Dấu hiệutrẻnhỏmắc bệnh viêmtaigiữa
Trẻ dưới 4 tháng tuổi khi có biểu hiện viêmtaigiữa cần nhập viện để điều trị,
theo dõi vì hệ thống miễn dịch của trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh, dễ biến
chứng.
Viêm taigiữa (VTG) là bệnhviêm cấp tính ở lớp niêm mạc lót trong tai giữa,
thường xuất phát sau viêm mũi họng. Bệnh có thể diễn tiến dẫn đến nhiều bệnh lý
tai giữa khác như VTG thanh dịch, VTG mạn cholesteatoma và VTG mủ, VTG
biến chứng. Vậy khi nào trẻ VTG cấp cần nhập viện để điều trị?
Nguyên nhân VTG cấp: VTG cấp thường do vi khuẩn từ vòm họng theo vòi nhĩ
lên taigiữa gây nên, do cơ chế bảo vệ của lớp niêm mạc vòi nhĩ không còn hoạt
động hiệu quả hoặc lỗ vòi nhĩ bị tắc nghẽn do các khối choán chỗ tại vùng vòm
họng (VA trẻ em).
Ai có thể bị VTG?
Nghiên cứu tại các nước công nghiệp cho thấy rằng, trẻ bú mẹ có tác dụng phòng
chống VTG trong năm đầu. Bú mẹ cũng là biện pháp phòng bệnh tốt nhất ở các
nước phát triển như nước ta. Các yếu tố làm trẻ dễ bị mắc VTG là: không được bú
mẹ; bị VTG cấp trong 6 tháng đầu đời; cha mẹ hoặc anh chị có tiền sử viêm tai, trẻ
sứt môi, ở hàm ếch kể cả đã được vá chỉnh. Trẻ em có nguy cơ bị VTG cao hơn
người lớn vì ở trẻ em sụn vòi nhĩ còn mềm, dễ bị xẹp, vòi nhĩ ở trẻ em ngắn và
nằm ngang hơn người lớn, hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn chỉnh, trẻ dễ có nguy
cơ bị nhiễm khuẩn hô hấp trên. Đặc biệt, tình trạng viêm VA phổ biến ở trẻ em
cũng dễ dẫn đến bệnh VTG.
Làm sao biết taigiữa bị viêm?
Khi VTG thường có biểu hiện đặc trưng: chảy mủ tai và đau nên trẻ nhũ nhi hay
quấy khóc, đưa tay dụi hoặc cấu tai, chán ăn, nôn hoặc tiêu chảy, có thể sốt cao.
Khi ấn vào vùng tai hoặc kéo vành taibệnh nhân đau nhói. Trẻnhỏ khóc thét. Ở trẻ
lớn còn kêu đau đầu, nghe kém. Dấuhiệu đặc trưng của VTG là soi thấy màng nhĩ
đỏ, không di động hoặc căng phồng… Nhưng chảy mủ và đautai là dấuhiệu quan
trọng để chẩn đoán.
Khi nào trẻ bị VTG cần nhập viện điều trị?
Khi có các biểu hiện xấu như sốt, nôn nhiều, nhức đầu, rét run, tổng trạng suy sụp,
trẻ lớn kêu chóng mặt. Những trẻ dưới 4 tháng tuổi khi có biểu hiện của VTG nên
nhập viện để điều trị và theo dõi vì hệ thống miễn dịch của bé chưa phát triển hoàn
chỉnh, dễ có biến chứng nặng và nguy hiểm. Thường viêmtai xuất phát sau viêm
mũi họng. Khoảng 2/3 số trường hợp VTG cấp là do vi khuẩn trong đó hay gặp
nhất là phế cầu, đó cũng chính là những vi khuẩn gây viêm phổi, vì thế phải dùng
kháng sinh để điều trị ngay. Kết hợp các thuốc hạ sốt, giảm đau, chống viêm, các
thuốc nhỏ mũi kết hợp nhỏ tai.
Bệnh nhân viêmtai khi khám thấy màng nhĩ căng phồng, các bác sĩ sẽ trích màng
nhĩ để giúp mủ thoát ra hoặc đặt ống thông khí ở tai để dẫn lưu. Trường hợp tai
chảy mủ, ngoài việc dùng thuốc, các bà mẹ cũng có thể tự làm khô tai cho trẻ bằng
giấy quấn sâu kèn như sau:
- Gấp và cuộn tờ giấy thấm hoặc mảnh vải bông sạch lại thành sâu kèn (không
dùng tăm bông, tăm que hoặc giấy viết vì cứng, chạm vào thành tai gây đau tai).
- Đặt sâu kèn vào taitrẻ cho đến khi thấm ướt mủ, lấy sâu kèn ra và đặt tiếp một
sâu kèn mới khác, làm như vậy cho đến khi tai khô. Ngày thay 3 – 4 lần. Thường
phải làm 1 – 2 tuần tai mới khô hẳn. Việc phát hiện sớm các dấuhiệuviêmtai để
điều trị sớm và triệt để sẽ tránh biến chứng viêmtai xương chũm. Đây là biến
chứng rất nguy hiểm thường gặp sau VTG 1 – 2 tuần.
Dấu hiệuviêmtai xương chũm: Tiền sử VTG đã 1 – 2 tuần và đã điều trị nhưng
không đến nơi đến chốn hoặc không điều trị, đột nhiên xuất hiện các triệu chứng
cấp tính của tai.
Biểu hiện: Bệnh nhân sốt cao trở lại, toàn trạng hốc hác do nhiễm khuẩn, nhiễm
độc. Người bệnh thấy đautai và vùng xương chũm, đau lan lên nửa đầu, ù tai và
nghe kém tăng dần, chảy mủ tai tăng hoặc đột nhiên ngừng chảy mủ, có thể chóng
mặt.
Ấn vùng xương chũm (ấn vào sau tai hoặc kéo vành tai) bệnh nhân đau buốt (phản
ứng xương chũm dương tính). Cần cho đi khám chuyên khoa tai mũi họng ngay vì
nếu viêmtai xương chũm không điều trị đúng cách lại dẫn đến viêmtai xương
chũm mạn tính hồi viêm. Đây là một bệnh cấp cứu trong tai mũi họng. Nếu không
điều kịp thời sẽ gây ra biến chứng nguy hiểm thậm chí tử vong.
Phòng bệnh: Nghiên cứu cho thấy, trẻ bú mẹ ít bị VTG vì trong sữa mẹ có kháng
thể giúp bé có sức đề kháng tốt. Thứ hai, vấn đề vệ sinh cho trẻ như khi tắm không
để nước vào tai giữa, vệ sinh mũi họng để trẻ không bị viêm hô hấp trên, amidan,
VA vì giữa mũi họng và tai trong có ống thông nhau nên vi khuẩn vùng mũi họng
qua đó mà lan sang tai. Khi đã bị bệnh cần được bác sĩ thăm khám và chỉ định điều
trị, theo dõi chặt chẽ các biến chứng. Người có yếu tố nguy cơ (gia đình có anh chị
em bị viêmtai giữa) càng cần chú ý khi có dấuhiệuđautai và sốt.
.
Dấu hiệu trẻ nhỏ mắc bệnh viêm tai giữa
Trẻ dưới 4 tháng tuổi khi có biểu hiện viêm tai giữa cần nhập viện để điều trị,. trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh, dễ biến
chứng.
Viêm tai giữa (VTG) là bệnh viêm cấp tính ở lớp niêm mạc lót trong tai giữa,
thường xuất phát sau viêm