1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

TÁM MẠCH KHÁC KINH (KỲ KINH BÁT MẠCH) (Kỳ 7) doc

5 408 5

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 124,88 KB

Nội dung

TÁM MẠCH KHÁC KINH (KỲ KINH BÁT MẠCH) (Kỳ 7) V. HỆ THỐNG MẠCH ĐỚI, MẠCH DƯƠNG DUY Mạch Đới và mạch Dương duy là hệ thống thứ 2 thuộc kỳ kinh mang tính chất dương. Mạch Đới và mạch Dương duy không có huyệt chung, chúng sử dụng kinh Đởm làm cầu nối giữa chúng với nhau. A. MẠCH ĐỚI 1. Lộ trình đường kinh: Mạch Đới xuất phát từ huyệt đới mạch (kinh Đởm), chạy chếch xuống vùng thắt lưng và chạy nối vùng quanh bụng. 2. Những mối liên hệ của mạch Đới: Mạch Đới có mối liên hệ với: - Kinh Đởm tại những huyệt mà nó mượn sử dụng (đới mạch, ngũ xu, duy đạo), ngoài ra còn có huyệt lâm khấp là huyệt khai của mạch. Kinh thiếu dương đóng vai trò như “chốt cửa” “bản lề”, do đó, khi vai trò này bị rối loạn, sẽ xuất hiện rối loạn vận động. Thiên Căn kết, sách Linh khu có đoạn: “Kinh (túc) thái dương đóng vai trò khai (mở cửa), kinh (túc) dương minh đóng vai trò hạp (đóng cửa), kinh (túc) thiếu dương đóng vai trò khu (chốt cửa). Cho nên khi nào cửa bị gãy thì bên trong cơ nhục bị nhiễu loạn Khi nào cửa đóng bị gãy thì khí không còn chỗ để ngừng nghỉ và chứng nuy tật nổi lên”. - Những kinh chính mà nó bao quanh: Thiên 44, sách Tố vấn có đoạn: “Ở vùng bụng và thắt lưng, kinh dương minh, mạch Xung, kinh thiếu âm, kinh thái âm, mạch Nhâm và mạch Đốc là những kinh mạch được bao bọc và chỉ huy bởi mạch Đới”. Và như vậy kinh quyết âm và thái dương không được bao bên ngoài bởi mạch Đới. - Mạch Dương duy trong mối quan hệ chủ - khách. 3. Những triệu chứng khi mạch Đới rối loạn: Thông thường khi mạch Đới bị rối loạn sẽ xuất hiện chứng trạng: - Bụng đầy chướng, kinh nguyệt không đều. - Cảm giác như “ngồi trong nước” (tê từ thắt lưng xuống hai chi dưới). - Yếu, liệt 2 chi dưới. 4. Huyệt khai (giao hội huyệt) và cách sử dụng: Huyệt lâm khấp là huyệt khai của mạch Đới, nằm ở góc giữa xương bàn ngón 4 và 5. Huyệt lâm khấp có quan hệ với huyệt ngoại quan. Huyệt lâm khấp có tác dụng khác kinh trên những bệnh lý yếu chi dưới và hệ sinh dục. Phương pháp sử dụng: - Trước tiên là châm huyệt lâm khấp. - Kế tiếp là châm những huyệt trị triệu chứng. - Cuối cùng chấm dứt với huyệt ngoại quan. B. MẠCH DƯƠNG DUY 1. Lộ trình đường kinh: - Mạch Dương duy bắt đầu từ huyệt kim môn (kinh Bàng quang), chạy theo mặt ngoài cẳng chân đến huyệt dương giao (kinh Đởm), chạy tiếp lên vùng mông đến huyệt cự liêu (kinh Đởm), chạy theo mặt ngoài thân lên vai đến huyệt nhu du (kinh Tiểu trường), chạy đến huyệt kiên liêu (kinh Tam tiêu) rồi đến kiên tỉnh (kinh Đởm, cũng là giao hội với túc dương minh Vị), chạy tiếp đến á môn, phong phủ (mạch Đốc), sau đó vòng từ phía sau đầu ra trước để đến tận cùng ở dương bạch sau khi đã đến các huyệt chính doanh, bản thần, lâm khấp (kinh Đởm). Với lộ trình như trên, mạch Dương duy (cũng như mạch âm duy) đã nối với toàn bộ các kinh dương của cơ thể (thái dương, dương minh và mạch Đốc). 2. Những mối liên hệ của mạch Dương duy: Mạch Dương duy có những mối liên hệ với: - Kinh chính Thái dương nơi nó xuất phát (kim môn). - Kinh chính Thiếu dương mà nó chủ yếu mượn đường để đi và qua đó đã nối với tất cả các kinh dương của cơ thể dương giao, cự liêu, kiên tĩnh, dương bạch, chính doanh, bản thần, lâm khấp - kinh Đởm; kiên liêu, kinh Tam tiêu; nhu du, kinh Tiểu trường; á môn, phong phủ - mạch Đốc. - Mạch Đới trong mối quan hệ chủ - khách. 3. Triệu chứng khi mạch Dương duy rối loạn: Triệu chứng chủ yếu của rối loạn mạch Dương duy là sốt và ớn lạnh. Trung y học khái luận có nêu lên vấn đề này như sau: “Khi mạch Dương duy có bệnh sẽ phát nhiều cơn ớn lạnh và sốt cao vì mạch Dương duy phân bố ở phần dương của cơ thể nơi phần vệ quản lý. Vì thế mà có sốt và ớn lạnh”. Trong Y học nhập môn: “Mạch Dương duy nối liền tất cả các khí dương. Nếu khí dương bị tắc trở sẽ xuất hiện sốt cao. Bệnh trạng là sốt cao và lạnh nhiều”. Tuy nhiên, tùy thuộc vào mức độ thâm nhập của tà khí vào phần dương nào của cơ thể mà có thể xuất hiện kèm các triệu chứng như: - Đau đầu, miệng đắng, chóng mặt, ù tai, buồn nôn (nếu bệnh ở vùng đầu). - Đau cứng cổ gáy sợ gió (nếu bệnh ở vùng gáy). - Đau vai lan đến cổ (nếu bệnh ở vùng vai). 4. Huyệt khai (giao hội huyệt) và cách sử dụng: Huyệt ngoại quan là huyệt khai của mạch Dương duy, nằm ở 2 thốn trên nếp cổ tay mặt ngoài cẳng tay. Huyệt ngoại quan có quan hệ với huyệt lâm khấp (quan hệ chủ - khách). Phương pháp sử dụng: - Trước tiên là châm huyệt ngoại quan. - Kế tiếp là châm những huyệt trị triệu chứng. - Cuối cùng chấm dứt với huyệt lâm khấp. . TÁM MẠCH KHÁC KINH (KỲ KINH BÁT MẠCH) (Kỳ 7) V. HỆ THỐNG MẠCH ĐỚI, MẠCH DƯƠNG DUY Mạch Đới và mạch Dương duy là hệ thống thứ 2 thuộc kỳ kinh mang tính chất dương. Mạch Đới và mạch. Những kinh chính mà nó bao quanh: Thiên 44, sách Tố vấn có đoạn: “Ở vùng bụng và thắt lưng, kinh dương minh, mạch Xung, kinh thiếu âm, kinh thái âm, mạch Nhâm và mạch Đốc là những kinh mạch. liên hệ của mạch Đới: Mạch Đới có mối liên hệ với: - Kinh Đởm tại những huyệt mà nó mượn sử dụng (đới mạch, ngũ xu, duy đạo), ngoài ra còn có huyệt lâm khấp là huyệt khai của mạch. Kinh thiếu

Ngày đăng: 06/07/2014, 05:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w