1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Hòe mễ và hòe giác docx

3 242 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 66,74 KB

Nội dung

Hòe mễ và hòe giác Hòe mễ là nụ hoa và hòe giác là quả chín của cây hòe, tên khoa học là Stypnolobium japonicum (L.) Schott. Trong dân gian, người ta phân biệt cây hòe nếp và cây hòe tẻ để chọn giống phát triển có lợi nhất. Kinh nghiệm thực tế cho thấy cây hòe nếp phát triển nhanh, cho nhiều cành màu lục nhạt khi còn non, có nhiều hoa to và đều, thường mọc ở ngọn thân cành, cuống ngắn, nở cùng một lúc, có màu nhạt, năng suất nụ hoa thường cao gấp 3-4 lần loại tẻ; quả dài 6cm, hạt dày. Còn cây hòe tẻ thường vồng cao, thân cành ít, màu lục sẫm lúc non, có hoa nhỏ thưa thớt, không đều, mọc cả ở kẽ lá và ngọn thân cành, cuống dài, nở rải rác làm nhiều đợt, có màu sẫm, năng suất nụ hoa thường thấp hơn; quả dài 5cm, hạt mỏng dẹt. Hòe mễ được dùng từ lâu đời trong y học cổ truyền. Vào tháng 5 - 10, khi cây hòe ra hoa, hái những nụ có màu vàng lục vào buổi sáng, rồi phơi nắng nhẹ và thật nhanh cho khô để bảo đảm màu sắc và phẩm chất. Kinh nghiệm nhân dân cho biết chọn những chùm hoa có 5-10 bông nở để thu hoạch nụ là tốt nhất. Thu hoạch sớm quá, hàm lượng hoạt chất hình thành thấp, nếu để muộn, năng suất dược liệu không cao và hàm lượng hoạt chất giảm. Có nơi, nhân dân thu hái hòe mễ làm hai vụ: - Vụ mùa từ tháng 4 đến tháng 9, năng suất thu hoạch cao, hàm lượng hoạt chất không bằng vụ chiêm. - Vụ chiêm từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau, năng suất thu hoạch thấp, hàm lượng hoạt chất cao. Hòe mễ chứa hoạt chất tác dụng là rutin với hàm lượng 20-30%. Hòe nếp chứa nhiều rutin hơn hòe tẻ. Qua chế biến, hàm lượng rutin có thể thay đổi: 34,7% ở dạng sống, 28,9% ở dạng sao vàng và 18,5% ở dạng sao cháy. Ngoài ra, hòe mễ còn chứa betulin, sophoradiol, sophorin A, B, C và sophorose. Dược liệu hình trứng dài 0,5-0,85cm, rộng 0,2-0,3cm, cánh hoa màu vàng ngà, đài hoa màu vàng xám, chất nhẹ xốp, dễ vụn nát, không mùi vị, hơi đắng. Khi dùng, dược liệu để sống hoặc sao qua. Hòe mễ là một vị thuốc “mát” được dùng trong những trường hợp “nhiệt”, chủ trị tăng huyết áp. Dùng riêng với liều 8-16g sắc uống trong ngày hoặc phối hợp với các vị thuốc khác theo công thức sau: - Hòe mễ 10g, lá sen hoặc ngó sen 10g, cúc hoa vàng 4g. Tất cả nghiền nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày. - Hòe mễ 10g sao thơm, hạ khô thảo 10g sao vàng, cúc hoa 5g sấy khô, vò nát vụn. Trộn đều, hãm với 1.000ml nước sôi trong 15 phút, uống làm nhiều lần trong ngày. - Hòe mễ 100g sao vàng, hạt thảo quyết minh 100g sao đen. Hai thứ trộn đều, tán nhỏ, rây bột mịn. Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 5g dưới dạng thuốc hãm. - Hòe mễ, kỷ tử, cúc hoa vàng, thảo quyết minh, huyền sâm, thục địa, hoài sơn, trạch tả, ngưu tất mỗi vị 12g. Sắc uống trong ngày. Người cao tuổi bị tăng huyết áp dùng hòe mễ rất tốt, vừa nhẹ nhàng, êm dịu, vừa làm bền chắc thành mao mạch, chống hiện tượng phình vỡ, xuất huyết. Hòe mễ còn là nguyên liệu để chiết rutin được dùng cầm máu trong các trường hợp xuất huyết để phòng tai biến do mạch máu bị xơ vữa, giòn dễ vỡ. Rutin được dập thành viên 0,02g, dùng riêng hoặc phối hợp với vitamin C 0,05 (viên rutin - C). Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 1-2 viên. Trên thị trường thế giới còn có loại thuốc tiêm rutin tan được gọi là Solurutin để tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch khi cần thiết. Hòe giác: Được thu hoạch khi quả hòe chín, lấy hạt đem trồng, còn vỏ quả phơi hoặc sấy khô. Dược liệu có mặt ngoài nhăn nheo, màu đen nâu, vị đắng, tính hàn, cũng chứa rutin với hàm lượng 4,3%, flavonoid toàn phần 10,5% và một số dẫn chất như genistein, sophoricosid, sophorabiosid, kaempferol glycosid C. Hòe giác để sống, uống mỗi ngày 10g dưới dạng nước sắc chữa sốt xuất huyết khi sốt đã lui nhưng còn xuất huyết nhẹ, chảy máu dưới da, trẻ em chảy máu cam, chảy máu chân răng. Nếu đem sao tồn tính, rồi hãm hoặc sắc uống, hòe giác chữa đại tiện ra máu. Hòe giác và hòe tử (hạt hòe) tán bột, trộn với tiết dê tươi làm thành bánh, phơi khô, mỗi lần uống 8g với rượu cúc hoa vàng vào lúc đói, chữa trĩ sưng đau (Nam dược thần hiệu). Để chữa trĩ nội và viêm ruột, lấy hòe giác 100g phối hợp với kim ngân hoa 100g, cam thảo dây 12g, nghệ vàng 10g. Cách chế: hòe giác sao kỹ đến khi có màu tím sẫm, tán bột; các dược liệu khác phơi khô, tán bột. Trộn đều hai bột lại. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 8g vào lúc đói. Dùng ngoài, hòe giác và khổ sâm lượng bằng nhau, tán thành bột mịn, hòa với nước cho sền sệt rồi bôi chữa lòi dom. Chú ý: Phụ nữ có thai không được dùng hòe giác vì dễ bị sảy thai. Ngoài ra, y học cổ truyền của Trung Quốc còn dùng hoa hòe đã nở được gọi là hòe hoa với công dụng như hòe mễ. Hạt hòe cũng được dùng với tên thuốc là hòe tử lấy từ quả hòe chín già. Hòe tử sao, tán bột 4g trộn với muối 1g, rồi uống với ít rượu đã hâm nóng vào lúc đói chữa đồi sán tức hòn dái sưng đau (Nam dược thần hiệu). Để chữa băng lâm hạ huyết (chứng ra máu nhiều ở phụ nữ), lấy hòe tử 250g tẩm rượu sao, đan sâm 125g tẩm giấm sao, hương phụ 60g ngâm đồng tiện (nước tiểu trẻ em) sao. Tất cả nghiền thành bột, làm viên bằng hạt đỗ xanh. Mỗi sáng uống 15g với nước cháo. . Hòe mễ và hòe giác Hòe mễ là nụ hoa và hòe giác là quả chín của cây hòe, tên khoa học là Stypnolobium japonicum (L.) Schott. Trong dân gian, người ta phân biệt cây hòe nếp và cây hòe. hãm hoặc sắc uống, hòe giác chữa đại tiện ra máu. Hòe giác và hòe tử (hạt hòe) tán bột, trộn với tiết dê tươi làm thành bánh, phơi khô, mỗi lần uống 8g với rượu cúc hoa vàng vào lúc đói, chữa. truyền của Trung Quốc còn dùng hoa hòe đã nở được gọi là hòe hoa với công dụng như hòe mễ. Hạt hòe cũng được dùng với tên thuốc là hòe tử lấy từ quả hòe chín già. Hòe tử sao, tán bột 4g trộn với

Ngày đăng: 06/07/2014, 10:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w