1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

"Hòa nhập, không hòa tan" ở xứ người docx

9 249 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 240,51 KB

Nội dung

"Hòa nhập, không hòa tan" ở xứ người Hương Giang, du học sinh Việt ở thành phố Wellington (New Zealand) luôn kiên định “hòa nhập không hòa tan” với nền văn hóa xứ người và tiếp thu tri thức hoàn thiện bản thân chứ không phải để trở thành một người khác lạ. Hương Giang luôn nở nụ cười với phóng viên trong nước. Nguyễn Thị Hương Giang sinh năm 1985 tại huyện Trực Ninh tỉnh Nam Định. Năm 1990, Giang theo cha mẹ đến mảnh đất Bình Dương lập nghiệp. Năm 2003, Giang thi đỗ ĐH Kinh tế TP HCM và du học ở đất nước New Zealand. Ngay từ nhỏ Giang đã học cách hòa nhập ở một môi trường mới bằng cách khẳng định mình. Nhớ lại những năm tháng tuổi thơ, cô kể lại: “Khi tôi vào học lớp một, mỗi khi nói chuyện, các bạn lại trêu trọc: “A, Bắc kỳ!” với một thái độ phân biệt. Tôi đã rất buồn vì sự khác biệt của mình và có lần về nhà bật khóc. Mẹ tôi đã động viên và nói: "Con đừng giận các bạn mà phải cố gắng khẳng định mình rồi dần các bạn sẽ hiểu, cảm phục và yêu mến con thôi”. Chính từ lời khuyên của mẹ, Giang có đủ niềm tin để giữ chất giọng riêng của mình và phấn đấu học tập trở thành một trong những gương mặt xuất sắc của trường. Đặc biệt, cô còn nhiều lần được chọn làm người dẫn chương trình cho nhiều buổi sinh hoạt văn hóa của trường. “Tôi hoàn toàn tự hào khi là người Bắc sống ở Bình Dương”, Giang nói. Đó là câu chuyện của cách đây 18 năm, cô bé Hương Giang bây giờ đã trở thành một trong những thành viên gạo cội và tích cực của Hội sinh viên Việt Nam ở thành phố Wellington (New Zealand), người luôn đi đầu trong phong trào học tập cũng như quảng bá hình ảnh và văn hóa đất nước Việt Nam. Bài học từ lúc tuổi thơ vẫn theo cô trong từng năm tháng xa nhà. Hương Giang luôn kiên định “hòa nhập chứ không hòa tan”, với nền văn hóa xứ người và tiếp thu tri thức để hoàn thiện mình chứ không phải để trở thành một người khác lạ. Chính vì vậy mà hành trang cô luôn mang theo khi du học nước ngoài đó là đức tính chịu thương, chịu khó và tiết kiệm học được từ mẹ. Theo Giang, phần lớn những sinh viên du học ở đất nước New Zealand đều xuất thân từ những gia đình khá giả cho nên việc tiêu xài cũng khá phóng khoáng, ví dụ như việc mua sắm hàng hiệu cho giày dép, quần áo, nước hoa, mỹ phẩm… Giang không làm như họ mà luôn mua quần áo, giày dép, dụng cụ học tập từ Việt Nam sang New Zealand để sử dụng bởi vì theo cô, một phần đồ của Việt Nam rất tốt, đẹp và phù hợp với vóc dáng cô và phần để tiết kiệm tiền bạc của gia đình. Cô luôn tự hào vì mình là người Việt Nam. New Zealand là một môi trường học tập khá lý tưởng bởi điều kiện cơ sở vật chất và môi trường sống khá lành mạnh. Giang tâm sự: "Tôi rất thích cách dạy và học ĐH của đất nước sở tại. Mỗi tuần chúng tôi chỉ lên giảng đường hai, ba buổi mỗi buổi một, hai giờ thay vì tất cả các buổi trong tuần. Tại các buổi này, giảng viên chỉ nói và chỉ dẫn những vấn đề cốt lõi còn lại sinh viên phải tự đọc sách và nghiên cứu. Cách học này giúp cho sinh viên phát huy khả năng tư duy nhiều hơn”. Thông thường, sinh viên nước sở tại phân định rất rõ thời gian học và chơi. Họ dành bốn ngày trong tuần vào học tập và làm việc, riêng những ngày cuối tuần chỉ để vui chơi, tổ chức các hoạt động cộng đồng hưởng thụ cuộc sống. Chính những buổi sinh hoạt này là cơ hội để sinh viên nước ngoài hòa nhập được với văn hóa nước sở tại. Hiểu rõ điều này nên dù luôn xác định mục đích chính sang New Zealand là để học tập Giang đã tận dụng các buổi giao lưu văn hóa dịp này để tăng cường vốn hiểu biết của mình và khẳng định thanh niên Việt Nam là những người rất năng động, cởi mở, dễ gần và hòa nhập tốt với bất kỳ môi trường nào. Cùng với việc tích cực tham gia vào các hoạt động văn hóa của thành phố nước sở tại, Giang còn tích cực tham gia xây dựng hình ảnh sinh viên Việt Nam ở thành phố New Zealand. Trong thời gian làm Chủ tịch Hội sinh viên Việt Nam, Giang đã cùng với các thành viên tích cực liên hệ với Đại sứ quán kết nối kiều bào yêu nước. Nhờ đó, cứ mỗi đầu năm học (khoảng tháng hai và tháng bảy hàng năm), thông qua các mạnh thường quân là người Việt thành danh ở New Zealand, Hội sinh viên Vệt Nam thành phố Wellington lại tổ chức đón chào tân du học từ trong nước, tìm chỗ ở, liên hệ với nhà trường và đưa các bạn tham quan và làm quen với đường phố nơi đây. Cùng những người bạn về nước dự thi Kể chuyện tấm gương đ ạo đức Hồ Chí Minh. Ảnh: Vân Nhi Để giới thiệu và quảng bá văn hóa Việt Nam, Giang và các thành viên trong ban chấp hành Hội còn tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao; tổ chức các hội thảo nghề nghiệp hướng dẫn du học sinh Việt làm thêm, làm CV (lý lịch) và phổ biến kinh nghiệm làm việc ở nước sở tại. Trong khi tổ chức các chương trình này Giang đã đưa ra sáng kiến lồng ghép các hoạt động văn hóa như múa hát truyền thống, ẩm thực, biểu diễn trang phục đặc trưng ba miền Bắc, Trung, Nam… Chính từ những buổi sinh hoạt này, hình ảnh đất nước Việt Nam cùng với những tà áo dài, tứ thân, bà ba… đã được biết đến nhiều hơn. Giang kể lại, có một sinh viên nước sở tại nhìn cô mặc áo dài đã rất khen và hỏi địa chỉ nơi may. "Tôi đã rất tự hào nói với người bạn của mình rằng đây là trang phục truyền thống của người Việt Nam", Giang kể. Không chỉ tích cực tổ chức và tham gia các hoạt động quảng bá văn hóa Việt, Hội Sinh viên Việt Nam tại Wellington còn cùng bà con Việt kiều thực hiện được các buổi quyên góp, bán đấu giá từ thiện lấy tiền ủng hộ đồng bào trong nước. Năm 2006 các bạn đã tổ chức bán đấu giá những chiếc lồng đèn do chính sinh viên làm.Trong số đó, có chiếc lồng đèn đoạt giải nhất do chính Hương Giang và một người bạn tự tay làm được trả giá cao nhất: hơn 1.200 USD (khoảng 20 triệu đồng). Toàn bộ số tiền này đã được Giang chuyển tới hai em sinh viên nghèo vượt khó ở miền Bắc. Tiếp đó, năm 2007, Giang cùng các bạn đã tổ chức quyên góp cho trẻ em SOS làng Hòa Bình, bệnh nhân nghèo TP HCM, nạn nhân vụ sập cầu Cần Thơ và nạn nhân bão lụt miền Bắc. Gần đây nhất, Hội sinh viên cũng như Việt kiều tại Wellington đã quyên góp tiền của cho nạn nhân bão lụt miền Bắc. Sau khi giành giải Nhì trong cuộc thi sơ khảo Kể chuyện tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, hiện, Hương Giang đang tích cực chuẩn bị cho vòng thi trung khảo cuộc thi Kể chuyện tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong nước. Cô tâm sự: "Cụ thể hóa bài học của Bác trong đời sống và học tập chính là cách làm thiết thực nhất khi chúng ta nói về phong trào học tập Người. Sau cuộc thi này, với tư cách là thành viên Hội sinh viên Việt Nam ở W . " ;Hòa nhập, không hòa tan" ở xứ người Hương Giang, du học sinh Việt ở thành phố Wellington (New Zealand) luôn kiên định hòa nhập không hòa tan” với nền văn hóa xứ người. nhà. Hương Giang luôn kiên định hòa nhập chứ không hòa tan”, với nền văn hóa xứ người và tiếp thu tri thức để hoàn thiện mình chứ không phải để trở thành một người khác lạ. Chính vì vậy. Việt Nam là những người rất năng động, cởi mở, dễ gần và hòa nhập tốt với bất kỳ môi trường nào. Cùng với việc tích cực tham gia vào các hoạt động văn hóa của thành phố nước sở tại, Giang còn

Ngày đăng: 06/07/2014, 12:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w