1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Con tôi bảo cháu ghét trường học pptx

5 195 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 96,45 KB

Nội dung

Con tôi bảo cháu ghét trường học Ðừng vội mắng cháu: "Không học thì dốt!" Mỗi khi có thời gian gần gũi con, bạn hãy bảo bé kể cho bạn nghe một chút về những chuyện ở trường. Cảm thấy an toàn, yêu thương và gần gũi, bé có thể nói hết với bạn những khó khăn nó đang gặp. Ðể tạo cảm giác gần gũi với con, hãy chơi chung với trẻ thật sôi nổi và hết mình, hoặc thân tình lắng nghe cháu nói. Nếu cháu kể chuyện gì một cách giận dữ, cứ nghe cháu nói với những tình cảm sôi sục trong lòng nó, đừng tranh luận hay phòng thủ. Con bạn sẽ cảm thấy gần gũi đến mức sẵn sàng tự động tâm sự về tất cả mọi thử thách nó đang gặp. Con bạn cũng có thể cởi mở nếu ban đầu bạn đưa ra những câu hỏi mang tính tích cực. Lựa một lúc nào đó, khi đang cho con ăn kem, đang chơi trong phòng khách hay đang đi dạo ngoài đường, bạn hỏi: "Nếu cần làm một cái gì đó cho nhà trường thì con sẽ làm gì?" "Nếu được chọn ai đó con biết để làm cô giáo con, thì con chọn ai? Tại sao?" "Giờ giải lao trên trường nên làm gì thì thú vị nhất?" "Nếu các bạn nhờ con tổ chức cho chúng nó chơi thì con sẽ tổ chức như thế nào?"… Qua đó bạn sẽ được nghe về những khó khăn con bạn đang gặp. Nhớ đừng áp dụng cách này khi trẻ đang có cảm xúc thất vọng. Những lúc ấy, bạn càng hỏi trẻ càng lặng thinh. Ðôi khi chẳng có sự cố gì gây khó khăn cho trẻ ở trường cả. Có thể nó buồn vì xa cha mẹ, hoặc từ bé nó đã bị sợ hãi nhiều nên không muốn ra khỏi nhà. Trẻ em có thể mang theo những cảm xúc mạnh mẽ từ lúc chập chững, và nhà trường có thể lại là nơi gợi lên những cảm xúc cũ mà nó cảm thấy không an toàn, không được ân cần, hay không có trách nhiệm. Trẻ có thể kể cho bạn nghe những điều này, hoặc chẳng bao giờ bạn biết một cách chính xác đâu là nguồn gốc khó khăn của trẻ với nhà trường. Cố gắng xác định những điểm nhạy cảm nhỏ dẫn đến những cảm xúc sôi sục trong lòng trẻ. Rõ ràng nó sống cả ngày ở trường với một khối cảm xúc lớn. Trẻ thường cố trút ra những cảm xúc đau khổ bằng cách kiếm những cớ nhỏ nhặt để thoái thác. Có thể nó nói: "Con không muốn mặc cái quần đó đi học" hay "Mẹ cho con uống nước nóng quá" hoặc "Con mệt, con không đi học được" và nó oà lên khóc. Khi trẻ viện cớ để tức giận hay để khóc, cứ để nó làm như thế. Ðừng bắt nó nín khóc "kẻo bạn cười" hay đại loại những lý do như vậy. Nhiều khi người lớn chúng ta cũng cần khóc thật to! Và một đứa trẻ đang ghét đến trường có nhiều cảm xúc buồn trong lòng cần tống khứ ra để nó cảm thấy thoải mái hơn. Nếu ngay lúc bạn ở bên cạnh và chiều chuộng nó mà nó vẫn khóc to và kéo dài, hay nổi giận, thì thật ra nỗi đau khổ thực sự của nó bấy giờ là do cảm thấy sẽ mất đi sự yêu thương nó đang có. Những đứa nhõng nhẽo cũng là muốn bạn thương nó nhiều hơn mà thôi. Thương nhiều đâu có đồng nghĩa với nuông chiều đâu, bạn đừng lo! Con bạn có thể nghĩ ra cách giải quyết chuyện ở trường, hay nó sẽ vui hơn khi ở đó có ai nghe được một chút những cảm xúc buồn tồn đọng nó đang mang trong lòng. Lắng nghe con, yêu con không có nghĩa là bạn nhượng bộ. Ðiều gì bạn đã nói không được làm thì đừng cho phép nó làm ngay cả khi nó đang giận, đang khóc. Ví dụ, bạn luôn khăng khăng bắt trẻ phải đánh răng thì đừng biểu nó: "Hôm nay khỏi đánh răng" vì bạn muốn nó nín khóc. Khi nó nhõng nhẽo, "làm nư", đừng bỏ đi ngay hay quát mắng ầm ĩ. Hãy ở đó với nó một chút (nhiều lắm là khoảng nửa tiếng) trong khi nó biểu lộ từng cảm xúc cho bạn thấy. Thường nó sẽ bình tĩnh lại một cách đột ngột khi có cơ hội biểu lộ cho ai đó nhận thấy cảm xúc bị ép buộc mà nó đang chịu. Ðừng để nó có nhiều dịp khóc, ăn vạ, nổi giận… Không dễ dàng điều khiển những tình huống như thế. Bạn đang muốn đi làm đúng giờ, còn con bạn thì thích được ai đó ngồi xuống, đưa tay ra ôm nó, nghe nó khóc rồi dỗ dành. Bạn còn thường phải nghe những lời chỉ trích chân thành về bạn: "Mẹ là người xấu, con không chơi với mẹ nữa." "Con ghét ba! Con không thương ba!"… Ðiều đó có thể làm bạn buồn lòng vì bạn đã dốc hết công sức nuôi dạy nó. Nhưng khi một đứa trẻ có thể khóc để biểu lộ được nỗi lòng, lúc đó nó chỉ dùng bạn như một đối tượng để "xả ra" áp lực nó đang chịu. Và hôm sau, nó sẽ lại dễ thương như mọi ngày, lại thích đi học. Bạn vượt qua lúc khó khăn đó không dễ, nhưng đó là dấu hiệu chắc chắn cho thấy con bạn có một khởi điểm tốt lành về tình cảm và hành động. Bạn có hai nhiệm vụ. Một là giúp trẻ cùng với những xúc cảm của nó. Lắng nghe trẻ nói và khóc về thầy cô hay về những bất công trong lớp sẽ giúp nó tưởng tượng ra những cách để tránh một tình huống xấu hoặc tự bảo vệ mình. Hai là giúp trẻ đương đầu với những việc trớ trêu mà trẻ thường gặp ở trường, như là các bạn cùng lớp luôn chọc ghẹo, đánh nhau, hoặc thầy cô hạ nhục và phạt trẻ, hay đối xử bất công với nó. Nếu bạn thấy cần cô giáo giúp đỡ, hãy hỏi xem con bạn có muốn bạn đến gặp cô giáo nó không. . Con tôi bảo cháu ghét trường học Ðừng vội mắng cháu: "Không học thì dốt!" Mỗi khi có thời gian gần gũi con, bạn hãy bảo bé kể cho bạn nghe một chút về những chuyện ở trường. . thoái thác. Có thể nó nói: " ;Con không muốn mặc cái quần đó đi học& quot; hay "Mẹ cho con uống nước nóng quá" hoặc " ;Con mệt, con không đi học được" và nó oà lên khóc để làm cô giáo con, thì con chọn ai? Tại sao?" "Giờ giải lao trên trường nên làm gì thì thú vị nhất?" "Nếu các bạn nhờ con tổ chức cho chúng nó chơi thì con sẽ tổ chức như

Ngày đăng: 06/07/2014, 12:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w