Đi họp phụ huynh cho con docx

4 216 0
Đi họp phụ huynh cho con docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đi họp phụ huynh cho con Nhiều bậc cha mẹ thường không quan tâm lắm đến các buổi họp phụ huynh mặc dù nó rất quan trọng cho cả bạn và con của bạn. Vì vậy, bạn nên chuẩn bị tốt cho các buổi họp cũng như nên tham dự đầy đủ các cuộc họp của lớp hay của trường mà con bạn đang theo học. Dưới đây là một vài lời khuyên dành cho bạn.  Chuẩn bị cho buổi họp: o Trước khi dự họp, bạn nên hỏi xem trẻ thích gì nhất ở trường? Trẻ có gặp khó khăn với môn học nào không? Trẻ có muốn thay đổi gì ở trường không? o Cả bố và mẹ nên thu xếp thời gian để đến dự họp. Cha mẹ sẽ cùng tìm hiểu sự việc và cùng trao đổi với nhau về việc học của con khi về nhà. o Bạn nên viết ra những gì bạn cần hỏi để tránh lẫn lộn hoặc bỏ sót (con bạn có năng khiếu đặc biệt gì không, ưu và khuyết điểm của trẻ, cách tính điểm ở lớp v.v…) o Nhớ mang theo giấy viết để ghi lại ngắn gọn một số điểm quan trọng mà bạn cần lưu tâm.  Khi dự họp : o Tập trung vào việc học của trẻ: Một buổi họp thường chỉ kéo dài trong khoảng 30-60 phút, bạn nên mạnh dạn nêu ra các câu hỏi và các vấn đề cần trao đổi để tìm hiểu những thông tin phản hồi về việc học của trẻ. Bạn hãy chủ động đối thoại với giáo viên. o Gây dựng quan hệ tốt với giáo viên: Buổi họp phụ huynh đầu tiên là cơ hội làm quen với các giáo viên. Quan hệ giữa phụ huynh và giáo viên tốt thì việc theo dõi quá trình học tập, phát triển của con bạn ở trường sẽ thuận lợi hơn. Bạn cũng nên tìm hiểu thêm thông tin về giáo viên, về phương pháp giảng dạy của họ… o Hãy tránh thái độ phòng vệ: Trong buổi họp, giáo viên sẽ chỉ ra khả năng mà con trẻ có thể phát triển, đề nghị bạn cho trẻ tham gia vào các lớp học chuyên-năng khiếu, hoặc cũng có thể yêu cầu bạn lưu tâm, hạn chế trẻ ở một vài mặt nào đó. Hãy tránh việc tranh luận với giáo viên hoặc bác bỏ nhận định của giáo viên về con bạn. Bạn nên nhớ mục đích của buổi họp là để đánh giá năng lực học tập của trẻ và tìm ra những giải pháp giúp con bạn học tốt hơn. o Giúp con bạn hòa nhập vào tập thể: Bạn nên tìm hiểu xem trẻ có hòa hợp tốt với bạn bè hay không? Trẻ có thường tránh mặt bạn không? Nếu có thì tránh những đứa bạn nào? Trẻ có thói bắt nạt, hay trẻ có thường bị bắt nạt không? Vì khả năng hòa hợp sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả học tập của trẻ. o Cung cấp các thông tin hữu ích cho giáo viên: Bạn nên cho giáo viên biết những thay đổi của gia đình (bố mẹ ly dị, trẻ mới có em hay người thân trong gia đình vừa mới mất…). Hãy nhớ là bạn chỉ nên kể những vấn đề quan trọng và theo bạn điều đó có ảnh hưởng đến trẻ. o Xây dựng kế hoạch hành động: Trước khi ra về, bạn nên hỏi cách thuận tiện nhất để bạn liên lạc với thầy cô của trẻ (bằng điện thoại hoặc thư điện tử). Có thể sau này bạn sẽ cần trao đổi gấp với giáo viên về vấn đề nào đó.  Bạn nên kể cho trẻ nghe về nội dung buổi họp: Trẻ thường muốn biết ba mẹ và thầy cô đã trao đổi những gì về mình. Bạn nên ưu tiên cho trẻ biết những nhận xét tốt của bạn và giáo viên về thành tích của trẻ. Sau đó mới đến những vấn đề khác cùng với cách giải quyết, chẳng hạn như việc trẻ lo sợ bị bắt nạt, việc trẻ không thích một giáo viên hoặc một môn học nào đó… . Đi họp phụ huynh cho con Nhiều bậc cha mẹ thường không quan tâm lắm đến các buổi họp phụ huynh mặc dù nó rất quan trọng cho cả bạn và con của bạn. Vì vậy, bạn nên chuẩn bị tốt cho các. buổi họp cũng như nên tham dự đầy đủ các cuộc họp của lớp hay của trường mà con bạn đang theo học. Dưới đây là một vài lời khuyên dành cho bạn.  Chuẩn bị cho buổi họp: o Trước khi dự họp, . với giáo viên: Buổi họp phụ huynh đầu tiên là cơ hội làm quen với các giáo viên. Quan hệ giữa phụ huynh và giáo viên tốt thì việc theo dõi quá trình học tập, phát triển của con bạn ở trường sẽ

Ngày đăng: 06/07/2014, 12:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan