Một em đóng làm ông chủ hoặc bà chủ, những em còn lại làm rồng rắn: người đằng sau ôm người đằng trước tạo thành một đoàn.. Ông chủ ngồi trên một bậc cao, còn đoàn rồng rắn đi vòng tròn,
Trang 1Rồng rên lên mây
Đây là Trò chơi dân gian mang tính chất diễn xướng và có hát đồng dao
Không gian chơi là một khoảng sân rộng, số lượng người chơi không hạn chế, nhưng thường là từ 4 – 12 người chơi Một em đóng làm ông chủ (hoặc bà chủ), những em còn lại làm rồng rắn: người đằng sau ôm người đằng trước tạo thành một đoàn Ông chủ ngồi trên một bậc cao, còn đoàn rồng rắn đi vòng tròn, vừa đi vừa hát:
Rồng rắn lên mây cái cây xúc xắc Hỏi thăm ông chủ (hoặc bà chủ) có ở nhà không?
Hát đến chữ “không” cuối cùng thì cũng là lúc đầu của đoàn rồng rắn
đứng ngay trước mặt ông chủ và cả rồng rắn dừng lại, ai nấy vẻ mặt đều hồi hộp, chăm chú xem ông chủ nói gì Ngay lần hỏi đầu tiên này, ông chủ sẽ không trả lời có nhà mà luôn nói là:
Không! Ông chủ đi vắng rồi.
Khi đó, đoàn rồng rắn lại đi vòng tròn và hát lại câu hát trên, rồi lại đứng trước mặt ông chủ Lúc này, ông chủ sẽ nói tùy theo ý của mình, ví dụ như:
- Ông chủ đi ăn kem rồi!
Đoàn rồng rắn sẽ thốt lên:
- Trời ơi ngon quá!
Rồi lại đi vòng tròn tiếp
“ Ông chủ có thể nói nhiều lần, nhiều lời nói và đoàn rồng rắn cũng thốt lên theo sau, ví dụ như :
* Ông chủ: Ông chủ ông đi lượm rác.
Rồng rắn: Trời ơi, hôi quá! (hay ngoan quá)
* Ông chủ: Ông chủ đi dự sinh nhật.
Rồng rắn: Trời ơi, vui quá!
* Ông chủ: Ông chủ đi du lịch.
Rồng rắn: Trời ơi, vui quá!
……… “ Đoàn rồng rắn có thể thốt lên theo sau câu trả lời của ông chủ, có thể không, rất linh hoạt
Khi ông chủ thấy đã thử thách đoàn rồng rắn bằng cách đi vòng nhiều lần đủ rồi thì ông ta mới trả lời rằng:
* Ông chủ có nhà! Bọn mày đi đâu?
Rồng rắn: Đi mượn con dao với cái thớt.
Trang 2* Ông chủ: Mượn để làm gì?
Rồng rắn: Để chặt cá (hoặc xúc xích).
* Ông chủ: Chặt khúc nào?
Đầu của đoàn rồng rắn nói: Chặt khúc đầu (hoặc khúc giữa, khúc
đuôi)
Lúc đó ông chủ phải đuổi cho bằng được khúc mà người đầu đoàn rồng rắn nói Người đầu đoàn có nhiệm vụ dang hai tay ra che chắn cho cả đoàn Những người đứng sau phải ôm chặt eo người đứng trước và chạy theo người đầu đoàn sao cho không để bị ông chủ bắt và đoàn rồng rắn không bị đứt (không tuột tay ra khỏi eo người khác) Người nào bị bắt hay tuột tay thì sẽ bị loại khỏi cuộc chơi
Khi ông chủ bắt được một người rồi thì tiến hành chơi lại từ đầu, chơi cho đến khi bắt hết đoàn rồng rắn thì thôi; hoặc là đổi một người khác làm ông chủ (hoặc bà chủ)
Rồng rắn lên mây - khi chơi ở quê
Một người đứng ra làm thầy thuốc, những người còn lại sắp hàng một, tay người sau nắm vạt áo người trước hoặc đặt trên vai của người phía trước Sau đó tất cả bắt đầu đi lượn qua lượn lại như con rắn, vừa đi vừa hát:
Rồng rắn lên mây / Có cây lúc lắc / Hỏi thăm thầy thuốc / Có nhà hay không?
Người đóng vai thầy thuốc trả lời:
- Thấy thuốc đi chơi! (hay đi chợ, đi câu cá, đi vắng nhà tùy ý mà
chế ra)
Đoàn người lại đi và hát tiếp cho đến khi thầy thuốc trả lời:
- Có!
Và bắt đầu đối thoại như sau:
Thầy thuốc hỏi:
Trang 3- Rồng rắn đi đâu?
Người đứng làm đầu của rồng rắn trả lời:
- Rồng rắn đi lấy thuốc để chữa bệnh cho con.
- Con lên mấy ?
- Con lên một.
- Thuốc chẳng hay
- Con lên hai.
- Thuốc chẳng hay.
Cứ thế cho đến khi:
- Con lên mười.
- Thuốc hay vậy.
Kế đó, thì thầy thuốc đòi hỏi:
+ Xin khúc đầu.
- Những xương cùng xẩu.
+ Xin khúc giữa.
- Những máu cùng me.
+ Xin khúc đuôi.
- Tha hồ mà đuổi.
Lúc đó thầy thuốc phải tìm cách làm sao mà bắt cho được người cuối cùng trong hàng
Ngược lại thì người đứng đầu phải dang tay chạy, cố ngăn cản không cho người thầy thuốc bắt được cái đuôi của mình, trong lúc đó cái đuôi phải chạy và tìm cách né tránh thầy thuốc Nếu thầy thuốc bắt được người cuối cùng thì người đó phải ra thay làm thầy thuốc
Nếu đang chơi dằng co giữa chừng, mà rồng rắn bị đứt ngang thì tạm ngừng để nối lại và tiếp tục trò chơi