1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Chứng đau nửa đầu ở trẻ nhỏ pot

6 322 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 132,74 KB

Nội dung

Chứng đau nửa đầu ở trẻ nhỏ Gần như ai cũng đã và sẽ bị đau đầu, có thể do bị va đập, bị cảm cúm… có khi chỉ đau trong chốc lát nhưng cũng có khi ngày này qua ngày khác. Có lẽ mọi người đều đồng ý đau nửa đầu là một trong những thứ tệ hại nhất, nhưng chắc ít ai biết chứng đau đầu kinh khủng này không phải chỉ “dành cho” người lớn. Trẻ nhỏ bị đau nửa đầu không phải là chuyện hiếm. Năm 2009, các nhà nghiên cứu tại Children’s National Medical Center và đại học George Washington, Hoa Kỳ, nhận thấy 17% trẻ từ 4 tuổi trở lên mắc phải chứng đau đầu thường xuyên hoặc nghiêm trọng. Trên thực tế, bệnh đau nửa đầu nằm trong nhóm 5 bệnh hàng đầu có ảnh hưởng khủng khiếp đến trẻ em, ngay sau bệnh suyễn, dị ứng, béo phì và trầm cảm. Trẻ sơ sinh cũng có thể bị đau nửa đầu, dù việc nhận biết khá khó khăn do các bé chưa biết nói (ôm đầu có thể là một dấu hiệu). Đau nửa đầu nằm trong "top 5" các bệnh ảnh hưởng to lớn đến trẻ nhỏ. (Ảnh: Inmagine) Bệnh đau đầu ở trẻ em có xu hướng đỡ dần khi trẻ lớn lên. Theo bác sĩ Alyssa A. Lebel, đồng trưởng khoa Chữa trị Đau đầu tại bệnh viện Nhi đồng Boston, “Não bộ trẻ em thay đổi khi phát triển, do đó cơn đau có thể sẽ không còn nữa.” Các hormone trong cơ thể có vẻ cũng có tác động đến việc này. Nếu như ở độ tuổi dưới 10, số trẻ em trai và gái bị đau nửa đầu là tương đương nhau thì đến tuổi 12 – giai đoạn trong và sau thời điểm bắt đầu dậy thì – số trẻ em gái bị đau nửa đầu nhiều gấp 3 trẻ em trai. Nhưng dù sao thì cũng may là cơn đau đầu của trẻ con thường qua nhanh hơn so với người lớn. Và bố mẹ thậm chí còn có thể đẩy nhanh quá trình này hơn nữa, góp phần giảm nguy cơ trẻ mắc phải các cơn đau đầu tái phát, nếu bạn hiểu rõ bệnh. Có thể nhận biết cơn đau nửa đầu đang chuẩn bị “kéo đến”? Chứng đau nửa đầu ở trẻ em thường khó chẩn đoán và bị nhầm lẫn với chứng đau đầu căng thẳng do đều có xu hướng gây đau ở cả hai bên đầu (trong khi người lớn chỉ bị đau ở một bên nếu bị đau nửa đầu). Đau nửa đầu cũng thường xuyên bị chẩn đoán sai thành bệnh viêm xoang. Thậm chí khi bé bị đau ở các vùng xoang, bị chảy nước mắt, chảy mũi, đó thường cũng không phải là viêm xoang mà là đau nửa đầu. Cơn đau nửa đầu thường khởi đầu không giống nhau. Một số đứa trẻ chỉ đơn giản cảm thấy không được khỏe, hoặc trở nên nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh, chóng mặt, khó chịu ở bụng, nôn ói. Trước và trong khi bị đau nửa đầu, một số trẻ thậm chí còn bị yếu cơ, giảm khả năng phối hợp hoạt động cơ thể, nói vấp, thậm chí gặp khó khăn khi phát âm. Và cứ 5 trẻ thì lại có 1 bị tiền triệu – mà phổ biến nhất là mờ mắt và / hoặc thấy những đốm bất thường, bóng màu, đường răng cưa hoặc ngửi thấy mùi nào đó. Hiện tượng tiền triệu này thường bắt đầu trong khoảng 10-30 phút trước khi bị đau và kéo dài 20 phút; tuy vậy tiền triệu cũng có thể xuất hiện vào đêm trước khi bị đau đầu. Khi bị đau nửa đầu, trẻ thường rất nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh. (Ảnh: Inmagine) Nguyên nhân Chứng đau nửa đầu thường do rối loạn co giãn các mạch máu não; mạch máu não bị co lại tạm thời làm cho lượng máu và oxy đưa lên não giảm đột ngột, não phải gửi thông điệp cầu cứu “cần thêm máu và oxy”, và thế là các mạch máu khác giãn ra, đập nhanh và mạnh, gây nên cơn đau “như búa bổ”. Một số nhà khoa học tin rằng những người bị đau nửa đầu là những người có hệ thần kinh “bị thừa hưởng”, di truyền xu hướng phản ứng lại một cách khác biệt với những thay đổi của cơ thể và môi trường. Những thay đổi này, tùy từng người, có thể gây ra do những tác nhân khác nhau. Tuy vậy cũng có những tác nhân chung thường gặp ở nhiều người, chẳng hạn như căng thẳng. Một nghiên cứu vào năm 2009 tại Đức cho thấy những bé trai trong các gia đình thường có xung khắc và các bé bận rộn thiếu thời gian nghỉ ngơi có tỷ lệ mắc bệnh đau nửa đầu cao. Ngoài ra, những thay đổi trong công việc thường nhật (như đi học lại sau một chuyến nghỉ mát), thời tiết thay đổi, không gian quá sáng, quá ồn, thiếu ngủ và bỏ bữa ăn cũng đều có thể gây ra đau nửa đầu. Một số loại thực phẩm (phô mai, sô-cô-la, đồ chiên rán, bột ngọt…) cũng bị coi là thủ phạm. ần trợ giúp khẩn cấp? ổ biến, nh ưng một cơn đau đầu có thể là dấu hiệu của suy nhược hay chấn th ương nghiêm tr ạn đau đầu dữ dội k èm theo sốt hay bị đơ cứng vùng cổ – đó có thể là triệu chứng của bệnh vi êm màng não ương vùng đầu và bắt đầu nôn mửa, khó giữ thăng bằng hay trở nên rối loạn – đó có th ạn gặp khó khăn khi nói, bị t ê cứng và/ hoặc có vấn đề trong việc di chuyển con ngươi. Đó là nh ững triệu chứng của đột u m ới cho thấy có đến 10% các trường hợp đột quỵ xảy ra ở trẻ em và thiếu niên). . đoán và bị nhầm lẫn với chứng đau đầu căng thẳng do đều có xu hướng gây đau ở cả hai bên đầu (trong khi người lớn chỉ bị đau ở một bên nếu bị đau nửa đầu) . Đau nửa đầu cũng thường xuyên bị. nữa, góp phần giảm nguy cơ trẻ mắc phải các cơn đau đầu tái phát, nếu bạn hiểu rõ bệnh. Có thể nhận biết cơn đau nửa đầu đang chuẩn bị “kéo đến”? Chứng đau nửa đầu ở trẻ em thường khó chẩn đoán. đến trẻ nhỏ. (Ảnh: Inmagine) Bệnh đau đầu ở trẻ em có xu hướng đỡ dần khi trẻ lớn lên. Theo bác sĩ Alyssa A. Lebel, đồng trưởng khoa Chữa trị Đau đầu tại bệnh viện Nhi đồng Boston, “Não bộ trẻ

Ngày đăng: 06/07/2014, 08:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN