1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Chữa bướu cổ đơn thuần docx

3 404 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 84,82 KB

Nội dung

Chữa bướu cổ đơn thuần Bướu cổ đơn thuần là bệnh nội tiết gây to tuyến giáp do thiếu iốt, hay gặp ở một vùng nhất định (thường ở miền núi) nên còn gọi là bướu cổ địa phương, nữ mắc nhiều hơn nam. Trong một số trường hợp, bướu cổ là phản ứng của tuyến giáp đối với sự mất cân bằng của nội tiết tuyến giáp. Thường gặp ở lứa tuổi trưởng thành, lúc có thai, cho con bú và thời kỳ tắt kinh. Nguyên nhân bệnh lý theo y học cổ truyền - Bướu cổ địa phương do thiếu iốt, ngoài ra còn có một số yếu tố khác như di truyền, thiếu một số thức ăn khác, điều kiện vệ sinh kém - Bướu cổ tán phát: gặp ở nữ nhiều hơn nam, có thể do phản ứng của tuyến giáp, hoặc bài tiết không đủ, hoặc nhu cầu tăng ở tuổi dậy thì, có thai, tắt kinh hoặc dị tật bẩm sinh tuyến giáp. Bệnh lý chủ yếu là đàm thấp và khí trệ: Người bệnh có tỳ khí kém thêm ảnh hưởng của thức ăn, nước uống làm cho đàm thấp nội sinh, đàm thấp sinh nhiều càng làm tăng thêm khí trệ mà sinh bệnh. Hoặc do tức giận, thương can, can khí không thông đạt, uất nên sinh đờm, đờm khí kết ở cổ mà sinh bệnh. Đàm thấp và khí trệ là hỗ tương nhân quả cho nên khối u ngày càng to thêm. Cũng do can chủ sơ tiết mà hai mạch xung nhâm thuộc kinh can nên phụ nữ có kinh, thai nghén, cho con bú đều liên quan đến khí huyết của can, những lúc đó dễ mắc bệnh. Triệu chứng chủ yếu là to tuyến giáp - Thể tán phát: Gặp nhiều ở nữ tuổi dậy thì, có thai, cho con bú, lúc tắt kinh tuyến giáp thường to hơn và qua những thời kỳ đó tuyến giáp lại nhỏ hơn. Thường tuyến giáp to ít, sờ mềm và trơn láng. Đến tuổi trung niên càng già thì bướu có thể cứng và nổi cục. - Bướu cổ địa phương tính to nhỏ không đều, chia làm 3 độ: + Độ 1: Nhìn kỹ, có khi phải nhìn nghiêng, hoặc phải sờ nắn mới phát hiện. + Độ 2: Nhìn thẳng đã thấy to. + Độ 3: Bướu quá to. Có một số trường hợp bướu ở vị trí đặc biệt hoặc bị chèn ép khó chẩn đoán như bướu giáp chìm làm khó chịu mỗi khi nuốt và thở; bướu dưới lưỡi thường gặp ở phụ nữ, ở đáy lưỡi làm cho khó nhai, khó nuốt và khó nói. Bướu cổ mới bắt đầu nhỏ mặt nhẵn, về sau có thể to nhỏ không đều, cứng thành cục hoặc nang, bề mặt có thể có tĩnh mạch nổi. Trường hợp bướu to quá sẽ có hiện tượng chèn ép sinh ho khó thở, vướng cổ. Chèn ép thực quản thì nuốt khó, chèn ép hầu họng thì khàn giọng có khi xuất huyết trong nang gây đau và bướu to đột ngột. Các bài thuốc Thể khí trệ: Bướu cổ thường to lên lúc bực bội, lúc có kinh hoặc có thai. Bụng đầy tức, sườn đau, bụng dưới đau, rêu lưỡi mỏng, mạch huyền. Phép trị: Lý khí giải uất. Bài 1: Hải tảo 30g, hải phiêu tiêu và côn bố mỗi thứ 20-30g, trần bì 8g, mộc hương, hương phụ, uất kim đều 12g. Trường hợp khí uất hóa hỏa, người phiền táo, dễ tức giận, hồi hộp mất ngủ, nhiều mồ hôi, tay run dùng thêm đơn bì, sơn chi, kiên tử tâm, hoàng liên, hạ khô thảo. - Bài 2: Hải tảo, côn bố, lượng bằng nhau tán bột mịn luyện mật làm hòa tan, mỗi lần dùng 10-20g ngậm nuốt, sau bữa cơm tối, có thể dùng lâu dài. - Bài 3: Hải tảo, côn bố, lượng bằng nhau, thanh bì lượng bằng 1/3 của côn bố, sao vàng tán bột làm hoàn. Mỗi ngày uống 10g sau bữa tối, uống lâu dài. - Bài 4: Uất kim, đơn sâm, hải tảo đều 15g. Sắc uống hằng ngày trong 3-4 tuần. Dùng cho thể khí huyết ứ trệ. - Bài 5: Côn bố, hải tảo, đậu nành 150-200g, nấu chín thêm đường ăn thường xuyên. - Bài 6: Hạ khô thảo 30g, hải tảo 60g, sắc uống ngày 1 thang. Thể đàm thấp: Bướu cổ to chân tay mệt mỏi, buồn ngủ, ngực tức, kém ăn, bụng đầy, lưỡi bệu rêu dày, mạch hoạt. Phép trị: Hóa đàm nhuyễn kiên, kiện tỳ trừ thấp. - Bài 1: Hải tảo, côn bố, đều 40g, trần bì, bán hạ, xuyên khung đều 8g, đương quy, đảng sâm, bạch truật, bạch linh, triết bối mẫu đều 16g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang. Gia giảm: Chân tay lạnh, sợ lạnh gia quế nhục 3-4g, chế phụ tử 6-10g, bướu to có cục gia thêm đan sâm 12g, chế hương phụ 10g, đào nhân 10g, hồng hoa 6g. - Bài 2: Triết bối mẫu, hải tảo, mẫu lệ đều 12g, tán bột mịn trộn đều. Mỗi lần uống 6g, ngày hai lần. Uống trước khi ăn với rượu trắng. - Bài 3: Bạch thược 15g, huyền sâm 9g, hạ khô thảo 30g, chế hương phụ 12g, bạch giới tử 12g, sắc uống ngày 1 thang. - Bài 4: Mẫu lệ, hải tảo, côn bố, bạch tật lê, bạch thược, sinh địa, huyền sâm, kỷ tử lượng bằng nhau. Tất cả tán bột mịn cho mật làm hoàn 10g. Mỗi ngày uống 2-3 hoàn với nước sôi để nguội. - Bài 5: Hà thủ ô 20g, ô mai 10g, côn bố 15g. Sắc uống ngày 1 thang. - Bài 6: Lá sinh địa, hạ khô thảo 30g, sơn tra 20g, sắc uống trong ngày. . Chữa bướu cổ đơn thuần Bướu cổ đơn thuần là bệnh nội tiết gây to tuyến giáp do thiếu iốt, hay gặp ở một vùng nhất định (thường ở miền núi) nên còn gọi là bướu cổ địa phương,. bệnh lý theo y học cổ truyền - Bướu cổ địa phương do thiếu iốt, ngoài ra còn có một số yếu tố khác như di truyền, thiếu một số thức ăn khác, điều kiện vệ sinh kém - Bướu cổ tán phát: gặp ở. thẳng đã thấy to. + Độ 3: Bướu quá to. Có một số trường hợp bướu ở vị trí đặc biệt hoặc bị chèn ép khó chẩn đoán như bướu giáp chìm làm khó chịu mỗi khi nuốt và thở; bướu dưới lưỡi thường gặp

Ngày đăng: 06/07/2014, 10:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w