PHƯƠNG PHÁP CHÂM LOA TAI (NHĨ CHÂM) (Kỳ 4) 2. Mối liên quan giữa tai và các tạng phủ: Những đoạn kinh văn sau đây trong Linh Khu và Tố Vấn và các tài liệu kinh điển cho thấy rõ mối quan hệ giữa tai với các tạng phủ trong cơ thể. “Thận khí thông ra tai. Thận hóa thì tai nghe được ” “Tâm khai khiếu ra tai ” “Tỳ không đầy đủ thì 9 khiếu không thông” “Tủy hải không đủ thì tai ù” “Bệnh ở can hư thì tai không nghe được, khí nghịch thì đau đầu, điếc tai” “Phế khí hư thì khí ít , tai điếc” “Phế chủ âm thanh, làm tai nghe được âm thanh” Những ghi chép nêu trên cho thấy tai có quan hệ với tất cả các tạng phủ và 12 kinh mạch. Đây cũng chính là cơ sở lý luận về YHCT của phương pháp châm này. B. THEO THẦN KINH SINH LÝ HỌC 1. Phân bố thần kinh ở loa tai: Sự phân bố này rất phong phú: có các nhánh chính của dây thần kinh tai to và dây thần kinh chẩm nhỏ ở tiết đoạn thần kinh cổ 2 - 3, nhánh thái dương của dây thần kinh sinh ba, nhánh tai sau của dây thần kinh mặt, nhánh tai sau của dây thần kinh phế vị. - Nhánh trước của dây thần kinh tai - thái dương (nervus auriculo- temporalis): nhánh này đi từ dây thần kinh tai - thái dương của dây thần kinh sinh ba. Nó cho ra 3 đến 4 nhánh nhỏ, phân bố: + Trên da của luân tai và phía trước của hố tam giác. + Tại chân dưới của đối luân, ở trên và trước rễ luân. + Tại xoắn tai trên, bình tai và dái tai. Dây thần kinh tai - thái dương là một dây hỗn hợp (vận động và cảm giác) là một nhánh của dây thần kinh hàm dưới và dây này lại là chi thứ 3 của dây thần kinh sinh ba. Dây thần kinh tai - thái dương có nhiều nhánh bên: 1 nhánh cho hạch thị (hạch Arnold ), 1 nhánh nối cho ổ mắt dưới (alveolus inferior), các nhánh mạch cho động mạch màng não giữa và cho động mạch hàm trong, 1 hoặc 2 nhánh nối chạy vào chi trên của dây thần kinh mặt, các nhánh cho tuyến mang tai, các nhánh cho lỗ tai ngoài, 1 nhánh cho màng nhĩ, các nhánh cho bình tai và bộ phận phía trước của loa tai, các nhánh mạch cho động mạch thái dương. Sau khi cho các nhánh nêu trên, dây thần kinh tai - thái dương đi lẫn vào trong tổ chức dưới da của vùng thái dương. Dây này có những nối kết với dây mặt và nó làm cho chúng ta chú ý đặt biệt đến mối quan hệ của nó với dây thần kinh sinh ba. Cùng với dây mặt và dây thần kinh phế vị, nó kiểm soát lỗ tai ngoài. - Dây thần kinh tai to (nervus auricularis major): đây là một nhánh của đám rối cổ nông (plexus cervicalis superficialis). + Các nhánh da của đám rối này là: . Nhánh cổ ngang . Nhánh tai . Nhánh chũm . Nhánh trên ức . Nhánh trên đòn . Nhánh trên mỏm cùng vai. Mỗi một nhánh trong các nhánh kể trên được nối với hạch giao cảm cổ trên bởi các nhánh nối. + Phát xuất từ đám rối cổ, dây thần kinh tai to men theo bề mặt của cơ ức đòn chũm, đi lên ngang dái tai, phân ra hai nhánh: nhánh trước tai và nhánh sau tai. . Nhánh trước tai xuyên qua dái tai ra mặt trước của loa tai, cho một nhánh tương đối to theo thuyền tai đi lên phân bố ở 2/3 dưới của thuyền tai, đối luân, đầu nhọn của hố tam giác, xoắn tai trên và một phần của rễ luân. Còn có một nhánh khác phân bố ở phần trên và giữa thuyền tai, ở phần giữa của luân tai. Da của phần dái tai dưới rãnh bình tai cũng có thần kinh tai to phân bố. . Nhánh sau tai phân bố tại da của phần giữa của mặt sau loa tai. . PHƯƠNG PHÁP CHÂM LOA TAI (NHĨ CHÂM) (Kỳ 4) 2. Mối liên quan giữa tai và các tạng phủ: Những đoạn kinh văn sau đây trong Linh. thần kinh tai to men theo bề mặt của cơ ức đòn chũm, đi lên ngang dái tai, phân ra hai nhánh: nhánh trước tai và nhánh sau tai. . Nhánh trước tai xuyên qua dái tai ra mặt trước của loa tai, cho. tai, ở phần giữa của luân tai. Da của phần dái tai dưới rãnh bình tai cũng có thần kinh tai to phân bố. . Nhánh sau tai phân bố tại da của phần giữa của mặt sau loa tai.