Viêm tủy xám (bệnh bại liệt trẻ em) doc

5 298 1
Viêm tủy xám (bệnh bại liệt trẻ em) doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Viêm tủy xám (bệnh bại liệt trẻ em) Bại liệt trẻ em là một bệnh nhiễm trùng cấp tính thuộc hệ thần thần kinh trung ương, thường xảy ra về mùa hè và mùa thu, do virut xâm nhập các tế bào của sừng trước tủy sống qua đường tiêu hoá. Triệu chứng báo động thường là sốt, mệt mỏi toàn thân; các triệu chứng về hô hấp và tiêu hoá sẽ thuyên giảm sau 1 – 4 ngày. Sau đó 3 – 6 ngày, sốt tái phát, kèm theo nhức đầu, trạng thái mơ màng và nôn mửa; giai đoạn này thường goịi là giai đoạn tiền bại liệt. Đặc điểm chủ yếu của giai đoạn này là đau cơ, tăng cảm giác, trẻ không chịu cho bế ẵm hay chạm vào người. Sau một tuần, sốt lui rồi xuất hiện liệt mềm các cơ và chân tay. Dấu hiệu này cho thấy rõ giai đoạn bại liệt. Trong hầu hết các trường hợp thường liệt chi dưới; hoặc một bên, hoặc cả hai bên. Các phản xạ bên liệt đều mất; tuy nhiên không có rối loạn cảm giác. Bệnh sẽ khỏi sau một, hai tuần lễ. Một số bệnh nhi có xu hướng khỏi trong vòng một năm, một số khác sẽ để lại di chứng teo cơ và biến dạng vĩnh viễn. Điều trị: Trong giai đoạn đầu, chọn huyệt theo triệu chứng và kích thích nhẹ. Chỉ định huyệt: Đại chùy, Ngoại quan, Khúc trì. Huyệt vị theo triệu chứng. Ỉa chảy: Thiên khu, Túc tam lý. Đau họng: Thiên dung, Thiếu thương. Nhức đầu, nôn: Thái dương (kỳ huyệt), Nội quan. Di chứng hoặc giai đoạn bại liệt: Chọn huyệt: Chọn huyệt bên liệt. Kích thích mạnh. Liệt cơ hoành: Cách du, Kỳ môn, Cưu vỹ. Liệt cơ thành bụng: Tỳ du, Vị du, Lương môn, Thiên khu. Liệt chi trên: Định suyên (kỳ huyệt), Khúc trì, Hợp cốc. Liệt rũ cổ tay: Ngoại quan, Dưỡng lão. Liệt chi dưới: Huyệt Hoa đà hiệp tích (kỳ huyệt, dọc các đốt sống L2- S5), Hoàn khiêu, Dương lăng tuyền: Khớp gối duỗi quá mức: Uỷ trung, Khúc tuyền. Liệt rũ bàn chân: Thượng cư hư, Giải khê Bàn chân xoay đổ ra ngoài: Thái khê, Tam âm giao. Bàn chân xoay đổ vào trong: Huyền chung, Côn lôn. Mỗi ngày châm một lần hoặc cách nhật, lưu kim 15 –20 phút, hoặc không lưu kim. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần phối hợp tập vận động chi bị tổn thương để tăng cường chức năng vận động. Viêm vú Viêm vú là một bệnh nhiễm khuẩn sinh mủ cấp tính tại các tổ chức của tuyến vú. Bệnh có thể do nứt đầu vú của người mẹ đang nuôi con bú, hoặc do tắc tia sữa. Triệu chứng thường là đỏ tại chỗ, viêm thành cục lổn nhổn, đau nhức và giá lạnh tại chỗ; sốt kèm sưng hạch bạch huyết ở nách về phía viêm. Điều trị: Chọn huyệt thuộc các kinh Can, Đởm và Vị. Châm kích thích mạnh. Chỉ định huyệt: Thái xung, Túc lâm khấp, Nhũ căn, Thiếu trạch, Túc tam lý, Đản trung.Ghi chú: Chọn 2 –3 huyệt mỗi lần điều trị. Mỗi ngày châm một lần, lưu kim 15 –20 phút.Châm cứu có tác dụng như thuốc chống viêm ở giai đoạn đầu, nhưng nếu đã hình thành ổ áp xe, cần áp dụng điều trị bằng phẫu thuật. . Viêm tủy xám (bệnh bại liệt trẻ em) Bại liệt trẻ em là một bệnh nhiễm trùng cấp tính thuộc hệ thần thần kinh trung. hoặc giai đoạn bại liệt: Chọn huyệt: Chọn huyệt bên liệt. Kích thích mạnh. Liệt cơ hoành: Cách du, Kỳ môn, Cưu vỹ. Liệt cơ thành bụng: Tỳ du, Vị du, Lương môn, Thiên khu. Liệt chi trên: Định. tay. Dấu hiệu này cho thấy rõ giai đoạn bại liệt. Trong hầu hết các trường hợp thường liệt chi dưới; hoặc một bên, hoặc cả hai bên. Các phản xạ bên liệt đều mất; tuy nhiên không có rối loạn

Ngày đăng: 06/07/2014, 05:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan