THUYẾT MINH ĐỒ DÙNG DẠY HỌC NĂM HỌC 2009-2010 Chào mừng ban giám khảo, quí vị đại biểu đến thăm gian trưng bày đồ dùng dạy học trường THCS Tam Thanh. Thưa ban giám khảo: Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay, yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học là một trong những vấn đề hết sức qan trong của ngành GD nói chung và của mỗi GV nói riêng.Việc đổi mới phương pháp dạy học được thể hiện ngay từ khâu chuẩn bị bài của học sinh và soạn bài của GV, đổi mới ở cơ chế hoạt động giữa GV và HS trong giờ học trên lớp với việc lấy HS làm trung tâm. Ngoài ra hiện nay đổi mới phương pháp dạy học còn được nhiều GV chú trọng trong việc sử dụng các đồ dùng dạy học trên lớp nhằm đạt hiệu quả cao.Với việc sử dụng các đồ dùng dạy học sinh động, hiệu quả sẽ gây hứng thú cho HS, kích thích HS học tập. Vì vậy đến với cuộc thi đồ dùng dạy học hôm nay- Trường THCS Tam Thanh chúng tôi tham dự 15 đồ dùng dạy học, đại diện cho 12 môn học với phương châm “Tiết kiệm- hiệu quả- năng động - sáng tạo”. - Trước tiên xin mời BGK quan sát “Chùm ảnh về một số danh lam thắng cảnh ở Lạng Sơn” do nhóm GV của tổ Văn sử thực hiện. Trong quá trình giảng dạy tổ văn sử đã đưa ra một số danh mục đồ dùng cần có để phục vụ cho các bài học sao cho sinh động và hiệu quả hơn. Xuất phát từ ý tưởng đó tổ văn sử đã phân công GV trực tiếp đến các danh lam thắng cảnh ở Lạng Sơn quan sát, chọn những góc chụp hợp lí để chụp những bức ảnh vừa có giá trị về mặt nhận thức, thẩm mỹ lại vừa có tính giáo dục. + Nguyên liệu để làm đổ dùng này rất đơn giản: Đó là các bức ảnh GV đã chụp, bìa nhựa, nẹp, băng dính, kẹp, dây treo -> đồ dùng này bảo quản cũng rất dễ dàng, gv chỉ cần treo ở nơi khô ráo, thoáng mát trong phòng tranh của nhà trường. + chùm ảnh về các danh lam thắng cảnh có thể phục vụ cho nhiều tiết dạy trong chương trình ngữ văn 6: như tiết 79,80- Quan sát tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả; Tiết 139- Ngữ văn địa phương: Nhị Thanh- một danh thắng ở Lạng Sơn; Tiết 140- giới thiệu phong cảnh quê hương em. khi sử dụng đồ dùng này gv có thể giúp hs quan sát, tưởng tượng, hình dung những danh lam thắng cảnh một cách cụ thể, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho hs trong quá trình chủ động chiếm lĩnh kiến thức, đồng thời bồi dưỡng những tình cảm yêu quí, trân trọng, tự hào và ý thức giữ gìn cac danh thắng của quê hương xứ Lạng. - Và đây là “Chùm ảnh về quyền trẻ em” phục vụ cho bộ môn GDCD lớp 6. Các bức ảnh này cũng do chính các cô dạy gdcd chụp minh hoạ nhằm phục vụ cho các bài 1, 2, 10, 11, 12, 15, 16. cũng bằng những vật liệu rất đơn giản nhưng mang tính thẩm mĩ cao, “ chùm ảnh về quyền trẻ em” phục vụ rất thiết thực cho nhận thức, yêu cầu, tu dưỡng, rèn luyện, phù hợp với lứa tuổi hs ở giai đoạn này. Từ đó hs có những thái độ đúng đắn, rõ ràng trước các chuẩn mực và hướng tới những giá trị tốt đẹp hơn. Đồ dùng này có thể sử dụng lâu dài qua các năm. - Xin mời BGK, quí vị đại biểu quan sát “ Bảng phụ đa năng” của bộ môn âm nhạc: đồ dùng này có thể phục vụ cho các bài tập đọc nhạc, nhạc lí trong chương trình. + Bảng phụ được thiết kế trên chất liệu vải bạt- một chất liêu phổ biến, dễ tìm kiếm, có tính năng tiện dụng hơn so với chất liệu bằng giấy trước đây. Được thíêt kế trực tiếp trên phần mềm đồ hoạ của máy tính khổ lớn, kết hợp bút dạ, băng dính 2 mặt, nốt nhạc tự cắt Bảng hình vuông với tỉ lệ phù hợp tương ứng. Được định vị đầu tiên ở hai đầu trên và dưới là 2 thanh Inox tròn, nhẹ và chắc chắn giúp cho bảng tạo được mặt phẳng nhưng vẫn giữ được sự mềm mại, dễ dàng cất giữ. Viền xung quanh bảng là các hoạ tiết màu đỏ giúp cho bảng phụ tạo nên sự hài hoà về màu sắc. + Tiêu đề trên cùng là 1 khoảng trống 20cm cho phép gv dễ dàng ghi tên bài dạy và các thông tin kèm theo như: Nhạc và lời , tiết tấu Chính giữa là 4 khuông nhạc rộng khoảng 10cm, gồm có 5 dòng kẻ khoá son màu đen, mối dòng cách nhau 2cm đảm bảo hs trong lớp có thể nhìn rõ ràng. Và đây là các nốt nhạc được cắt sẵn bằng chất liệu nhựa dẻo, dấy đề can. Các nốt nhạc sẽ được hs lựa chọn, tự đính trên khuông nhạc ở những vị trí yêu cầu của bản nhạc. Với cách học như vậy hs sẽ dễ dàng ghi nhớ những hình nốt, trường đô nốt nhạc đồng thời hs sẽ biết cách vẽ khoá son và kẻ khuông nhạc được chính xác. - Thưa BGK còn đây là “ Bộ tranh phong cảnh các mùa trong năm” do gv Mĩ thuật của trường phác hoạ: Chất liệu được sử dụng trong tranh vẽ là màu nước - một chất liệu phổ biến trong trường học, rất gọn gàng và dễ sử dụng. chất liệu này có thể vẽ trên giấy, vải, gỗ, tre Bộ tranh phong cảnh 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông có thể sử dụng được cho nhiều tiết học về thể loại vẽ tranh đề tài từ lớp 6 -> lớp 9.Tranh được để trong khung, có thể bảo quản trong nhiều năm học: + Bộ tranh này có thể giúp các em hs có sự tưởng tượng phong phú về thiên nhiên, cỏ cây, hoa lá và sự biến đổi theo thời gian của từng mùa: * Mùa Xuân: mùa của sự sống, vạn vật sinh sôi nảy nở, với những chú chim nhảy nhót hát ca * Mùa Hạ: Với cái nắng chói chang, rực rỡ nhưng mọi cảnh vật dưới nắng hiện ra sẽ lung linh hơn, ấm áp hơn * Mùa Thu: Mùa của sự nhẹ nhàng, dịu dàng dưới màu nắng nhạt. Phong cảnh mùa thu thường được học sinh cảm nhận bởi những chiếc lá vàng rơi. * Mùa Đông: cái lạnh kéo về với những cơn giông gió rét, chỉ còn trơ lại những cành cây khẳng khiu đang chiến đấu với cái giá rét. Như vậy mỗi mùa đều có sự thay đổi về không gian và thời gian, cảnh vật như tạo nên một sự riêng biệt của cuộc sống, nhưng nó cũng đem lại sự phong phú đẹp đẽ trong mắt mỗi người. - Và cuối cùng là những đồ dùng tự làm của nhóm gv tiếng Anh: + Đây là những tranh vẽ minh hoạ cho câu chuyện ở phần 1 - tiết 68, tiếng anh lớp 8: Với những nguyên liệu như giấy A3, bút màu, bìa nhựa đã qua sử dụng. Đồ dùng này có thể sử dụng lâu dài, hình ảnh rõ nét, hs dễ quan sát. • Đây là bốn bức tranh được dùng trong chương trình tiếng anh 8 nói về cảnh du thuyền trên Hồ xuân Hương của gia đình ông Brown. Tranh được dùng cho tiết dạy 68 bài 11 phần 1. trong phần này yêu cầu hs sắp xếp câu theo đúng nội dung câu truyện.Để hs nắm bắt từ mới và nội dung câu truyện được tốt nhóm gv tiếng anh đã tự vẽ 4 bức tranh miêu tả ngữ cảnh tương ứng với một số từ và các hoạt động trong câu chuyện. Với hình thức khai thác kiến thức như vậy hs dễ dàng tìm ra được các từ mới và nắm được bài rất nhanh. • Còn đây là chùm ảnh về các hoạt động ô nhiễm môi trường được dùng minh hoạ cho tiết 37, tiếng anh lớp 9 ( Unit 6. Leson 2. Speak + Listen ). Các bức ảnh này do nhóm gv tiếng anh thực hiện với phương châm tiết kiệm, hiệu quả Nguyên liệu làm đồ dùng này rất đơn giản: chỉ là các bức ảnh tự chụp, bìa nhự, băng dính, nẹp nhưng lại có giá trị sử dụng được lâu dài, với nhiều nội dung phong phú & hs dễ vận dụng luyện nói được tốt, đồng thời qua đó còn có tính chất giáo dục hs cũng như mọi người hãy cùng tham gia vào các hoạt động thiết thực để làm giảm ô nhiễm môi trường xung quanh. . THUYẾT MINH ĐỒ DÙNG DẠY HỌC NĂM HỌC 2009-2010 Chào mừng ban giám khảo, quí vị đại biểu đến thăm gian trưng. quyền trẻ em” phục vụ cho bộ môn GDCD lớp 6. Các bức ảnh này cũng do chính các cô dạy gdcd chụp minh hoạ nhằm phục vụ cho các bài 1, 2, 10, 11, 12, 15, 16. cũng bằng những vật liệu rất đơn giản. mỗi người. - Và cuối cùng là những đồ dùng tự làm của nhóm gv tiếng Anh: + Đây là những tranh vẽ minh hoạ cho câu chuyện ở phần 1 - tiết 68, tiếng anh lớp 8: Với những nguyên liệu như giấy A3,