1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Ðể bé đừng phụ thuộc cha mẹ ppt

7 215 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 152,81 KB

Nội dung

Ðể bé đừng phụ thuộc cha mẹ Là cha mẹ ai không thương con nhưng thương con như thế nào mới là điều đáng bàn. Hàng ngày, chúng ta phải làm cho trẻ bao nhiêu việc mà đáng lẽ ra chúng phải tự làm lấy như bế con trên tay khi con đã biết đi, đút cho chúng ăn, trải chiếu cho chúng ngủ khi chúng đã 5-6 tuổi…Rồi việc học của chúng nhiều khi chúng ta cũng bao luôn: làm thủ công hộ, vẽ hộ, giải toán hộ…Nhiều cha mẹ còn suy nghĩ hộ trẻ, ra lệnh cho con làm mọi chuyện. Nếu trẻ không nghe lời, lập tức bị coi là “bất hiếu”. Một câu hỏi đặt ra ở đây là liệu chúng ta có thể thay trẻ làm mọi việc, chịu trách nhiệm thay cho trẻ mọi chuyện mãi hay không? Giúp trẻ đến đâu là giới hạn? Một vài lời khuyên của nhà giáo dục:  Con cái của chúng ta rồi sẽ có gia đình riêng của chúng, rồi cũng sẽ phải đảm đương một gia đình và nuôi dạy con cái của chúng. Có thể khẳng định ngay rằng cha mẹ chứ không ai khác phải có trách nhiệm hướng con mình đi đến đúng đích. Hãy để chúng tự đi lấy, hãy để cho những gian nan trên đường đi tôi luyện cho đôi chân chúng vững chắc, đừng sợ trầy xước, vấp ngã.  Trong công việc hàng ngày, hãy để cho con cái tự quyết định mọi việc có thể, bạn chỉ góp ý, chỉ đạo “từ xa”. Con bạn có tự quyết định mới tự chịu trách nhiệm về quyết định đó. Bạn có cho con quyết định việc của nó thì nó mới có thói quen chủ động, không phụ thuộc vào bạn, không lười nhác, mới sáng tạo và sau này bạn mới đỡ khổ vì nó.  Hãy rèn luyện ý chí, lòng kiên nhẫn và tính kỷ luật cho con trẻ. Ý chí là điều kiện cốt yếu cho mọi thành công. Trong đời sống, con người có thành công mới có hạnh phúc. Có thể nói hạnh phúc tùy thuộc vào ý chí của từng cá nhân. Rèn luyện ý chí cho trẻ như thế nào, từ lúc nào? Theo dõi sự phát triển khả năng trẻ: mầm mống ý chí có ngay từ lúc trẻ mới sinh ra, có đứa khóc to, có đứa ngoan ngoãn, ăn no nằm im cả ngày. Cuối năm đầu, cử chỉ của bé như hất bỏ đồ chơi không thích, lựa cái thích chơi, vơ cái bánh bỏ vào miệng…Từ 2-3 tuổi, con bạn có thể khóc dữ dội và dai dẳng khi đòi đi chơi, đòi ăn kem. Lúc này, bạn phải đưa trẻ vào kỷ luật, giờ nào việc nấy, dùng lời nói và động tác nhẹ nhàng nhưng dứt khoát, không nhượng bộ trẻ. Từ 3-4 tuổi ý chí của trẻ mạnh hơn, “cái tôi” trong trẻ xuất hiện, trẻ cứng đầu, thường chống lại bạn. Bạn phải kiên nhẫn và yêu cầu của bạn phải hợp lý, dựa trên nhu cầu và khả năng của trẻ. Với những đòi hỏi vô lý của con, bạn vừa từ chối, vừa khuyên răn, gợi ý một giải pháp khác cho trẻ chọn. Từ 6 tuổi trở đi, ý chí tiếp tục phát triển, trẻ bắt đầu kiên định trong việc làm, thích thú với những thành công gặt hái được. Mỗi thành công là một bước tiến trong việc tập luyện ý chí đó. Sau 12 tuổi, con trẻ bước vào tuổi dậy thì, ý chí của chúng vươn dậy mãnh liệt, làm cho bạn thêm nhiều âu lo, và hy vọng. Bạn phải hết sức thận trọng để không bẻ gãy ý chí của con, mà vẫn hướng con đi đúng quỹ đạo giáo dục. Thực hành rèn luyện ý chí hàng ngày. Hãy để cho con tự làm lấy những việc của nó. Nếu trẻ không tự làm được, hãy chỉ cho con cách làm. Bạn có thể lên một thời gian biểu sinh hoạt, học tập trong ngày cho con, nhắc con giờ nào việc nấy. Nhưng bài học thì con phải tự làm lấy, bạn có thể làm việc bên cạnh con, động viên, khen nó. Kịp thời khen ngợi mọi cố gắng của trẻ và không tự hạ thấp nhân phẩm của trẻ. Ví dụ, “Mẹ thấy con làm bài này hay ghê, có tới 2 cách giải”, “Con lau nhà đấy à? Sạch và mát nhỉ? Cám ơn con nhé!”, “Ừ, bức tranh này tô còn lem, nhưng con tự tô lấy nhỉ”…. Đừng bao giờ buông những lời như : “Dốt vừa vừa thôi chứ”, “Khổ quá, nói mãi mà nó không thủng”… Nêu gương: Nên mua cho con các sách viết về danh nhân thế giới, về các nhà bác học. Trẻ em rất thích đọc sách và rất hay bắt chước. Bạn hãy tận dụng những lúc thuận lợi kể cho con nghe về những tấm gương vượt khó trên báo, trên đài. Nhưng cần tế nhị, tránh so sánh trẻ với các tấm gương đó, hãy để trẻ tự rút ra bài học thì hơn. Chính cha mẹ phải là tấm gương vượt khó cho con cái: bạn tự sửa cái quạt hỏng, tự mày mò ráp cái mô hình với con, bạn sinh hoạt lành mạnh, giờ nào việc nấy. Bạn thực hiện được kế hoạch đã định, bạn cố công học tập…Tất cả sẽ hữu ích cho con cái bạn. Điều cuối cùng: Mọi thành viên trong gia đình phải ủng hộ và tuân theo đường lối giáo dục đó, tránh hiện tượng “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”. Để có đứa con sáng dạ Trẻ lên 3 bắt đầu có cảm giác thích thú mọi cái, thường nêu ra rất nhiều câu hỏi mong được trả lời. Câu hỏi thường thấy ở trẻ là: “Tại sao?”, “Cái gì?”… Đối với những câu hỏi của trẻ đưa ra, để có cách trả lời tốt nhất vừa thỏa mãn tính hiếu kỳ, lại vừa kích thích tư duy bạn có thể tham khảo mấy cách sau: Trả lời theo câu hỏi ngược lại Khi trẻ nêu ra câu hỏi, bạn đừng bao giờ vội vã giải thích hoặc trả lời ngay, mà có thể dùng hình thức hỏi ngược lại câu hỏi của trẻ để khơi gợi trẻ tự suy nghĩ, tìm ra câu trả lời độc lập hoặc bạn cùng trao đổi với trẻ nhằm loại trừ các sai sót để có được câu trả lời chính xác nhất. Ví dụ như khi trẻ hỏi bạn tại sao miếng sắt chìm trong nước mà miếng xốp lại nổi lên trên mặt nước? Bạn hãy để chúng tự nghĩ xem, sao lại có hiện tượng như vậy hoặc khuyến khích chúng dùng tay sờ thử để phân biệt miếng sắt và miếng xốp khác nhau như thế nào. Trẻ sẽ phát hiện được một điều: sắt nặng hơn miếng xốp. Ngoài ra, bạn có thể lấy thanh sắt có trọng lượng bằng trọng lượng miếng xốp rồi thả chúng vào chậu nước để trẻ quan sát, hướng dẫn trẻ phát hiện ngoài trọng lượng ra còn có thể có cả thể tích của vật cũng gây ảnh hưởng đến nó. Cách làm này sẽ tránh được tính ỷ lại của trẻ, cổ vũ khích lệ tinh thần tìm hiểu thăm dò sự vật, hiện tượng một cách độc lập. Trả lời theo cách khơi gợi trí tưởng tượng Bạn thường hay đọc cho trẻ một câu chuyện ngắn trước giờ đi ngủ. Đây là thói quen tốt, không chỉ trau giồi ngôn ngữ mà còn có lợi trong việc bồi dưỡng phẩm chất, góp phần phát triển sự hiểu biết và thúc đẩy trí lực phát triển. Tuy nhiên, để tạo điều kiện cho trẻ có khả năng suy luận, óc tưởng tượng tốt và tinh thần sáng tạo, bạn đừng bao giờ đọc phần kết thúc truyện. Chắc chắn khi đang đọc, bạn dừng lại, trẻ sẽ hỏi phần kết thúc như thế nào. Bạn hãy cho trẻ tự mình tưởng tượng, để xem trẻ có nảy sinh cái gì mới, sau đó mới bổ sung phần kết. Và thế là từ một câu chuyện in trong sách, vô hình chung bạn đã biến thành câu chuyện có nội dung phong phú hơn, kết cục độc đáo hơn nhờ tài tưởng tượng và khả năng tư duy lôgic của trẻ. Trả lời theo kiểu khơi gợi liên tưởng Qua các câu hỏi của trẻ, bạn hãy khơi gợi trẻ liên hệ suy nghĩ các sự việc cùng loại với vấn đề trẻ hỏi để tìm ra phần chung của vấn đề và tự mình tìm ra đáp án. Khi giải thích cho trẻ biết mẩu xốp để trong nước sẽ nổi lên thì miếng nhựa, miếng bọt biển hay tờ giấy để trong nước chìm hay nổi, nhờ liên hệ tính chất cùng loại của vật thể và tự trả lời chính xác, hay bạn giải thích cho trẻ con gà là vật nuôi trong nhà, có hai chân và có cánh nên được gọi là gia cầm, trẻ sẽ liên hệ được những con vật hai chân khác như vịt, ngan, ngỗng… cũng được gọi là gia cầm. Phương pháp này sẽ giúp trẻ học tập cách áp dụng kiến thức đã biết để có phương pháp tư duy giải quyết vấn đề mới. Trả lời theo kiểu gợi lại hồi ức của trẻ Bạn nên hướng dẫn trẻ nhớ lại các sự việc đã qua để giải quyết vấn đề, để rèn luyện năng lực hồi tưởng và năng lực ứng biến của trẻ. Ví dụ như trẻ hỏi một vật nào đó, thì cha mẹ nhắc trẻ nhớ lại buổi đi thăm vườn thú trước đây, để trẻ kể lại tình cảnh vườn thú lúc bấy giờ. Hay là chữ vừa học xong mà trẻ đã quên, cha mẹ gợi ý cho con nhớ lại từ đó, nói với con là “chữ đó con đã học qua rồi đấy, nghĩ lại xem con có thể ráp thành từ gì”, “chữ đó ở bài nào, quyển sách nào con đã xem qua”… Trả lời theo kiểu cùng thăm dò, cùng trao đổi Cha mẹ không nên trả lời trực tiếp câu hỏi cho trẻ ngay, mà nên cùng sinh hoạt, cùng trao đổi với trẻ để tìm ra đáp án chung. Ví như không hiểu biết một hiện tượng vật lý nào đó có thể cùng làm thí nghiệm nhỏ với trẻ, thiếu đồ chơi thì có thể tìm nguyên vật liệu và hướng dẫn trẻ tự làm lấy. Phương thức này sẽ giúp trẻ có thói quen chịu làm, chịu động não và cùng hợp tác thăm dò, bồi dưỡng tính thích thú khi học tập cũng như trong lúc nghiên cứu. Trả lời theo kiểu bảo lưu nghi vấn Có những câu hỏi mà trẻ đặt ra liên quan đến các hiện tượng phức tạp của tự nhiên, xã hội, nếu bạn trả lời sẽ quá sự hiểu biết của trẻ cũng như khó trả lời rõ ràng. Ví dụ như trẻ hỏi vì sao em bé lại ra đời, hay tại sao có chiến tranh… bạn cũng không cần phải giải thích và đòi hỏi trẻ hiểu ngay tất cả, nên có thể nói với trẻ bằng thái độ nhã nhặn rằng con đang còn bé, chưa hiểu biết nhiều, khi lớn lên con sẽ hiểu hết. Với cách thức này trẻ sẽ mang theo tâm tư nghi vấn để quan sát. Nhưng cũng không nên áp dụng tùy tiện, bởi vì các câu hỏi của trẻ nếu thường không được giải quyết thỏa đáng, sẽ làm mất đi tính tích cực về việc suy nghĩ các vấn đề cần hiểu. . Ðể bé đừng phụ thuộc cha mẹ Là cha mẹ ai không thương con nhưng thương con như thế nào mới là điều đáng bàn. Hàng. một vật nào đó, thì cha mẹ nhắc trẻ nhớ lại buổi đi thăm vườn thú trước đây, để trẻ kể lại tình cảnh vườn thú lúc bấy giờ. Hay là chữ vừa học xong mà trẻ đã quên, cha mẹ gợi ý cho con nhớ. rằng cha mẹ chứ không ai khác phải có trách nhiệm hướng con mình đi đến đúng đích. Hãy để chúng tự đi lấy, hãy để cho những gian nan trên đường đi tôi luyện cho đôi chân chúng vững chắc, đừng

Ngày đăng: 02/07/2014, 04:21