1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Khi cha soán ngôi mẹ ppt

6 111 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 162,52 KB

Nội dung

Khi cha soán ngôi mẹ Trước kia, các chuyên gia tâm lý khẳng định rằng người mẹ có ảnh hưởng gần như lớn nhất đối với sự phát triển của con cái. Người Việt lâu nay quan niệm: “Cha sinh không bằng mẹ dưỡng”. Nuôi dạy con cái dường như là trách nhiệm của người mẹ, nên mới có câu: “Con hư tại mẹ”. Người cha – cầu nối cho con đến với thế giới tri thức. Người cha – cầu nối cho con đến với thế giới tri thức Ngày nay, cùng với sự chuyển đổi cơ chế kinh tế và các mối quan hệ, một khái niệm mới cho rằng chính sức ảnh hưởng của người cha mới cần thiết và quan trọng nhất (dĩ nhiên không thể thiếu hình bóng của người mẹ). Vậy vì sao người mẹ lại bị soán ngôi? Qua nhiều nghiên cứu, người ta thấy rằng chính người cha giữ vai trò hướng dẫn con mình đến với thế giới của tri thức và sự phát triển xã hội chứ không phải người mẹ, thậm chí ngay cả khi người cha chỉ chơi đùa với bọn trẻ mà chưa cần đưa ra lời thuyết giáo nào. Nói như vậy không có nghĩa là đề cao vai trò của cha và hạ thấp vai trò của mẹ. Khi con còn nhỏ, cả cha lẫn mẹ đều khuyến khích con khám phá thế giới và các mối quan hệ xung quanh, nhưng mỗi người một cách. Người mẹ giải thích nhẹ nhàng với con, trong khi người cha đưa ra những hướng dẫn mang tính kích thích hơn bằng lối giao tiếp với những âm thanh mạnh mẽ, hỗn tạp hơn. Khi đứa trẻ lớn hơn, chúng có khuynh hướng thích chơi với bố vì bố nghĩ ra những trò vui nhộn, đầy bất ngờ. Trẻ thích những phản ứng hồi hộp của bố. Sự kích thích này rất quan trọng bởi nó hỗ trợ cho quá trình phát triển não bộ của trẻ và tác động sâu xa đến sự phát triển về tình cảm, tri thức của trẻ. Đứa bé nào được chơi với bố nhiều thì lớn lên có khuynh hướng đạt điểm cao trong các môn học đòi hỏi nhiều suy nghĩ, tính toán. Vì thế, sẽ rất thiệt thòi cho trẻ nào có bố mải lo công việc mà không đầu tư cho sự phát triển của con mình. Ở tuổi đến trường, chính người cha lại giúp con mình thích nghi với những năm học đầu đời. Họ là người khuyến khích đứa trẻ khám phá thế mạnh của mình, tập những kỹ năng mới. Giai đoạn này, thông qua bố, đứa trẻ học cách biểu lộ cảm xúc và kiềm chế hành vi. Đứa trẻ nào sớm nhận thức được điều này sẽ được mọi người yêu mến. Sự năng động của bố truyền cảm hứng cho con Sự năng động của người cha còn giúp con trẻ hiểu được thế nào là đạt được mục tiêu, thế nào là thành công và thất bại. Các ông bố thường có khuynh hướng thách thức đứa trẻ thử làm những điều mới, giúp chúng phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề và trở nên tự tin hơn. Người bố thường khuyến khích con mình tự chăm sóc đàn cá, tự tắm cho bản thân, tự băng sang đường… Qua những việc này, đứa trẻ học được tính tự chủ. Những đứa trẻ có được nhận thức này thường không hay đổ lỗi cho người khác khi phạm sai lầm. Các ông bố thường có khuynh hướng thách thức đứa trẻ thử làm những điều mới. Ở tuổi thiếu niên, ảnh hưởng của người cha lại thể hiện ở một sắc thái khác. Đầu tiên, ông bố sẽ đưa ra hướng dẫn và định hướng cho con cái. Điều này không thể hiện qua các bài giảng lý thuyết suông, mà ẩn hiện trong cách ông bố chia sẻ với con các kế hoạch, hoạt động chung của gia đình, sở thích của mình… Sự giao thoa này giúp bọn trẻ cư xử tốt hơn ở trường, không ích kỷ, nhỏ nhen. Ngoài ra, chúng cũng học được tính kiên nhẫn và phép lịch sự ở nơi công cộng. Cha giúp con định hình cá tính riêng Khi con cái bước vào tuổi trưởng thành, nhiệm vụ quan trọng nhất của cha mẹ là giúp chúng phát triển cá tính riêng của con và phát triển các mối quan hệ bạn bè lành mạnh trong khi vẫn giữ mối liên hệ bền chặt với gia đình. Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh thất bại ngay ở “sân đấu” này vì nhiều lẽ. Đôi khi do sự thiếu vắng người cha, đứa trẻ dành nhiều thời gian cho các mối quan hệ bạn bè hơn so với thời gian ở cùng gia đình. Cán cân này bị lệch, trẻ sẽ chịu ảnh hưởng từ bên ngoài nhiều hơn, xa rời gia đình, thiếu định hướng. Ở lứa tuổi 15 – 6, trẻ “nhỏ không nhỏ, mà lớn thì chưa lớn”, là “ngựa chứng” bởi chúng luôn muốn thể hiện cá tính riêng. Chúng thường gần gũi với mẹ nhiều hơn bố, khiến đôi lúc người cha cảm thấy mình là… người thừa! Tuy nhiên, bọn trẻ “ngựa chứng” lại tìm thấy ở bố mình những chỉ dẫn trong các mối quan hệ với bạn bè và những kế hoạch cho tương lai. Lý thuyết này không hề tôn thờ vị thế của người cha, nhưng nó khẳng định lại điều quan trọng là: “Con không cha như nhà không nóc”. Những ông bố vì công việc mà không thường xuyên có mặt ở nhà hoặc có mặt nhưng lại không làm tròn trách nhiệm của mình thì chắc chắn không giúp được con cái phát triển ổn định về nhân cách. . Khi cha soán ngôi mẹ Trước kia, các chuyên gia tâm lý khẳng định rằng người mẹ có ảnh hưởng gần như lớn nhất đối với sự phát triển của con cái. Người Việt lâu nay quan niệm: Cha sinh. người cha mới cần thiết và quan trọng nhất (dĩ nhiên không thể thiếu hình bóng của người mẹ) . Vậy vì sao người mẹ lại bị soán ngôi? Qua nhiều nghiên cứu, người ta thấy rằng chính người cha. người mẹ, thậm chí ngay cả khi người cha chỉ chơi đùa với bọn trẻ mà chưa cần đưa ra lời thuyết giáo nào. Nói như vậy không có nghĩa là đề cao vai trò của cha và hạ thấp vai trò của mẹ. Khi

Ngày đăng: 06/07/2014, 12:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN