1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Khu vực hóa

3 1,6K 34

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 40,5 KB

Nội dung

Số đông các tài liệu hiểu khu vực hoá là sự liên kết giữa các quốc gia lãnh thổ trong cùng khu vực trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, cùng có lợi, tự nguyện trong đó các quốc gia

Trang 1

KHU VỰC HOÁ

1 Quan niệm chung

Khu vực hoá là một khái niệm còn nhiều tranh cãi Số đông các tài liệu hiểu khu vực hoá là sự liên kết giữa các quốc gia lãnh thổ trong cùng khu vực trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, cùng có lợi, tự nguyện trong đó các quốc gia gắn kết một phần chủ quyền với nhau, thông qua các quy định chặt chẽ của các điều ước quốc tế

Cách hiểu như thế là chỉ mang tính một chiều, đó là sự gắn kết được thực hiện một cách chủ quan của con người và như vậy nó mang màu sắc chủ nghĩa khu vực

Thực tế, cũng như toàn cầu hoá, khu vực hoá là một quá trình mang tính khách quan Nó cũng có những nguyên nhân kinh tế, xã hội nhất định Quá trình khách quan ấy được các chính phủ nhận thức và có các biện pháp điều khiển Một trong những cách ấy chính là sự liên kết khu vực của các quốc gia, lãnh thổ Như vậy, có thể coi khu vực hoá là một quá trình tăng lên mạnh mẽ và rộng rãi các mối liên hệ, ảnh hưởng tác động qua lại lẫn nhau của các thực thể, các hiện tượng, các quá trình diễn ra ở các nước trong khu vực Quá trình ấy làm các lãnh thổ trong một khu vực gắn kết với biểu hiện bằng những nét đặc thù của khu vực

2 Những khía cạnh và lĩnh vực quan trọng khu vực hoá

Quá trình khu vực hoá được hiểu dưới 2 khía cạnh Thứ nhất, có thể coi khu vực hoá là “ giai đoạn mở

đầu của quốc tế hoá”, là quốc tế hoá ở cấp độ thấp, cấp độ khu vực, là một nội dung tất yếu để quốc tế hoá ở

cấp độ cao hơn, tức là cấp toàn cầu hoá Roboson gọi khu vực hoá là toàn cầu hoá có tính địa phương Toàn cầu hoá cấp hành tinh là cái chung, khu vực hoá là cái riêng trong đó…

Mặt khác, khu vực hoá có thể được coi như một phản ứng tự vệ đối với hiện tượng toàn cầu hoá Toàn

cầu hoá là quá trình khẳng định cái chung, cái toàn cầu nên nó có thể làm ảnh hưởng đến sự tồn tại của cái riêng, cái địa phương Vì vậy, các quốc gia trong cùng khu vực, có chung bản sắc, chung quyền lợi liên kết

với nhau để bảo vệ những cái chung của khu vực Trong trường hợp này khu vực hoá đối lập với toàn cầu

hoá và từ đó hình thành chủ nghĩa khu vực

Khu vực hoá là quá trình bao trùm lên nhiều lĩnh vực bao gồm cả kinh tế, xã hội và các vấn đề nhân văn nói chung

Vấn đề kinh tế là vấn đề nổi bật nhất trong quá trình khu vực hoá Việc một nền kinh tế vốn đóng cửa nay cần mở cửa các nước xung quanh thì cũng có một nguyên nhân như quá trình toàn cầu hoá Tuy nhiên, còn có nhiều nguyên nhân khác nữa Chẳng hạn, khu vực hoá bắt nguồn từ nét tương đồng, cùng chung nguồn lực, sự cận kề lẫn nhau hay những lợi ích chung trên trường quốc tế… Vì vậy, những liên kết khu vực dễ xảy ra nguy cơ và diễn ra phổ biến, thường xuyên Khi các nước chủ động liên kết về kinh tế thì quá trình này diễn ra mạnh mẽ

Vấn đề an ninh là vấn đề quan trọng An ninh của khu vực diễn biến do các quan hệ lợi ích tầm quốc gia, hoặc do những hiện tượng ở tầm thấp hơn Tranh chấp lãnh thổ, tài nguyên, xung đột kinh tế, vấn đề tội phạm là những nội dung đòi hỏi liên kết giải quyết

Các vấn đề xã hội bao gồm sự giao lưu văn hoá, bảo tồn các nét chung, khắc phục đói nghèo, bảo vệ môi trường là những nội dung nổi bật

3 Hình thức tổ chức thực hiện khu vực hoá

Để hướng quá trình khu vực hoá theo hướng có lợi cho các quốc gia trong bối cảnh quốc tế hoá hiện

nay, người ta thực hiện các liên kết khu vực Các tổ chức liên kết khu vực thường mang tính chuyên ngành

nhưng nhiều tổ chức cũng hướng tới liên kết đa lĩnh vực

Trang 2

Các liên kết kinh tế khu vực hiện nay phổ biến ở lĩnh vực thương mại hình thành thông qua các thoả

thuận thương mại khu vực Các thỏa thuận thương mại tự do chủ yếu hiện nay có thoả thuận về số lượng

khu vực mậu dịch tự do, liên minh thuế quan, khối thị trường chung…

Khu vực mậu dịch tự do (Free Trade Area) là khu vực mà các nước bãi bỏ hoàn toàn hàng rào thuế quan Hàng hoá do vậy được tự do lưu thông giữa các nước Mức thuế của hàng nhập từ các nước ngoài khu vực do từng nước tự quyết định Thế giới ngày nay hình thành nhiều khu vực mậu dịch tự do như AFTA , NAFTA

Cần phân biệt FTZ và FTA FTZ (Free Trade Zone) là khu vực nằm trong một nước được tách ra thực hiện buôn bán miễn thuế Về một mặt nào đó, nó tương tự như khu chế xuất

Liên minh thuế quan, ngoài nét giống với FTA, các nước trong liên minh phải thống nhất cả mức thuế quan với hàng của các nước ngoài liên minh

Khối thị trường chung là khối trong đó không chỉ hàng hoá mà toàn bộ các yếu tố của sản xuất được tự

do luân chuyển Sự tồn tại của EEC là ví dụ điển hình

Liên minh kinh tế được hình thành trong quá trình phát triển, khi các liên kết đã nâng dần từ liên kết thương mại sang liên kết kinh tế toàn diện dưới dạng liên minh kinh tế hay hợp nhất kinh tế hoàn toàn Liên minh kinh tế chẳng những bao hàm các vấn đề liên kết về thị trường mà còn liên kết cả về pcác chính sách kinh tế khác như tài chính, tiền tệ, xã hội… EU hiện nay là, mô hình liên minh kinh tế rõ rệt nhất thế giới

Mô hình hợp nhất hoàn toàn hiện nay chưa xuất hiện, người ta có thể trông chờ nó qua sự nâng tầm liên kết của EU

Các liên kết khác được tăng cường thông qua việc kí kết các hiệp ước an ninh khu vực, các hiện định

về văn hoá… Trong bối cảnh hiện nay liên kết về an ninh, văn hoá hay giải quyết các vấn đề xã hội ngày càng có vai trò quan trọng

Mặc dù chưa có một tổ chức nào là hoàn hảo nhưng hiện nay một số tổ chức khu vực đã hướng tới sự hợp tác ngày càng toàn diện Những tổ chức này thực hiện các mối liên kết bao trùm nhiều lĩnh vực của con người Các ví dụ có thể thấy như EU, ASEAN

4 Khu vực hoá có tác động điến sự phát triển kinh tế - xã hội

Khu vực hoá tạo điều kiện cho các quốc gia có thể học hỏi trao đổi, hợp tác với nhau để phát

triển Mặt khác, nó cho phép các nước trong khu vực giải quyết những vướng mắc, tạo ra môi trường cho sự phát triển

Khu vực hoá bao hàm những nội dung của toàn cầu hóa Khu vực hoá sẽ tạo những điều kiện để các quốc gia vững vàng hơn trong việc hòa nhập thế giới Sự liên kết khu vực còn giúp các nước có kinh nghiệm, có sức mạnh để tồn tại, thích nghi dần trong quá trình toàn cầu hoá

Tuy nhiên, những cực đoan trong việc khẳng định tính khu vực sẽ dần đến “chủ nghĩa khu vực”, có thể làm mất đi tính tích cực của các nước trong quá trình hoà nhập vào thế giới, khiến người ta phải đi đường vòng nhiều khu gây tụt hậu cho quá trình phát triển

5 Các tổ chức liên kết khu vực

5.1 Liên minh châu Âu (EU)

Bắt đầu từ một tổ chức liên kết trên một vài lĩnh vực kinh tế, tổ chức này có sự phất triển không ngừng Một mặt, các lĩnh vực liên kềt ngày càng mở rộng Đến nay, ngoài những liên kết kinh tế, các quốc gia trong khu vực còn mở rộng liên kết sang các lĩnh vực an ninh, xã hội và quân sự Mặt khác những mối liên kết ngày càng chặt chẽ và đồng bộ Kết quả đã trở thành một liên minh có một thể chế chặt chẽ và phổ cập nhất hành tinh Quy mô của tổ chức này lớn lên không ngừng Từ 6 thành viên ban đầu, đến nay EU đã có 25 thành viên chiếm phần lớn lãnh thổ châu Âu ngoài nước Nga Triển vọng tổ chức này còn mở rộng hơn nữa

Trang 3

trong thời gian tới do nhiều nước đang đề đạt nguyện vọng gia nhập EU.

EU là một cực kinh tế - chính trị của thế giới Quy mô kinh tế của EU tương đương Hoa Kì Nó là đối trọng nặng kí của siêu cường bên kia bờ Đại Tây Dương Tuy nhiên, điểm yếu mà còn lâu EU mới khắc phục được trong cuộc cạnh tranh với Hoa Kì là dù sao thì EU vẫn chỉ là liên minh chứ chưa phải một quốc gia Do đó, ở EU còn tồn tại một mâu thuẫn rất lớn là mâu thuẫn giữa lợi ích của trong quốc gia với lợi ích của toàn bộ EU nói chung

5.2 Hiệp hội các nước Đông Nam Á - ASEAN

Ngược với EU, ASEAN ban đầu được hình thành với mục đích đảm bảo an ninh trong khu vực là chính Trong quá trình tồn tại, dần dần những liên kết kinh tế, xã hội mới hình thành Ngày nay, ASEAN là một

tổ chức liên kết đa lĩnh vực nhưng còn hẹp, kém chặt chẽ hơn EU Các nước trong khu vực còn phải giải quyết nhiều vấn đề tồn tại giữa các quốc gia Do có sự tương đồng về điều kiện phát triển, trình độ còn thấp nên trao đổi trong nội bộ khối còn chưa nhiều Những nỗ lực trước mắt là nhằm thực hiện Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), hợp tác giải quyết vấn đề an ninh khu vực và chống đói nghèo

5.3 Khu vực Mậu dịch Tự do Bắc Mĩ (NAFTA)

Thành lập từ thập kỉ 90 của thế kỉ XX với nội dung liên kết kinh tế, NAFTA là tập hợp của ba quốc gia liền kề nhưng có khác biệt rất lớn Đó là siêu cường Hoa Kì có sức mạnh to lớn nhưng đang bị cạnh tranh quyết liệt trên khắp thế giới Đó là Canađa, cường quốc kinh tế phát triển nhưng với nguồn nhân lực và thị trường nội địa hạn hẹp và Mêhicô, cường quốc dân số giàu lao động, tiềm năng thị trường lớn nhưng kinh tế còn nghèo Do đó, các quốc gia trong NAFTA có khả năng bổ sung cho nhau Trao đổi kinh tế nội khối là rất mạnh, chiếm tỉ trọng cao trong tổng kim ngạch giao dịch đối ngoại của mỗi nước Tất nhiên, vai trò đầu tầu, chi phối NAFTA phải là Hoa Kì

Ngoài ba tổ chức trên, trên thế giới còn rất nhiều tổ chức khu vực khác như Liên minh châu Phi (AU), Khối thị trường chung Nam Mĩ (MERCOSUR), Khối An đet, Diễn đàn kinh tế xã hội khu vực châu Á Thái Bình Dương Nói chung, hoạt động của các tổ chức này chưa có hiệu quả cao, mức độ liên kết, hợp tác thiếu chặt chẽ và thường xuyên

Ngày đăng: 06/07/2014, 14:00

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w