1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Phép châm điều trị (Kỳ 6) potx

5 216 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 148,13 KB

Nội dung

Phép châm điều trị (Kỳ 6) 4- Chỉ định điều trị Phạm vi chỉ định của phương pháp này khá rộng rãi, hầu hết những chứng bệnh điều trị bằng châm cứu đều có thể xử lý được bằng kim “hoa mai”. Thí dụ: bệnh suy nhược thần kinh, viêm da thần kinh, viêm quầng, liệt nửa người, rụng tóc, đau nửa đầu, đái dầm, thấp khớp, viêm trường – vị mạn tính, đau dây thần kinh và một số bệnh phụ khoa. 5- Cần chú ý: a- Trước khi tiến hành điều trị, cần kiểm tra đầu mũi kim xem có cùng mặt bằng không và phải đảm bảo mũi kim không cong. b- Chú ý sát trùng kim và da bệnh nhân. c- Không dùng phương pháp điều trị này cho những trường hợp loét da, tổn thương do chấn thương hoặc các trường hợp cấp cứu. 9. Châm điện Châm điện được phát triển từ phương pháp thao tác bằng tay kết hợp dùng thiết bị điện. Vào khoảng năm 1934, Trung Quốc bắt đầu áp dụng châm điện. Phép châm điện dùng dòng điện nối vào kim sau khi đã châm qua da và đã gây được cảm giác. Hiệu quả trị liệu do tác dụng kích thích của châm cộng với tác dụng của dòng điện. Ưu điểm của phương pháp như sau: a- Thay thế cho thủ pháp châm kéo dài, tiết kiệm được thời gian. b- Có thể gây được kích thích mạnh hơn. c- Lượng kích thích có thể được điều chỉnh chính xác hơn. Có nhiều loại máy điện châm khác nhau. Hiện nay, thường dùng nhất là loại máy điện châm bán dẫn. 1- Thao tác Trước khi sử dụng, ta hãy tìm hiểu đặc điểm tính năng của máy điện châm. Sau đây là những điểm hướng dẫn: a- Sau khi kim đã châm qua da và gây được cảm giác, nối hai đầu dây điện vào thân của hai chiếc kim. b- Trước hết, điều chỉnh điện thế về số “0”, sau đó mở điện và điều chỉnh dần đến lượng điện thế cần thiết. (nếu cần kích thích mạnh, phải căn cứ vào khả năng thích ứng của bệnh nhân). c- Thời gian điều trị: Trung bình từ 10 đến 20 phút. Đối với một số bệnh có thể kéo dài 30 phút. d- Sau khi điều trị, đưa điện thế về số “0”, và tắt điện. e- Trong quá trình điều trị, sau một vài phút, bệnh nhân có thể thích ứng với kích thích, cảm giác kích thích cảm thấy yếu dần đi, lúc này có thể tăng dòng điện cho thích hợp, thay đổi bước sóng và tần số để có dòng điện dao động phù hợp. Như vậy, ta sẽ tránh được tình trạng kích thích đối với bệnh nhân. 2- Chỉ định điều trị Châm điện được áp dụng thích hợp trong những chứng bệnh có thể điều trị bằng châm cứu đơn thuần. Đặc biệt những chứng đau dây thần kinh, liệt thần kinh có thể đạt nhiều kết quả. Trong tác dụng giảm đau và chống co thắt, châm điện có hiệu quả tốt hơn châm cứu. Đối với bệnh nhân bị bệnh tim nặng, phải cẩn thận khi dùng phương pháp này. 3- Cần chú ý a- Châm điện gây kích thích khá mạnh, do đó phải ngăn ngừa choáng xảy ra. Cần đề phòng cong kim hoặc gẫy kim, vì châm điện thường gây co thắt mạnh các cơ. b- Điều chỉnh điện thế tăng dần để tránh kích thích tăng đột ngột. c- Trong quá trình điều trị, có thể có hiện tượng cơ co thắt từng nhịp hoặc co giật nhẹ, gây cảm giác tê dại, căng tức. Đó là những hiện tượng bình thường. d- Khi áp dụng châm điện ở vùng mặt hay các vùng bên dưới khuỷu tay và đầu gối, không nên dùng dòng điện quá mạnh, vì những vùng này rất nhạy cmả với kích thích điện. 10. Bì phu châm Có hia loại kim: kim bì phu và kim gài dưới da. Có loại giống đinh bấm; có loại có chuôi cầm, hình dạng như hạt lúa. Một chiếc hào châm nhỏ cũng có thể gài dưới da được. Loại đinh bấm thường dùng ở loa tai. Khi châm, phải sát trùng tại huyệt đã chọn, dùng kẹp giữ kim, cắm kim thẳng góc và cố định với băng dính. Loại châm hình hạt lúa hay hào châm nhỏ, có thể áp dụng tại mọi bộ phận cơ thể. Phương pháp châm cũng tương tự như trên, chỉ khác là kim châm ngang hoặc châm chếch dưới mặt da, sau đó cố định với băng dính. Phương pháp này chủ yếu được chỉ định cho những bệnh mạn tính, kéo dài, chứng đau nhức. Để tránh nhiễm trùng, cần sứat trùng tại chỗ. Không nên áp dụng phương pháp này tại những huyệt gần ổ mủ. Thời gian gài kim có thể từ một đến bảy ngày. . Phép châm điều trị (Kỳ 6) 4- Chỉ định điều trị Phạm vi chỉ định của phương pháp này khá rộng rãi, hầu hết những chứng bệnh điều trị bằng châm cứu đều có thể xử lý. tình trạng kích thích đối với bệnh nhân. 2- Chỉ định điều trị Châm điện được áp dụng thích hợp trong những chứng bệnh có thể điều trị bằng châm cứu đơn thuần. Đặc biệt những chứng đau dây thần. cấp cứu. 9. Châm điện Châm điện được phát triển từ phương pháp thao tác bằng tay kết hợp dùng thiết bị điện. Vào khoảng năm 1934, Trung Quốc bắt đầu áp dụng châm điện. Phép châm điện dùng

Ngày đăng: 06/07/2014, 05:20