Ngày càng nhiều trẻ cô đơn ngay trong chính nhà mình “Chưa bao giờ tình trạng sức khỏe tinh thần của trẻ lại ở mức đáng báo động như một, hai năm trở lại đây”, Thạc sĩ nghiên cứu cộng đồng Nguyễn Thị Oanh nhận xét. Điều đáng nói là hầu hết nguyên nhân rối loạn tâm lý trẻ đều xuất phát từ gia đình. Theo thống kê của khoa Tâm lý – Bệnh viện (BV) Nhi Đồng 2, mỗi ngày khoa phải lên lịch khám từ 65-70 em có vấn đề về tâm lý và con số này đang gia tăng… Ngày càng nhiêu trẻ rối loạn tâm lý Theo thống kê của BV Nhi Đồng 2, số lượng trẻ rối loạn tâm lý (RLTL) tăng một cách chóng mặt. Nếu như năm 2006, tổng số trẻ đến khám tại khoa Tâm lý của BV là 6.612 ca, thì đến năm 2008, con số này đã lên đến gần 10.000 ca. Hầu hết những trường hợp được đưa đến bệnh viện này đều đã có những triệu chứng khá nặng về RLTL: trẻ không có cảm giác muốn ăn uống, rối loạn ngôn ngữ, khả năng tính toán không còn, ăn cắp, nói dối hoặc tự kỷ, có trạng thái thu mình… Tại BV Nhi Đồng 1, từ 1/1/2007 đến 31/12/2008 đã có 43 trẻ vị thành niên tự tử đến cấp cứu tại BV mà nguyên nhân chính là do cảm thấy ức chế vì bị bố mẹ mắng oan, bố mẹ không hiểu mình… Còn tại BV Sức khỏe tâm thần TPHCM, theo bác sĩ Phạm Quỳnh Diệp – Trưởng khoa khám tâm thần trẻ em cho biết thì mỗi tuần, con số trẻ trong độ tuổi đi học đến khám do có những biểu hiện rối nhiễu tâm lý là từ 400 đến 500 ca. “Chưa bao giờ tình trạng sức khỏe tinh thần của trẻ lại ở mức đáng báo động như một, hai năm trở lại đây”, Thạc sĩ nghiên cứu cộng đồng Nguyễn Thị Oanh nhận xét. Cũng theo bà, con số trẻ em tự tử tăng cao đến mức báo động trong xã hội trong thời gian qua cũng là do trẻ bị rối nhiễu tâm lý. Bên cạnh việc tự tử, một biểu hiện nguy hiểm của tình trạng RLTL ở trẻ nữa là trẻ không hề có cảm giác về sự nguy hiểm nên dù không có ý định tự tử, trẻ cũng có nhiều hành vi làm tổn thương cơ thể. Trẻ cô đơn trong gia đình Điều đáng nói là nhận thức của cha mẹ trước tình trạng RLTL trẻ rất mơ hồ. Theo Khoa Tâm lý – bệnh viện Nhi Đồng 1, thường thì chỉ có 50% ca được chỉ định khám tâm lý được thực hiện, vì các bậc bố mẹ luôn cho đó là “không cần thiết”. “Nhiều bậc cha mẹ dắt con đến bệnh viện vì nghĩ rằng trong người con có bệnh nêm mới thế, chứ không nghĩ rằng đó là vấn đề của tâm lý”, bác sĩ Phạm Quỳnh Trang – Khoa Tâm lý (BV Nhi Đồng 1) cho biết. Trong khi đó, theo một cuộc nghiên cứu của khoa, 90% trẻ tự tử cho rằng cha mẹ không hề hiểu. Bên cạnh việc trẻ bị bỏ rơi, không được chăm sóc do bố mẹ bận rộn thì kỳ vọng ở trẻ một cách quá khả năng chính là áp lực đầu tiên và gần như hầu hết trong mọi trường hợp trẻ bị RLTL. “Ngày nay, áp lực xã hội đè nặng lên trẻ rất lớn, nhất là việc học hành. Thế nhưng hầu hết cha mẹ đều không có cái nhìn đúng đắn để giúp trẻ giải quyết áp lực đó, trái lại còn khiến áp lực đó trở nên nặng nề thêm”, TS Nguyễn Hữu Nguyên (Viện Nghiên cứu phát triển TPHCM) nhìn nhận. Điều đó khiến trẻ có cảm giác không được thấu hiểu, và không có cơ hội giãi bày hoặc không biết tâm sự với ai, dẫn đến trầm cảm, gây rối loạn tâm lý và có những hành vi tiêu cực. Trong hầu hết các buổi truyền thông về giáo dục con cái được Thạc sĩ Nguyễn Thị Oanh tổ chức, các bậc cha mẹ đều thừa nhận không hề hay biết hành động của mình có tác động thế nào đến trẻ. “Trẻ em ngày nay gần như cô đơn trong gia đình của mình”, bà nhận xét. Điều trị tâm lý trẻ em – bắt đầu từ gia đình Rối nhiễu tâm lý trẻ em là dạng bệnh lý tâm thần khó nhận biết, nên hầu như chỉ được can thiệp khi bệnh đã ở cấp độ nặng. “Điều trị RLTL trẻ em phải bắt đầu từ gia đình”, ThS Nguyễn Thị Mỹ Linh – Phó ban ngiên cứu Trẻ em (Viện nghiên cứu phát triển TPHCM) cho biết. Theo đó, phải làm thế nào để các bậc cha mẹ nhận thức được rằng hành động của chính mình ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành nhân cách cũng như sức khỏe của trẻ. Không chỉ nhận thức hành vi của chính mình mà còn phải nhận biết được dấu hiệu thay đổi trong hành vi của con trẻ như chống đối, bạo lực bất thường… để can thiệp kịp thời. Bên cạnh đó, gia đình cũng phải là chỗ dựa cho trẻ trước áp lực cuộc sống. “Ở các nước khác, trước khi kết hôn hay sinh con, các gia đình đều bắt buộc phải trải qua một lớp truyền thông, điều đó khiến những người làm cha mẹ có cái nhìn đúng đắn hơn về cách giáo dục trẻ thông qua hành vi của chính mình”, ThS Nguyễn Thị Oanh chia sẻ. Theo bà, đây là một cách làm hiệu quả và thiết thực cần học hỏi và áp dụng. . Ngày càng nhiều trẻ cô đơn ngay trong chính nhà mình “Chưa bao giờ tình trạng sức khỏe tinh thần của trẻ lại ở mức đáng báo động như một, hai. tác động thế nào đến trẻ. Trẻ em ngày nay gần như cô đơn trong gia đình của mình , bà nhận xét. Điều trị tâm lý trẻ em – bắt đầu từ gia đình Rối nhiễu tâm lý trẻ em là dạng bệnh lý tâm thần. dù không có ý định tự tử, trẻ cũng có nhiều hành vi làm tổn thương cơ thể. Trẻ cô đơn trong gia đình Điều đáng nói là nhận thức của cha mẹ trước tình trạng RLTL trẻ rất mơ hồ. Theo Khoa Tâm