1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Phòng ngừa bệnh gout và béo phì docx

4 356 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 150,6 KB

Nội dung

Phòng ngừa bệnh goutbéo phì Câu hỏi: Thời gian vừa qua tôi có đi xét nghiệm máu nước tiểu tại bệnh viện Bạch Mai để kiểm tra sức khoẻ. Kết quả xét nghiệm cho thấy chỉ số acid uric trong máu là 533 (mức tối đa cho phép là 420). Tôi thấy lo ngại vì sợ sẽ bị bệnh gút. Tôi muốn hỏi bác sĩ xem phải dùng thuốc chế độ ăn uống, rèn luyện thể thao như thế nào để phòng ngừa bệnh gút và giảm được béo phì. Tôi hiện nay cao 1,68m nặng 74kg. Xin cảm ơn và mong sớm nhận được câu trả lời! (Phan Nghĩa - 45 tuổi - Lào Cai) Trả lời: Kiểm tra sức khỏe thường xuyên có ý nghĩa quan trọng trong chuẩn đoán điều trị bệnh sớm. Hiện nay sức khỏe anh cần quan tâm 2 vấn đề: Thứ nhất: Tăng acid uric trong máu Chỉ số acid uric của anh là 533 mmol/l là cao hơn so với ngưỡng bình thường (<420 mmol/l). Đây là dấu hiệu khởi phát bệnh gút. Bệnh gút thường diễn biến theo 4 giai đoạn: Giai đoạn 1: Acid uric tăng cao trong máu cao (thường chưa xuất hiện các triệu chứng); Giai đoạn 2: Viêm khớp cấp tính:Các tinh thể acid uric bắt đầu lắng đọng tại khớp, thường là 1 khớp (phổ biến nhất là ngón chân cái) gây sưng đột ngột. Cơn gút cấp chỉ diễn ra trong khoảng vài ngày tự khỏi; Giai đoạn 3: Tái phát cơn gút cấp; Các cơn gút cấp thường tái phát. Thời gian tái phát phụ thuộc tình trạng bệnh; Giai đoạn 4: Gút mãn tính :Bệnh nhân gút không điều trị, bệnh trở thành mãn tính gặp nhiều khớp hơn. Các cơn đau diễn ra thường xuyên ở nhiều khớp hơn. Đồng thời, các tinh thể urat lắng đọng ở các khớp mô, dẫn đến hình thành hạt tophi. Trường hợp của anh mới ở giai đoạn tăng acid uric trong máu chưa xuất hiện cơn gút cấp, nên chưa cần thiết dùng thuốc Tây , anh nên dùng sp Đông y Hoàng Tiên Đan có tác dụng giảm acid uric, an toàn, không ảnh hưởng dạ dày, gan, thận… Đồng thời anh nên chú ý chế độ ăn uống sinh hoạt. +Chế độ ăn uống Không uống nhiều rượu mạnh. Không ăn các thức ăn chứa nhiều purine như: phủ tạng động vật: tim, gan, thận, lá lách, óc…, hột vịt, gà lộn, trứng cá, cá trích, cá đối, cá mòi. Không ăn mỡ động vật, không ăn đường. Dùng hạn chế: Hạn chế protid (<1g protein/kg/ ngày tương đương < 200g thịt nạc mỗi ngày). Không ăn nhiều (vừa phải, điều độ): đồ biển (tôm, cua…), các loại đậu hạt, măng tây, chocolate, cacao, trà, cà phê. Dùng nhiều: Các loại rau xanh, trái cây tươi,uống nhiều nước, nước khoáng có bicarbonate, nước sắc lá xakê, các loại ngũ cốc, sữa, trứng, chống béo phì, tăng cường vận động, tránh stress, tránh gắng sức, tránh lạnh đột ngột… +Chế độ sinh hoạt Ngâm chân nước nóng hàng tối là có ích, có thể làm thường xuyên, nhưng không nên dùng nước quá nóng, cũng không nên ngâm lúc đang bị viêm cấp. Tắm sông, tắm biển là rất tốt, điều này hoàn toàn khác với việc dầm mưa lạnh hay bị lạnh đột ngột. Tránh gắng sức, tránh căng thẳng, tránh thức quá khuya, tránh lạnh, tránh dầm mưa lạnh. Cần duy trì một chế độ tập luyện, vận động thường xuyên, vừa sức. Thứ hai: Vấn đề cân nặng Thừa cân cũng làm gia tăng nguy cơ bệnh gút các bệnh về tim mạch. Dựa theo chỉ số đánh giá béo phì BMI = Cân nặng kg/(Chiều cao: m)²; chỉ số BMI của anh là 26,2 ở giai đoạn tiền béo phì. Bảng đánh giá theo chuẩn của Tổ chức y tế thế giới (WHO), dành riêng cho người châu Á (IDI&WPRO) Anh nên điều chỉnh lại chế độ ăn thường xuyên tập thể dục thể thao. Chúc anh sức khỏe. . Phòng ngừa bệnh gout và béo phì Câu hỏi: Thời gian vừa qua tôi có đi xét nghiệm máu và nước tiểu tại bệnh viện Bạch Mai để kiểm. sẽ bị bệnh gút. Tôi muốn hỏi bác sĩ xem phải dùng thuốc và chế độ ăn uống, rèn luyện thể thao như thế nào để phòng ngừa bệnh gút và giảm được béo phì.

Ngày đăng: 20/03/2014, 23:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w