cứu cả những thế giới siêu vi mô mà thực tế con người chưa hề trực tiếp quan sát. Vậy kinh tế tri thức là gì? Có nhiều định nghĩa khác nhau về kinh tế tri thức, nhưng dưới đay là hai định nghĩa đáng chú ý: Theo Bộ Thương mại và Công nghiệp Anh (1998) thì kinh tế tri thức là một nền kinh tế được dẫn dắt bởi tri thức, là một nền kinh tế mà việc sản sinh và khai thác tri thức có vai trò nổi trội trong việc tạo ra của cải. Theo OECD thì kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh, phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhất trong sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống. Điểm chung trong các quan niệm nêu trên là kinh tế tri thức là nền kinh tế mà việc sản sinh, phổ cập và sử dụng tri thức đóng vai trò quyết định nhất. Như vậy, có thể phân biệt rõ ràng kinh tế tri thức, vai trò của tri thức nổi có được nhờ “sản sinh, phổ cập”, tức là nhờ nghiên cứu, đào tạo có vai trò hàng đầu. III. ĐẶC TRƯNG CỦA NỀN KINH TẾ TRI THỨC 1. Nền kinh tế tri thức trước hết là nền kinh tế trong đó tri thức khoa học phải là trung tâm Trước hết là nguồn lực phát triển, nếu như trong các nền kinh tế công nghiệp và nông nghiệp, tài nguyên tự nhiên và lao động giản đơn là cơ bản thì trong kinh tế tri thức, vai trò nổi trội là tri thức, thông tin cùng với những di sản do lao động KH - KT của con người tạo ra trước đó mà ta gọi là các cơ sở vật chất - kĩ thuật. Con người, xét cả về khía cạnh nguồn lao động hay lực lượng tiêu thụ, thể hiện vai trò của mình thông qua lao động trí tuệ và sự thụ hưởng thành quả lao động dựa trên nền tri thức của thời đại. Công nghệ tự động khiến cho số lượng lao động sẽ phải nhường vị trí do chất lượng. Một thị trường đông dân nhưng trình độ thấp kém không thể được coi là thị trường hấp dẫn cho nền sản xuất hàng hoá công nghệ cao. Tri thức xâm nhập và chi phối mọi ngành, mọi lĩnh vực kinh tế. Về cơ cấu kinh tế, kinh tế tri thức cũng có những khác biệt. Trong tất cả các ngành, mọi sản phẩm đều là kết quả của những đầu tư về công nghệ, kĩ thuật mới. Người ta nói rằng chúng đều có một hàm lượng tri thức nhất định kết tinh trong đó. Tri thức mới có thể nằm trong nguyên liệu, trong năng lượng sử dụng, trong công nghệ sản xuất hoặc trong mẫu mã, tính năng của sản phẩm… Những lĩnh vực, những sản phẩm có hàm lượng tri thức lớn người ta gọi là những lĩnh vực, những sản phẩm công nghệ cao. Những lĩnh vực công nghệ cao nổi bật hay nhắc tới là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học… Trong nền kinh tế, dần hình thành những ngành kinh tế mới gọi là ngành kinh tế tri thức. Tiêu biểu cho chúng là những ngành như bưu chính viễn thông, điện tử tin học, đa số các ngành dịch vụ… Đối với các ngành này, nguyên liệu, tài nguyên có rất ít ý nghĩa, cái quyết định giá trị sử dụng của chúng là tri thức và sáng tạo. Chẳng hạn, trong việc sản xuất phần mềm máy tính thì nguyên liệu vật thể coi như đã bằng không. Phân bố sản xuất cũng có những thay đổi lớn. Do trong nền kinh tế xuất hiện nhiều ngành, nhiều lĩnh vực kinh tế mới với nhu cầu mới về nguồn lực và thị trường nên bộ mặt phân bố sẽ khác với nền kinh tế truyền thống. Một mặt, chuyên môn hoá theo lãnh thổ có thể rất rộng, mặt khác nhiều vùng trước đây là khó khăn cho phát triển thì nay lại được đánh giá ngược lại. Ví dụ, chúng ta thường coi hoang mạc, núi non, rừng thẳm là nơi phát triển kinh tế khó khăn thì trong kinh tế tri thức, chúng sẽ được đánh giá là đặc biệt hấp dẫn cho một số ngành nào đó. Những nơi khô khan ở Hoa Kì là những nơi tập trung các ngành công nghệ thông tin, tổ chức du lịch hay điện ảnh. Sự có mặt của Lát-vê-gat, Xôn-lếch, Hô-li-ut là những ví dụ tiêu biểu… 2. Kinh tế tri thức có đặc điểm là rất linh hoạt Kinh tế tri thức là nền kinh tế dựa trên sự sáng tạo. Sự sáng tạo thể hiện trong sản xuất cũng như trong việc đặt ra những nhu cầu mới. Vì thế đổi mới trong nền kinh tế là một nét đặc trưng, quyết định sự phát triển. Sự đổi mới đó thể hiện trong cơ cấu sản phẩm, cơ cấu ngành. Do tính linh hoạt của tri thức nên người ta dễ nảy ra ý tưởng mới, sáng chế những sản phẩm với tính năng mới, mẫu mã mới và dễ dàng thực hiện chúng nhờ có trang bị thích hợp. Chẳng hạn, nếu trước đây, một người muốn thay đổi mẫu thiết kế một sản phẩm phức tạp ví như ô tô hay toà biệt thự thì anh ta sẽ rất vất vả với khâu tính toán, đồ hoạ. Ngày nay, việc đó trở nên rất đơn giản với sự trợ giúp của máy tính, với những phần mềm chuyện dụng. Đổi mới cơ cấu ngành, cơ cấu sản phẩm một phần quan trọng của nền kinh tế tri thức do nhu cầu thay đổi thường xuyên. Sự xuất hiện những ngành, những lĩnh vực những sản phẩm mới cũng còn do những thay đổi mau lẹ trong thị hiếu người tiêu dùng. Thời đại ngày nay, chu kì sống của sản phẩm hàng hoá rất ngắn. Điều đó không phải do những tính năng, phẩm chất ban đầu của các sản phẩm ấy bị giảm đi nhanh hơn mà là do chúng mau chóng bị mất đi những giá trị xã hội do thị hiếu người tiêu dùng thay đổi. Thêm vào đó, nhu cầu của thị trường lại bị phân hoá sâu sắc theo nhóm xã hội, nghĩa là bị cá biệt hoá. Cho nên, thay vì dùng các sản phẩm với tiêu chuẩn chung, thì người ta lại đòi hỏi những sản phẩm phù hợp với sở thích, thậm chí sở thích nhất thời của cá nhân. Những đặc điểm này của đầu ra khiến các nhà sản xuất từ chỗ sản xuất hàng loạt, đã phải chuyển sang sản xuất với seri nhỏ và thay vì tập trung chủ yếu vào sản xuất, người ta phải đầu tư cho tiếp thị, quảng cáo, cách thức bán hàng… 3. Trong nền kinh tế tri thức, giáo dục, đào tạo có vai trò đặc biệt Con người thể hiện vai trò của mình trong nền kinh tế thông qua các khía cạnh nhân văn chủ yếu. Con người trước hết phải có đức để điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với các chuẩn mực chung, phải có phẩm chất thể chất và trí tuệ để tham gia các hoạt động mang tính sản xuất của xã hội và phải có khả năng thụ hưởng, tiêu thụ để có tạo ra khả năng tái sản xuất cho nền kinh tế nói riêng và xã hội nói chung. Trong các xã hội trước thời kì của nền kinh tế tri thức, những tri thức kinh nghiệm đóng vai trò chủ đạo, những thông tin mới còn ít, con người có thể dễ dàng nắm bắt những tri thức ấy phục vụ cho cuộc sống và sản xuất thông qua cuốc sống thực tiễn hàng ngày. Mặt khác, những đòi hỏi chung của xã hội đối với mỗi con người ít thay đổi. Người ta có thể yên tâm sống, làm việc suốt đời với những chuẩn mực truyền thống, với những vốn hiểu biết, những kĩ năng được trang bị lúc mới vào đời mà không sợ bị lạc hậu. Trong xã hội của thời kì kinh tế tri thức, tình hình diễn ra ngược lại. Nền kinh tế tri thức với một khối lượng khổng lồ những tri thức mới được tạo ra nên người ta không thể chỉ sống với những kinh nghiệm ít ỏi của các thế hệ đi trước mà còn phải nắm bắt lượng thông tin mới đó. Người ta không thể nắm thông tin theo cách cũ, theo cách ghi nhớ máy móc mà phải nhớ bằng tư duy theo hướng chọn lọc và hệ thống hóa. Do đó, đòi hỏi người ta phải học nhiều để nắm bắt cả tri thức mới và cách nắm bắt các tri thức đó. Mặt khác, xã hội của nền kinh tế tri thức là xã hội sáng tạo, khối lượng tri thức mới được tạo ra nhanh chóng. Những hiểu biết hôm qua là đủ thì hôm nay là thiếu, những tri thức hôm qua là mới mẻ thì chẳng bao lâu trở lên lạc hậu. Những đòi hỏi của sản xuất, xã hội khiến người ta không thể bằng lòng và không thể sống, phát triển bình thường với những gì đã có. Tình hình đòi hỏi mỗi người phải vươn lên, đổi mới theo bước tiến chung của nhân loại. Giáo dục nhà trường lúc này chỉ còn có ý nghĩa là giúp con người nắm thông tin cơ sở và biết cách nắm bắt thông tin mới trong một xã hội đầy sáng tạo. Học tập trở thành một yêu cầu của xã hội đối với mọi thành viên nhưng cũng trở thành nhu cầu tự thân của mỗi con người. Xã hội của thời đại kinh tế tri thức do vậy trở thành một xã hội học tập, ở đó mỗi cá nhân phải học tập suốt đời. . TRƯNG CỦA NỀN KINH TẾ TRI THỨC 1. Nền kinh tế tri thức trước hết là nền kinh tế trong đó tri thức khoa học phải là trung tâm Trước hết là nguồn lực phát tri n, nếu như trong các nền kinh tế công. nền kinh tế tri thức. II. KHÁI NIỆM VỀ NỀN KINH TẾ TRI THỨC Một câu hỏi phổ biến được đặt ra là tại sao lại cần phải có kinh tế tri thức, chẳng lẽ lại có những hoạt động kinh tế không cần tri. thì kinh tế tri thức là một nền kinh tế được dẫn dắt bởi tri thức, là một nền kinh tế mà việc sản sinh và khai thác tri thức có vai trò nổi trội trong việc tạo ra của cải. Theo OECD thì kinh tế

Ngày đăng: 06/07/2014, 14:00

Xem thêm: Nền kinh tế tri thức

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w