Nguy cơ ngộ độc từ những bữa ăn tại trường Các nhóm nhà trẻ gia đình sinh hoạt giống như một gia đình. Họ tổ chức chăm sóc, vệ sinh và nấu ăn cho trẻ ngay tại nhà, trong khi đa số những người nuôi trẻ đều chưa từng được trang bị kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm như quy trình nấu ăn đúng, bảo quản thức ăn… nên nguy cơ xảy ra ngộ độc thực phẩm cũng là rất lớn. Chỉ trong vòng 10 ngày, tại TPHCM đã xảy ra 2 vụ ngộ độc tập thể ở các trường mầm non, tiểu học. Ngày 7- 12, gần 120 học sinh ở Trường Tiểu học Âu Cơ, Trường Học sinh Trường Tiểu học Hòa Bình, Trường Tiểu học Âu Cơ bị ngộ độc thực phẩm đang được điều trị tại Bệnh viện quận 11 Tiểu học Hòa Bình, Trường Tiểu học dành cho trẻ em khuyết tật (quận 11) và Trường THCS Khai Trí (quận 5) đã bị ngộ độc thực phẩm ngay sau khi ăn bữa cơm trưa. Cả 4 trường học này đã ký hợp đồng với Công ty Người Sài Gòn để được cung cấp suất ăn sẵn. Ngày 17-12, 38 trẻ ở Trường Mầm non Vườn Hồng (quận Tân Bình – TPHCM) đã bị ngộ độc thực phẩm sau khi ăn sáng và ăn trưa. Trước những thông tin này, nhiều bậc phụ huynh đã rất lo lắng về những bữa ăn mà con em họ đang phải ăn hằng ngày tại trường học. Luôn “cố giảm chi” Ngay sau khi xảy ra vụ ngộ độc tập thể ở Trường Mầm non Vườn Hồng, Trung tâm Y tế dự phòng quận 11 và Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM đã xuống bếp ăn của trường để điều tra nguyên nhân gây ngộ độc. Tại đây, nhà trường cho biết thực đơn ăn sáng gồm bánh bông lan và sữa chua đã được lấy từ nguồn bên ngoài. Nhưng khi đến kiểm tra cơ sở sản xuất sữa chua thì các cơ quan quản lý ghi nhận cơ sở sản xuất này mang tính chất gia đình, nhỏ lẻ, không được trang bị về kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm và chưa có giấy phép sản xuất. Qua kiểm tra nguồn thực phẩm của nhà trường, Trung tâm Y tế dự phòng TP cũng ghi nhận bánh bông lan được nhà trường mua qua một đại lý không có nhãn mác và nhiều khả năng được làm từ ngày hôm trước. Theo bác sĩ Trần Quang Minh, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng quận Tân Bình, điều lo lắng của các nhà quản lý hiện giờ là hệ thống các nhà trẻ, mẫu giáo tư nhân và các nhóm trẻ gia đình. Ở các nhà trẻ tư nhân do tính chất thương mại hóa thể hiện khá đặc thù nên các trường thường cố gắng giảm chi để đạt được lợi nhuận cao nhất. Nhiều trường chỉ chọn mua các nguồn thực phẩm rẻ nhất, còn chất lượng thì “chỉ có trời mới biết”. Một hũ sữa chua, nếu là sản phẩm của những thương hiệu lớn như Vinamilk sẽ có giá gần 3.000 đồng/hũ nên Trường Mầm non Vườn Hồng chỉ mua sữa chua ở cơ sở sản xuất nhỏ lẻ với giá rẻ hơn rất nhiều, từ 500-1.000 đồng/hũ. Các nhóm nhà trẻ gia đình sinh hoạt giống như một gia đình. Họ tổ chức chăm sóc, vệ sinh và nấu ăn cho trẻ ngay tại nhà, trong khi đa số những người nuôi trẻ đều chưa từng được trang bị kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm như quy trình nấu ăn đúng, bảo quản thức ăn… nên nguy cơ xảy ra ngộ độc thực phẩm cũng là rất lớn. Chế biến thức ăn quá sớm cũng gây ngộ độc Thạc sĩ Đào Thị Mỹ Thanh, Trưởng Khoa Vệ sinh thực phẩm- Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM, cho biết nhà trẻ, mầm non buộc phải có bếp ăn ở trường, chứ các trường tiểu học, THCS không buộc phải thực hiện quy định này. Do vậy, hiện nay, nhiều trường học đã ký hợp đồng với các công ty cung cấp suất ăn sẵn để phục vụ cho học sinh. Thạc sĩ Mỹ Thanh lưu ý, quá trình vận chuyển thức ăn nếu không đúng quy trình cũng dễ làm thức ăn nhiễm khuẩn, gây ngộ độc. Cho dù thức ăn được chế biến bảo đảm vệ sinh nhưng nếu thức ăn được chế biến quá sớm (chế biến trước 2 giờ khi chuyển đến cho học sinh ăn) sẽ có khả năng bị nhiễm khuẩn cao, nhiều nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm. Theo thạc sĩ Mỹ Thanh, ngay cả những trường học đặt các suất ăn sẵn thì cũng nên có một bếp ăn nhỏ tại trường để hâm nóng thức ăn khi được chuyển đến và nên chia suất ăn ngay tại trường để bảo đảm vệ sinh bữa ăn cho học sinh. Ngoài ra, người chế biến cũng phải am hiểu về thành phần dinh dưỡng các thực phẩm để cân đối dinh dưỡng, tránh nấu những món ăn khó tiêu hóa để các cháu không bị đau bụng… . Nguy cơ ngộ độc từ những bữa ăn tại trường Các nhóm nhà trẻ gia đình sinh hoạt giống như một gia đình. Họ tổ chức chăm sóc, vệ sinh và nấu ăn cho trẻ ngay tại nhà, trong khi đa số những. sinh ăn) sẽ có khả năng bị nhiễm khuẩn cao, nhiều nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm. Theo thạc sĩ Mỹ Thanh, ngay cả những trường học đặt các suất ăn sẵn thì cũng nên có một bếp ăn nhỏ tại trường. 2 vụ ngộ độc tập thể ở các trường mầm non, tiểu học. Ngày 7- 12, gần 120 học sinh ở Trường Tiểu học Âu Cơ, Trường Học sinh Trường Tiểu học Hòa Bình, Trường Tiểu học Âu Cơ bị ngộ độc thực