1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Thuốc từ con cầy hương ppsx

2 360 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 61,01 KB

Nội dung

Thuốc từ con cầy hương Cầy hương (Viverricula indica Desmarest) thuộc họ Cầy (Viverridae), tên khác là chồn hương, cầy xạ, chồn mướp, chồn ngận, chồn đèn, người Tày gọi là tu cỏi, là loại thú rừng nhỏ ăn thịt, dài 80-100cm, kể cả đuôi, nặng 3-5kg. Thân mảnh, mõm dài nhọn, tai ngắn tròn, đuôi to và dài. 4 chân ngắn có lông màu nâu, bàn chân cũng được phủ một lớp lông rất dày. Bộ lông dày, mềm, màu vàng xám điểm những vệt hoặc đốm sẫm ở hai bên thân, những sọc dài màu nâu hay đen suốt dọc sống lưng và nhiều khoanh tròn không đều cũng màu sẫm ở đuôi. Con đực có túi xạ (tuyến xạ) nằm ở khoảng giữa hậu môn và cơ quan sinh dục, to bằng quả ổi nhỏ. Nhiều loài cầy khác cũng cho xạ hương như cầy hương Mã Lai, cầy mực, cầy vòi. Cầy hương phân bố chủ yếu ở Ấn Độ, Trung Quốc, các nước Đông Nam châu Á. Ở Việt Nam, cầy hương có ở hầu khắp các tỉnh miền núi và trung du. Sống đơn độc, ẩn nấp ở hang hốc, bụi rậm trong rừng, ven đồi, đôi khi cả chỗ hoang vắng trong thôn xóm, làng bản. Người ta thường tổ chức săn bắt cầy hương vào mùa khô mới kiếm được nhiều xạ hương. Vì lúc này, thức ăn trở nên dồi dào hơn đối với con vật và túi xạ của cầy đực cũng phát triển mạnh. Khi bắt hoặc bắn được cầy hương, mổ lấy túi xạ. Theo kinh nghiệm của đồng bào miền núi, phải cắt ngay túi xạ vì nếu để lâu trong mình con vật, xạ sẽ giảm mùi thơm rất nhiều. Túi xạ hình hạt đậu, bên ngoài có da bao bọc và lông che phủ. Bỏ phần lông, mỡ và thịt bám ở ngoài túi, buộc chặt miệng túi, treo trên giàn bếp cho khô. Khi dùng, cắt túi ra, nạo chất xạ sánh đặc như sữa màu như sáp ong cho vào lọ, đậy kín; rồi đốt lửa nhẹ cho cháy hết lông ở bên ngoài túi, cắt làm nhiều mảnh, ngâm với rượu để làm rượu xạ. Xạ hương chính là bộ phận dùng chủ yếu của cầy hương. Dược liệu chứa chất thơm là muskon, chất nhựa, chất béo, chất nhày, protein, cholesterin, calci và muối kali. Đó là một nguyên liệu quý để chế hương liệu sản xuất nước hoa, xà phòng thơm. Trong y học cổ truyền, xạ hương có vị cay, tính ấm, mùi thơm mạnh, có tác dụng khai khiếu, trấn tâm, chống độc, tiêu viêm, giảm đau, thông kinh, chữa trúng phong, mê sảng, co giật, mụn nhọt lở loét, thủy thũng, thấp nhiệt, nội thương tích tụ. Liều dùng hằng ngày: 0,04 - 0,10g. Xạ hương ít được dùng riêng mà thường phối hợp với những vị thuốc khác như trong biệt dược nổi tiếng Lục thần hoàn và Nhân đơn. Dùng ngoài, xạ hương đem nghiền nhỏ, tẩm nước rồi bôi hoặc đắp có tác dụng giảm đau, tiêu sưng. Tuệ Tĩnh (Nam dược thần hiệu) đã dùng xạ hương trộn với bột quả trám đốt thành than, rồi bôi xỉa chữa đau răng, sâu răng. Theo kinh nghiệm của đồng bào ở vùng núi cao, lấy xạ hương khoảng vài gam, phối hợp với quả hồi 5-6 cánh, cỏ xước 30g, diêm sinh 0,4g, phơi khô, giã nhỏ, trộn đều, cho vào túi vải rồi buộc vào rốn, ngay cả lúc giao hợp để làm thuốc ngừa thai. Thậm chí, có người còn cho rằng mùi thơm quá mạnh của xạ cũng có thể làm trụy thai. Do đó phụ nữ có thai không được tiếp xúc và sử dụng xạ hương. Để tuyệt đối tránh điều này, đồng bào dân tộc ở Tây Nguyên, khi bắt được cầy hương thường cắt túi xạ và phơi giấu trong rừng chứ không đem về nhà. Để chữa mụn nhọt, chốc lở, có thể lấy da cầy hương 15g, cạo sạch lông, phối hợp với thổ phục linh 10g, kim ngân hoa 10g, mai mực 10g, ý dĩ 10g, bồ cu vẽ 8g, hoạt thạch 8g, phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày. Dùng nhiều ngày. . Thuốc từ con cầy hương Cầy hương (Viverricula indica Desmarest) thuộc họ Cầy (Viverridae), tên khác là chồn hương, cầy xạ, chồn mướp, chồn ngận, chồn đèn,. đuôi. Con đực có túi xạ (tuyến xạ) nằm ở khoảng giữa hậu môn và cơ quan sinh dục, to bằng quả ổi nhỏ. Nhiều loài cầy khác cũng cho xạ hương như cầy hương Mã Lai, cầy mực, cầy vòi. Cầy hương. săn bắt cầy hương vào mùa khô mới kiếm được nhiều xạ hương. Vì lúc này, thức ăn trở nên dồi dào hơn đối với con vật và túi xạ của cầy đực cũng phát triển mạnh. Khi bắt hoặc bắn được cầy hương,

Ngày đăng: 06/07/2014, 10:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN