Cây thuốc vị thuốc Đông y - ĐINH HƯƠNG ppsx

5 346 0
Cây thuốc vị thuốc Đông y - ĐINH HƯƠNG ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Cây thuốc vị thuốc Đông y - ĐINH HƯƠNG Vị thuốc Đinh hương ĐINH HƯƠNG (丁香) Flos Caryophylii Tên khác: Công Đinh hương, Hùng tử hương, Đinh tử, Đinh tử hương, Kê tử hương. Tên khoa học: Syzygium aromaticum (L.) Merill et L.M. Perry = (Eugenia caryophylata Thunb.), họ Sim (Myrtaceae). Mô tả: Cây: Đinh hương cao 12-15m. Lá mọc đối, hình bầu dục nhọn, phiến lá dài. Hoa mọc thành xim nhỏ chi chít và phân nhánh ở đầu cành. Hoa gồm 4 lá đài dày, khi chín có màu đỏ tươi, 4 cánh tràng màu trắng hồng, khi nở thì rụng sớm, rất nhiều nhị. Quả mọng dài, quanh có các lá đài, thường chỉ chứa một hạt. Dược liệu: Nụ hoa giống như một cái đinh, màu nâu sẫm, bao gồm phần bầu dưới của hoa hình trụ, dài 10 - 12 mm, đường kính 2 - 3 mm và một khối hình cầu có đường kính 4 - 6 mm. Ở phía dưới bầu đôi khi còn sót lại một đoạn cuống hoa ngắn, phía trên có 4 lá đài dày, hình 3 cạnh, xếp chéo chữ thập. Khối hình cầu gồm 4 cánh hoa chưa nở, xếp sít nhau. Bóc cánh hoa thấy bên trong có nhiều nhị, giữa có một vòi nhụy, thẳng, ngắn. Cắt dọc bầu dưới có hai ô chứa nhiều noãn. Tinh dầu tập trung ở phần bầu của hoa. Bộ phận dùng: Dược liệu là nụ hoa đã phơi khô của cây Đinh hương (Syzygium aromaticum (L.) Merill et L.M. Perry). Phân bố: Dược liệu phải nhập từ Trung Quốc. Thu hái: Thu hái khi nụ hoa có màu đỏ sẫm, loại bỏ tạp chất và cắt bỏ phần cuống hoa, phơi hoặc sấy khô. Tác dụng dược lý: +Nước chiết xuất Đinh hương có tác dụng kích thích dạ dày tăng tiết acid dịch vị và pepsin, kích thích tiêu hóa. +Dịch chiết xuất nước, cồn, ête của Đinh hương và tinh dầu Đinh hương đều có tác dụng kháng khuẩn mạnh đối với nấm gây bệnh. Đinh hương có tác dụng ức chế với mức độ khác nhau đối với tụ cầu khuẩn, trực khuẩn lao, liên cầu dung huyết, trực khuẩn bạch hầu, lỵ, trực khuẩn phó thương hàn, phẩy khuẩn tả, trực khuẩn Bruce, trực khuẩn viêm phổi và virus cúm. In vitro thuốc có tác dụng làm tê liệt và giết chết lãi đũa ở heo. +Đinh hương có loại thành phần hòa tan trong nước chưa được rõ có tác dụng kích thích cơ trơn của tử cung. +Tinh dầu Đinh hương nhỏ vào hốc răng có tác dụng khử khuẩn và làm giảm đau răng. Thành phần hoá học: Đinh hương chứa tinh dầu với hàm lượng 15-20% ở nụ hoa, 5-6% ở cuống hoa và 2-3% ở lá, protein 6%, lipid 20%, carbohydrat 61%, campestrol, stigmasterol, quercetin, kaempferol. Tinh dầu hoa đinh hương là chất lỏng nặng hơn nước, không màu hoặc màu vàng, mùi và vị đặc trưng, có thành phần chính là eugenol với tỷ lệ 80-95%. Chất lượng tinh dầu tốt nhất ở nụ hoa, rồi đến cuống hoa và lá. Quả đinh hương chứa ít tinh dầu, hàm lượng eugenol lại thấp nên không được sử dụng. Công năng: Ấm tỳ vị, giáng nghịch khí, bổ thận trợ dương, giảm đau. Công dụng: Tỳ thận hư hàn, nấc, nôn, đau bụng lạnh, ỉa chảy, thận hư, liệt dương. Tinh dầu làm thuốc sát trùng, diệt tuỷ răng và chế eugenat kẽm là chất hàn răng tạm thời. Đinh hương dùng làm gia vị trong thực phẩm và hương liệu. Cách dùng, liều lượng: Ngày 1 - 4g, độc vị hoặc phối hợp trong các bài thuốc sắc, bột, hoàn hoặc ngâm rượu. Có thể ngâm rượu để xoa bóp. Bài thuốc: 1.Trị chàm lở: Dùng Đinh hương gia vào 100ml cồn 75% ngâm 48 giờ, bỏ xác, mỗi ngày bôi vào vùng chàm lở 3 lần. 2.Trị lở đầu vú: Đinh hương 10 - 20 cái (nụ) tán bột mịn. Nếu lở khô trộn dầu (mè hoặc dầu mù u) bôi vào, nếu lở ướt rắc bột vào 2 - 3 lần mỗi ngày. 3.Trị nôn, nấc cụt, trẻ em ợ sữa: +Đinh hương thị đế thang: Đinh hương 3g, Tai hồng 10g, Đảng sâm 10g, Sinh khương 10g, sắc nước uống. +Đinh hương tán: Đinh hương 3g, Sa nhân 5g, Bạch truật 10g, tán bột mịn mỗi lần uống 2 - 4g, ngày 2 3 lần với 2 - 3 lần với nước ấm. Trị chứng nôn, tiêu chảy do tỳ vị hư hàn. 4.Trị đau do lóet dạ dày tá tràng thể hư hàn: +Đinh hương chỉ thống tán: Diên hồ sách 10g, Ngũ linh chi 6g, Đương qui 10g, Quất hồng 6g, Đinh hương 4g, tán bột mịn trộn đều. Mỗi lần uống 3 - 6g, ngày 2 - 3 lần với nước sôi ấm. Trường hợp chảy máu không dùng. +Đinh hương 30g, bột Long cốt 300g, Mẫu lệ 300g, bột mì 120g, tất cả tán bột mịn trộn đều gói thành bao 6g mỗi bao. Mỗi lần uống 1 bao, ngày uống 2 - 3 lần với nước sôi ấm. Trường hợp lóet bao tử ợ chua nhiều uống tốt. Kiêng kỵ: Không hư hàn không nên dùng. Không dùng với Uất kim. . C y thuốc vị thuốc Đông y - ĐINH HƯƠNG Vị thuốc Đinh hương ĐINH HƯƠNG (丁香) Flos Caryophylii Tên khác: Công Đinh hương, Hùng tử hương, Đinh tử, Đinh tử hương, Kê tử hương. . tử hương. Tên khoa học: Syzygium aromaticum (L.) Merill et L.M. Perry = (Eugenia caryophylata Thunb.), họ Sim (Myrtaceae). Mô tả: C y: Đinh hương cao 1 2-1 5m. Lá mọc đối, hình bầu dục. nôn, nấc cụt, trẻ em ợ sữa: +Đinh hương thị đế thang: Đinh hương 3g, Tai hồng 10g, Đảng sâm 10g, Sinh khương 10g, sắc nước uống. +Đinh hương tán: Đinh hương 3g, Sa nhân 5g, Bạch truật

Ngày đăng: 02/08/2014, 17:20